» Chuẩn bị nước nuôi cá Rồng

Nước là thành phần rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá Rồng nói riêng vì vậy cần phải chuẩn bị kỹ nguồn nước nuôi cá Rồng

Nội dung trong bài viết

  • Nguồn nước

  • Phương pháp lọc nước

    • Lọc bằng máy lọc
  • Máy lọc bể

  • Đo pH, độ cứng (dH), nhiệt độ của nước

Khi có ý định nuôi cá Rồng, bạn phải thực hiện những công việc gì để có một bể cá như ý muốn? Phần này sẽ hướng dẫn người nuôi thực hiện qui trình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng để có một bể cá rồng như ý muốn. Qui trình này bao gồm các công việc như xử lý nguồn nước, chọn bể nuôi, trang trí bể cá, chọn cá giống và thả cá vào bể.

Nước là thành phần rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá Rồng nói riêng. Môi trường nước kém chất lượng, chứa độc tố hay vi khuẩn dễ làm cho cá bị bệnh. Độ pH hay nhiệt độ của nước không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá Rồng.

Nguồn nước

Tùy theo địa phương (thành thị hay nông thôn) mà người nuôi cá Rồng có thể sử dụng một trong các nguồn nước sau: nước máy; nước giếng; nước sông.

Nước máy

Ở thành thị, nước máy là loại nước thường dùng trong sinh hoạt. Đây là loại nước tương đối tốt cho việc nuôi cá nước ngọt nói chung và cá Rồng nói riêng.

Trong nước máy chứa hàm lượng Clo rất cao, không thể dùng trực tiếp để nuôi cá được. Vì vậy, phải khử Clo trong nước trước khi dùng nuôi cá. Việc khử Clo có nhiều phương pháp, nhưng phương pháp đơn giản nhất là “làm mát nước”, cách làm như sau: cho nước vào một cái thau lớn rồi đem đặt ngoài trời khoảng 24 – 48 tiếng đồng hổ để làm mát nước. Nhờ sự lưu thông của không khí, khí Clo trong nước sẽ bốc hơi; đồng thời cách làm này sẽ tăng lượng oxy trong nước.

Nước giếng

Ở nông thôn, nếu không có nước máy cũng có thể sử dụng nước giếng để nuôi cá. Nước giếng tương đối cứng nhưng nhiệt độ thì ổn định.

Trước khi sử dụng nước giếng nuôi cá phải “làm mát nước” trên 12 tiếng nhằm làm cho nhiệt độ của nước tương đương với nhiệt độ trên mặt đất, đồng thời làm tăng lượng oxy trong nước.

Nước sông

Nước sông thuộc loại nước thiên nhiên, tương đối mềm nhưng lẫn nhiều tạp chất dễ gây hại cho sức khỏe của cá. Do vậy, phải lọc bỏ tạp chất trong nước trước khi dùng để nuôi cá.

Nước sông chứa nhiều thức ăn thiên nhiên, có thể giúp màu sắc của cá Rồng trở nên tự nhiên hơn.

Phương pháp lọc nước

Phương pháp “làm mát nước” trình bày ở trên mới chỉ khử khí Clo trong nước mà thôi, trong nước có thể còn độc tố, tạp chất và vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Để có một nguồn nước đảm bảo an toàn cho cá Rồng phải lọc bỏ đi độc tố, tạp chất và vi khuẩn. Ở đây trình bày bốn cách lọc: lọc bằng than hoạt tính, lọc bằng các vật liệu đơn giản, lọc bằng máy lọc, và dùng máy lọc bể.

Lọc bằng than hoạt tính

Than hoạt tính có dạng hạt màu đen, bề mặt có những lỗ nhỏ. Than hoạt tính hút thấm rất tốt, đây là nguyên liệu thường được dùng trong các bể cá cảnh. Có thể mua than hoạt tính ở các tiệm cá cảnh.

1 kg than hoạt tính có thể hút thấm được một diện tích khoảng vài trăm cm2. Thời gian tiếp xúc nước của than hoạt tính càng lâu thì khả năng hút thấm càng cao, nghĩa là chất lượng nước sau khi lọc càng tốt.

 

Khi lọc bằng than hoạt tính cần lưu ý:

– Phải rửa sạch than hoạt tính trước khi cho vào bể.

– Nên bỏ dưới đáy màng lọc một lớp bông gòn dày khoảng 2 đến 3 cm rồi mới cho than vào bể. Ở trên lớp than cũng bỏ một lớp bông gòn nhằm lọc hết những tạp chất có kích thước lớn. Lớp bông gòn và than hoạt tính phải được thay mới sau 2 đến 3 tháng.

Lọc bằng các vật liệu đơn giản

Các vật liệu như bông gòn, đá, xốp biển… đều có thể dùng để lọc nước. Đây là các vật liệu dễ tìm, dễ sử dụng mà giá thì rất rẻ.

Bông gòn: là loại sản phẩm hóa học, có dạng sợi nhỏ đan xen vào nhau, có tính thẩm thấu cao, có khả năng lọc nhiều tạp chất. Bông gòn thường dùng chung với than hoạt tính.

Than xỉ: là loại chất thải sau khi đốt lò hơi. Than xỉ không tan trong nước, hút thấm các hơi thối trong bể rất tốt.

Xốp biển: là sợi hóa học có nhiều lỗ hổng, có tính năng hút nước mạnh, có khả năng lọc những tạp chất lớn.

Đá: bao gồm đá sỏi, đá thạch anh, đá san hô… tất cả đều có tính năng lọc tạp chất rất tốt.

Lọc bằng máy lọc

Ngoài than hoạt tính và các vật liệu như bông gòn, đá… có thể sử dụng máy lọc nước. Khi máy lọc hoạt động, nước được đưa vào từ dưới lên qua các nguyên liệu lọc đặt trong máy, sau đó nước đi ra từ phía cửa trên.

Nên cho nước chảy vào máy lọc thật chậm để các nguyên liệu lọc có đủ thời gian lọc các tạp chất cần thiết và loại bỏ Clo, giảm độ cứng của nước, nhằm tạo ra nguồn nước có chất lượng tốt.

Máy lọc bể

Máy lọc bể thường có 2 loại: máy lọc qua lớp cát trong bể và máy lọc tuần hoàn loại nhỏ.

Máy lọc qua lớp cát trong bể

Máy lọc qua lớp cát chủ yếu dùng cho bể lớn. Nguyên tắc làm việc của máy là nuôi dưỡng vi khuẩn nitơ hóa ở lớp cát dưới đáy bể. Thông qua chức năng sinh học của vi khuẩn nitơ hóa, các hạt chất hữu cơ trong nước được phân giải, từ đó sẽ làm sạch nước.

Cách lắp đặt máy vào bể như sau: đặt ống nhựa PVC dưới đáy bể, trên ống nhựa cứ 10 cm cưa một miếng nhỏ. Dưới đáy bể tạo một cửa nước ra. Bề mặt ống nhựa đặt 2 lớp lưới cửa sổ, trên lớp lưới lại để đầy các viên đá nhỏ hoặc đá san hô dày khoảng 10 – 20 cm làm giường lọc lớp cát. Cửa nước ra dưới đáy bể dùng ống nối với bơm nước; cửa nước ra của ống bơm đặt ở hai bên phía trên của bể cảnh. Khi ống bơm làm việc, nước trong bể thông qua lớp cát thẩm thấu vào trong ống dưới đáy, đồng thời thông lưới phía dưới hội tụ vào cửa nước ra, bơm sẽ bơm nước ra và thông qua đường dẫn đổ nước vào lại trong bể, như vậy nước trong bể hình thành trạng thái lưu động tuần hoàn.

Máy lọc tuần hoán loại nhỏ

Máy lọc tuần hoàn loại nhỏ chủ yếu dùng cho bể cá cảnh, là loại thiết bị chủ yếu để làm sạch nước trong các bể kiếng nuôi dạng gia đình. Chiểu dài khoảng 5m, có thể đặt phía trên bể. Tấm lót trong máng lọc có lưới lỗ, phía trên phủ một lớp xốp biển, để than hoạt tính vào, phía trên than hoạt tính lại phủ một lớp xốp biển hoặc để than hoạt tính vào trong máng lọc, cửa nước vào của máng lọc thông qua một đoạn nhựa cong, nối với một bơm thay nước loại nhỏ. Sau khi nối nguồn điện, bơm thay nước sẽ dẫn nước vào trong máng lọc, nước từ tù chảy qua lớp than hoạt tính đồng thời từ trong lưới lỗ của tấm lót màng lọc chảy ra, như vậy nước trong bể hình thành một trạng thái lưu động tuần hoàn. Máy lọc nước tuần hoàn loại nhỏ thường mỗi ngày dùng 4 giờ, nước từ hỗn tạp sẽ trong sạch; lọc qua nguyên liệu xốp biển thường mỗi tuần rửa từ 1 – 2 lần, với than hoạt tính từ 1 – 2 tháng rửa 1 lần.

Đo pH, độ cứng (dH), nhiệt độ của nước

Nước dùng để nuôi cá Rồng không những đảm bảo không có độc tố và vi khuẩn mà còn phải có độ pH, độ cứng (dH) và nhiệt độ thích hợp. Người nuôi cá phải thường xuyên kiểm tra các thông số này nhằm có biện pháp điểu chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi.

Độ pH của nước

Yêu cầu về độ pH của nước

Cá Rồng thích nghi với môi trường nước có độ pH dao động từ 7 đến 7.5.

Có thể đo độ pH của nước bằng các cách sau đây:

Dùng thiết bị đo điện tử

Dùng giấy thử hóa học

Dùng dung dịch thử độ pH

Thay đổi độ pH của nước

Khi độ pH của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, bạn có thể sử dụng các cách sau đây để điều chỉnh độ pH.

Tăng độ pH:

Khi lượng chất thải của cá quá nhiều sẽ làm cho độ pH của nước giâm xuống (nhỏ hơn 6), dẫn đến giảm độ nitrate, khiến độ ammonia tăng, và nước bị ô nhiễm nặng. Trường hợp này phải tăng độ pH của nước, có thể sử dụng các cách sau:

– Thay nước: thay nước là công việc rất quan trọng đối với việc nuôi cá kiểng. Nên thay hàng ngày, tốt nhất là nên thay 100% nước nếu trong hồ không có thủy tảo, cát, sỏi… Nếu bể có hệ thống lọc nước tốt thì không nên thay hằng ngày mà 2-3 ngày thay một lần, vì thay nước nhiều lần dễ làm cá bị stress.

– Lọc nước: lọc nước, đặc biệt là lọc bằng than hoạt tính sẽ làm giảm nồng độ axit, dẫn đến tăng độ pH của nước.

Dùng dung dịch Natri Cacbonat: có thể cho vào bể một ít dung dịch Natri Cacbonat để tăng độ pH của nước.

Giảm độ pH:

Khi độ pH của nước cao hơn tiêu chuẩn, có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm xuống:

– Pha thêm nước máy: pha thêm vào bể một lượng nước máy (đã khử Clo) sẽ làm giảm độ pH của nước trong bể.

– Dùng than bùn:lấy một cục than bùn cho vào góc bể, độ pH của nước sẽ giảm xuống. Khi than bùn không còn làm cho nước có màu nâu nhạt là lúc than bùn hết tác dụng, phải thay thế cục than bùn khác.

– Dùng axit phosphoric: cho vào bể một lượng axit phosphoric loãng, sau đó đo độ pH, nếu độ pH vẫn còn cao thì tiếp tục cho axit phosphoric loãng vào bể cho đến khi độ pH đạt yêu cầu.

Ngoài các biện pháp nêu trên, có thể sử dụng dụng cụ thay đổi độ pH có bán tại các cửa hàng cá cảnh.

Độ cứng của nước

Độ cứng của nước là lượng khoảng chất và muối khoáng hòa tan trong nước.

Yêu cầu về độ cứng của nước: cá Rồng thích hợp với chất nước có độ cứng trung tính.

Tăng độ cứng của nước: khi độ cứng của nước nhỏ hơn 1 thì cá sẽ bị những khiếm khuyết về xương hay bị các dị tật liên quan tới mang cá. Trường hợp này phải cho thêm một lượng muối khoáng vào bể để tăng độ cứng của nước.

Giảm độ cứng của nước: khi độ cứng của nước quá cao, nên cho than bùn hay bèo tấm vào bể để hút bớt nồng độ canxi nhằm làm giảm độ cứng của nước.

Nhiệt độ của nước

Với cá Rồng, nhiệt độ của nước cũng rất quan trọng, nhiệt độ không ổn định sẽ dễ làm cho cá bị bệnh và chết. Nhiệt độ nước lý tưởng nhất của cá Rồng dao động trong khoảng 24 – 28°c.

Nhiệt độ của nước quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, hấp thụ và tiêu hóa của cá. Trường hợp này cần sử dụng máy sưỏi ấm để tăng nhiệt độ nước.

Nhiệt độ nước quá cao sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Do vậy, cần cung cấp nguồn oxy liên tục cho cá bằng cách sử dụng thiết bị sục khí oxy.

 

Rate this post

Viết một bình luận