» Cá vàng là loài cá cảnh quan trọng

Địa vị, giá trị của cá vàng trong các loài cá, trong doanh nghiệp thời hiện đại

Cá vàng thuộc loại cá cương, cá chép, cá diếc, mắt cá chép.

Nội dung trong bài viết

  • Địa vị, giá trị của cá vàng trong các loài cá, trong doanh nghiệp thời hiện đại
  • Nguồn gốc và quê hương của cá vàng

Cá cương thuộc động vật á môn có xương sống, gồm nhiều chủng loại có quan hệ mật thiết với đời sống con người. Hiện nay, chúng có khoảng 2,4 vạn loại phân bố khắp thế giới. “Mắt cá chép “là loại thứ hai trong các loại cá cương. Hiện nay, ta mới biết khoảng hơn 5000 loại, chủ yếu sống ở những vùng có nước ngọt là loại cá vàng lớn nhất do con người nuôi dưỡng.

Từ ngoại hình, ta thấy cá chép và cá vàng khác biệt nhau rất ít vì hai loại này đồng chủng, đồng tên. Các sách cổ ghi chép lại cho biết cá vàng do cá chép phát triển thành.

Cá rồng đầu sư tử gấm đen

Chứng cứ cho thấy:

Bất kỳ cá vàng loại nào giao phối vỏi cá chép thế hệ con của nó đều phát triển bình thường.

Cá vàng cỏ gần như không khác cá chép kể cả về màu sắc. Bình thường, không thể phân biệt được, từ lúc mới nở cho đến khi trưởng thành hình thể cá hoàn toàn như nhau.

Nhà sinh vật học Thạch Nguyên nổi tiếng của Nhật Bản công bố qua các xét nghiệm rằng máu cá vàng và cá chép cùng loại.

Cá vàng là loài cá cảnh để thưởng thức vì màu sắc và hình thể rất đẹp, dáng bơi uyển chuyển thanh nhã, tính tình ôn hoà. Trong công viên, nơi phòng khách, trong gia đình, bể cá vàng là bồn cảnh chủ yếu được nhiều người ưa thích. Tại thị trường trong ngoài nước, thương trường quốc tế, cá vàng đã phát triển thành mặt hàng cao cấp ngày càng có nhu cầu lớn cả về số lượng và chất lượng, chủng loại mới.

Cá hình trứng bạch kim mắt ngọc đỏ

Thị trường Hồng Kông thích loại cá Vàng mắt rồng, đuôi bướm màu đỏ và màu hồng. Nhật Bản thích loại cá Vàng đầu “lân’’, đầu mào hạt đỏ… Người Châu Âu lại thích loại cá Vàng mắt rồng, đuôi to. Nhũng nhà chuyên kinh doanh cá cần hiểu biết phong tục tập quán cũng như sở thích từng nước để lựa chọn từng loại cá Vàng phù hợp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay, không ít các nhà chuyên kính doanh cá ở Trung Quốc đã trở thành triệu phú. Ở thôn Giang Hải tỉnh Triết Giang có trên 10 hộ chuyên nuôi cá vàng xuất khẩu. Năm 1980-1986, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 20 vạn USD. Ở Phúc Châu, có mấy anh em bỏ ra hơn hai mẫu đất để nuôi cá vàng, mỗi năm thu hai vạn USD. Ở Thượng Hải có chợ bán cá vàng, có con bán đến giá 300 USD. Bắc Kinh đã từng tham gia triển lãm cá vàng do Mỹ tổ chức với hàng trăm đôi cá loại đầu sư tử đỏ. Chỉ 3 ngày sau, cá đã bán hết, có đôi cá giá lên tới 1200 USD.

Địa vị của cá vàng trên thị trường quốc tế được đánh giá cao. Hàng năm, ở Nhật, tiền thu nhập do bán cá vàng lên tới hàng triệu USD.

Nguồn gốc và quê hương của cá vàng

Cá vàng là loại cá màu vàng, do cá chép hoang dã được con người đem nuôi dưõng mà phát triển thành.

Cá chép nguyên gốc ở Châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản sớm được nuôi dưõng thành công.

Tù đời Tấn, người Trung Quổc đã chọn nuôi cá màu vàng để thưởng ngoạn.

Đến đời Đường, người ta đã đem nuôi cá trong bể, cá chép đã trở thành loại cá mới, đó là cá vàng.

Đời Tống, nội cung trong hoàng cung ở Tô Châu xây nhiều bể cá cảnh. Từ đó, cách nuôi cá cũng đuọc quan tâm cải tiến.

Đời Minh, cá vàng hoàn toàn trỏ thành loài cá hai đuôi.

Đến năm 1726, cá vàng ở Trung Quốc không còn là loài đặc chủng nữa. Nó được phối hợp lại tạo thành nhiều loại, có loại cá mắt lồi, cá “ngưỡng thiên” (mắt nhìn lên trời), cá đầu sư tử (cá đầu lân), cá đầu ngổng, đầu hình cầu…

Hơn bốn trăm năm trước, khoảng năm 1502, cá vàng vào Nhật Bản, thế kỷ 17 tới châu Âu, thế kỷ 19 tới Mỹ. Toàn thế giới đều thừa nhận cá vàng có nguồn gốc quê hương ở Trung Quốc.

Rate this post

Viết một bình luận