» Cá La hán có thể sống chung với cá khác

Bản tính của cá La hán rất dữ dằn và hung hãn. Bất cứ lúc nào nó cũng sẵn sàng lao vào tấn công, cắn xé, đuổi đánh tất cả những con cá khác, dù là đồng loại của nó léo lánh đến khu vực sinh sống của nó. 

Nội dung trong bài viết

  • 1. Cá La hán sống chung cá chép
  • 2. Cá La hán sống chung cá trê
  • 3. Cá La hán sống chung cá lau kiếng

Tính hung hãn đó của cá La bán bắt nguồn từ ý thức bảo vệ lãnh địa riêng của nó, khu vực mà nó tự cho mình có quyền tự do tung hoành săn mồi để sinh tồn, và bảo vệ cho thế hệ sau.

Vì lẽ đó, khi cá La hán sắp sửa bước vào lứa tuổi trưởng thành, tốt nhất ta nên nuôi riêng mỗi con một hồ vì từ lứa tuổi này trở về sau tính hung dữ của nó bộc lộ rất mạnh. Hễ nuôi chung thì thế nào con lớn cũng đánh đuổi và giết chết, thậm chí nuốt chửng con bé vào bụng; con mạnh sẽ cắn con yếu hơn nó, không chết cũng… trầy vi tróc vẩy, có vớt ra kịp thời để dưỡng nuôi cũng mất một thời gian dài mới bình phục được.

ca-la-han-len-mau

Khi cá còn nhỏ thì chúng biết sống hợp quần với bầy đàn, chùm nhum lại thành từng đám. Nhưng khi con nào thân xác đã bằng ngón tay thì bắt đầu trở mặt, đấu đá nhau. Đó là lúc phân biệt được giới tính của chúng tương đối dễ dàng và bắt ra nuôi riêng.

Thế nhưng, kinh nghiệm cho nhiều người thấy những con cá lứa mới lớn này ta có thể nuôi năm mười con chung hồ vẫn được, nếu ta biết áp dụng những điều sau đây:

Trong hồ kiếng phải thả vào những viên đá, viên sỏi, để cả dùng những thứ đó mà tự định ranh giới cương thổ riêng cho mỗi con. Tất nhiên hồ phải rộng, sao cho cương vực của mỗi con ít ra cũng được bốn năm tấc vuông để chúng tự do lui tới trong đó. Khi có những viên đá, viên sỏi to trong hồ, các cá liền bơi lại dùng miệng ngậm chặt rồi lại dời vào vị trí quanh nó, coi như là lãnh địa riêng không cho cá lạ xâm phạm. Vì vậy, dù hồ nuôi có lớn mà để trống không thì cũng chẳng ích gì, không thể ngăn cản được tính hiếu chiến của cá La hán mạnh giết chết cá yếu.

Trong một hồ kiếng lớn, rộng mà tạo bố cục phức tạp bằng những vật liệu trang trí như hòn giả sơn, cây thủy sinh, cố tình chia ô ra sẵn, mỗi chú cá thả nuôi trong đó cũng tự chiếm lấy một nơi để làm lãnh thổ của mình. Sự đánh nhau thỉnh thoảng có thể xảy ra, nhưng mức độ không đến nỗi quyết liệt như cùng nuôi chung nhiều con trong một hồ trống .

Ta có thể nuôi cá La hán chung với những giống cá sau đây, tuy không dám chắc là “sống chung hòa bình” với nhau được, nhưng mỗi con đều có cách để “né” được nhau:

1. Cá La hán sống chung cá chép

ca-chep-va-ca-la-han

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus Carpio là giống cá nước ngọt, cũng là loại cá kiểng do có thân mình thon thả, đầy đặn và nhất là màu sắc đa dạng như Chép vàng, chép bạc, chép xanh, chép đen. Cá chép nuôi hồ cũng lớn con bằng hoặc hơn cá La hán. Do bản tính của cá chép hiền, thường kiếm ăn trên tầng mặt, và hễ vừa thấy động, có thể bị nguy là nó liền đổi hướng lủi nhanh ra khỏi ranh giới của con cá La hán.

2. Cá La hán sống chung cá trê

ca-tre-nuoi-chung-ca-la-han

Cá trê không phải thuộc loại cá cảnh nhưng nuôi trong hồ chung với cá La hán vẫn có lợi vì giống cá này chuyên ăn mồi ở tầng đáy, và ăn tạp với thức ăn thích khẩu là thức ăn đã thối rữa do cá La hán ăn còn thừa lắng dần xuống đáy hồ. Nói cách khác, nuôi cá trê chung với cá La hán có lợi ở điểm giúp môi trường sống được trong sạch hơn. Lợi điểm của cá trê là chỉ xuất hiện vào ban đêm, chủ yếu ăn mồi vào ban đêm như lươn còn ban ngày nó tìm nơi kín đáo để ẩn mình, vì vậy tránh được sự truy đuổi của cá La hán.

3. Cá La hán sống chung cá lau kiếng

ca-lau-kieng-ca-la-han

Cá lau kiếng (Plecostomus), tên tiếng Anh là Suckermouth catfish là loại cá cảnh được mô tả như một máy hút bụi cho hồ cá, vì nó không những dọn sạch hồ, chùi kiếng hồ sạch sẽ, ăn rêu bám trên vách hồ và ăn cả chất thừa, chất thải của cá La hán nuôi chung hồ.

Vì công năng của loại cá này cần thiết cho việc vệ sinh hồ cá cảnh như vậy nên hồ nuôi cá La hán cần phải nuôi một vài con cá lau kiếng.

Bản tính cá lau kiếng rất nhút nhát, chỉ khi nó cảm thấy môi trường sống chung quanh thực sự yên tĩnh thì nó mới ló dạng ra để lo công việc lau kiếng của nó. Khi bị động nó sẽ tìm chỗ khuất để ẩn trốn ngay. Hơn nữa, cá lau kiếng cũng như cá trê thường ăn mồi ở tầng đáy, nên cá La hán nuôi chung hồ cũng khó khăn trong việc truy đuổi nó được. Một điểm thuận lợi nữa là da cá lau kiếng khá dày, cắn mổ được cũng là việc trần thân chứ không dễ dàng gì.

Tốt nhất nên chọn cá lau kiếng hơi lớn con một chút. Thân mình bằng nữa con cá La hán cũng không sao. Tính nó vừa nhát vừa hiền, mặc dầu mới nhìn trông rất dữ.

Cá lau kiếng có nhiều loại: loại có kích cỡ nhỏ khi trưởng thành chừng 50cm là Microglanis poecilus, và loại lớn Plecosmus loricariidea, khi trưởng thành có chiều dài khoảng trên dưới nửa mét và nặng tới vài ba kí lô.

Vậy, tùy vào ý thích và nhu cầu mà quý vị có thể chọn nuôi một trong những giống cá trên chung với cá La hán.

Rate this post

Viết một bình luận