” Ngụ Ngôn Là Gì ? Nghĩa Của Từ Ngụ Ngôn Trong Tiếng Việt – Thánh chiến 3D

Có lẽ tất cả chúng ta đều đã quên khái niệm truyện ngụ ngôn đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6, đến giờ nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn là gì vẫn trở nên vô cùng mới.

Đang xem: Ngụ ngôn là gì

Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là những câu truyện kể dân gian được thể hiện qua thể loại văn xuôi hoặc thơ về một đồ vật, loài vật, cây cối,… như một phép ẩn dụ triết lý hoặc luận lý.

*

Hay nói một cách khác, đó là những câu truyện ngụ ngôn chính là chuyện mà con người nói bóng gió chuyện đời, chuyện người nhằm nên lên luân lý. Những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Việt Nam như là: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, thỏ và rùa, đeo lục lạc cho mèo, đẽo cày giữa đường….

Cùng là một thể loại truyện ngụ ngôn nhưng ở mỗi một khu vực, mỗi một quốc gia sẽ có những tên gọi khác nhau, cũng như vậy mà mỗi nơi sẽ có những đặc điểm dị biệt. Ở Pháp truyện ngụ ngôn gọi là Fable, ở Nga thì được gọi là basnia.

Phần kể truyện ngụ ngôn rất đa dạng, có thể kể như truyện cổ tích, như một giai thoại, điều này còn phụ thuộc nhiều hơn vào giọng văn của từng người, cảm xúc của của họ trong câu chuyện đó như thế nào.

Lịch sử truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là một thể loại lâu đời nhất, có thể nói thể loại này đã xuất hiện trước công nguyên trong kho tàn văn hóa các dân tộc của Ai Cập, Hy Lạp, Ấn độ, Trung Hoa,… xa hơn nữa, đó là những thể truyện gắn liền với một nửa truyền thuyết do Ezop sáng tác, những sáng tác có ảnh hưởng đến cả một vùng trung đông, phương Tây

*

Có lẽ truyện ngụ ngôn Trung Quốc gần nhất với truyện ngụ ngôn ở Việt Nam, nó giống như một ảnh hưởng không hề nhỏ. Ngụ ngôn là thể loại tồn tại trong tất cả mọi nền văn hóa, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo huấn, là một dạng văn học trung tâm, là tiêu chuẩn cho những thể loại văn khác như văn xuôi vùng Trung Đông.

Ở văn chương Kitô giáo và văn học Trung đại gọi là dụ ngôn, trong thời đó văn học được đại diện cho tâm thức đặc biệt như một tiếp nhận rất đặc thù. Đến cuối thế kỷ thứ 19, hầu hết những nhà văn đã xem xét đến tính kiệm lời, sự súc tích của ngụ ngôn là mẫu mực cho sáng tác của mình. Thế nên cho đến nay truyện ngụ ngôn không thuộc thể loại quá dài.

Những nhà văn chăm chú nhìn vào các truyền thống ngụ ngôn và dẫn đến sự xuất hiện thêm những tác phẩm kịch và những tiểu thuyết. Cấu trúc bên trong những tác phẩm này có xuất hiện ngụ ý bóng gió, kiểu hình tượng, tượng trưng và đặc biệt chú trọng đến lối đa nghĩa.

Xem thêm: Game Bắn Gà 24H – Download Game Bắn Gà

Sự xúc tích về nội dung mang đến cho người đọc truyện ngụ ngôn đó là mang nhiều hàm nghĩa trừu tượng, dấu hiệu về cấu trúc củng ảnh hưởng tới loại hình khác.

Ở Việt Nam, ngụ ngôn dân gian tồn tại và nhiều truyện đã trở thành điển cố văn học, như Đẽo cày giữa đường, Thầy bói xem voi v.v. Trong truyện ngụ ngôn có thể được kể lại bằng miệng hoặc thông qua văn viết.

Đặc điểm truyện ngụ ngôn

Trong suốt lịch sử của nhân loại đến nay truyện ngụ ngôn đã không thay đổi. Cho dù là tính chất, đối tượng và chức năng của nó, ngụ ngôn vẫn là một kiểu truyện phúng dụ bằng văn xuôi hoặc bằng thơ ngắn mang tính chất giáo dục cong người về mặt đạo đức. Tuy nội dung có thể là một việc chế giễu nào đó nhưng lại chứa một điểm tiêu cực bên trong đó.Đa số tất cả mọi thói xấu của con người, những nhược điểm đều được ví von qua các hình tượng của con thú, con vật, gia súc,…. phúng dụ ngụ ngôn dựa trên nhiều đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của những loài vật như thỏ thường đi với nhút nhát, cáo thường đi với sự ranh mãnh, hổ thì kèm với sự khỏe mạnh…

*

Tuy truyện ngụ ngôn ngắn gọn xúc tích nhưng lại bộ lộc được những hàm súc, giàu sức biểu hiện, và bộc lộ được bản chất của đối tượng.

Truyện ngụ ngôn không chỉ có ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít nhiều có ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc về chính trị, chẳng hạn các ngụ ngôn của Ezop, La Fontaine, các ngụ ngôn trong Luận ngữ, Trang tử, ngụ ngôn của Liễu Tông Nguyên, v.v.

Cấu trúc truyện ngụ ngôn

Hầu hết các tác phẩm ngụ ngôn được chia làm hai phần:

Phần thứ nhất: truyền đạt một hiện tượng hay một nhân vật, sự kiện buồn cười. Ví dụ như trong truyện “thầy bói xem voi” người hiện tượng mỗi nhân vật trong chuyện mô tả con voi hoàn toàn mang tính hài hước.

Phần thứ hai: là bài học đạo đức, bài học lý lẽ, phải trái được ẩn chứa trong cốt truyện. Ví dụ trong truyện “thầy bói xem voi”, ngoài yếu tố hài ở trên thì người đọc có thể rút ra bài học đạo đức lớn đó chính là luôn phải nhìn sự vật tổng thể, luôn biết lắng nghe và biết nhìn đứng vào vị trí của những người khác để hiểu một sự vật sự việc nào đó

Tuy vậy, không nhất thiết mọi tác phẩm đều có cấu trúc tương tự. Nhiều tác phẩm phần 2 bị lược đi, bài học tự nó thoát ra từ cốt truyện. Các bài học đó thường được đúc kết thành thành ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn.

Xem thêm: Top 9 Phần Mềm Làm Video Và Dựng Phim Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

Truyện ngụ ngôn chúng ta đều được học khá sớm, có lẽ vẫn có rất nhiều người chưa thể nhận thức được nhiều về cấu trúc trong phần hai của cấu trúc truyện ngụ ngôn. Đến giờ, bất kỳ ai đọc qua một câu truyện ngụ ngôn nào đó cũng đều dễ dàng cảm nhận hơn.

Rate this post

Viết một bình luận