Bảo tồn thiên nhiên » Động vật
Chi tiết loài
Tên việt nam: Tu hú
Địa danh: Chưa xác định
Cấp bậc sinh giới
Ngành: Chim
Bộ: Cu cu (tên khoa học là Cuculiformes)
Họ: Cu cu (tên khoa học là Cuculidae)
Thuộc: Thông thường
Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)
Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm hình dạng: Chiều dài thân: 43 cm. Thường nghe tiếng kêu nhiều hơn là quan sát thấy chúng trong thiên nhiên. Đuôi dài và đôi cánh ngắn, tròn. Mỏ có màu xanh trái cây và mắt đỏ. Chim đực: Bộ lông đen tuyền có màu xanh ánh thép. Chim đực non giống chim cái nhưng có màu đen trong mùa thu đầu tiên. Một số ít chim đực non giữ lại vằn cho mùa xuân năm sau. Lớn hơn Cu cu đen. Chim cái: Màu nâu sẫm, có đốm và vằn nâu sẫm.
Tiếng kêu: ‘Kou-el’ lặp đi lập lại từ 5-10 lần; cũng có tiếng kêu như tiếng chuông rung to gồm 8 âm nhắc đi nhắc lại. Tu hú thường bắt đầu kêu từ lúc sáng sớm.
Đặc điểm sinh học – sinh thái: Tu hú sống ở rừng thưa, kể cả rừng tràm, thảm cây bụi trống trải, vùng canh tác và vườn cây ăn quả.
Phân bố địa lý:
Việt Nam: Khắp các vùng trong cả nước. Phân bố đến độ cao khoảng 1.200 m.
Giá trị:
Tình trạng: Loài định cư phổ biến. Tuy nhiên vùng Đông Bắc có thể có quần thể di cư bay qua.
Số lượng loài nầy còn rất ít, xuất hiện khu Rừng đồi núi, khu rừng Tràm và nông thôn tỉnh An Giang. Cần thông báo nghiêm cấm săn bắt dưới bất kỳ hình thức nào và phổ biến đến cộng đồng dân cư biết để cùng chung tay bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Bành Thanh Hùng,
Nguồn: Trung tâm Đa dạng sinh học, Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2000). Chim Việt Nam. NXB Lao Động – Xã Hội.Nguồn ảnh: http://birding.in; http://commons.wikimedia.org
Video
Cá sấu thương phẩm
- Kỹ thuật nuôi rùa
- Rắn Ráo Trâu
- Nông nghiệp bền vững
Tra cứu Động vật – Thực vật
Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.
.:: Tổng số truy cập ::.