Đây là bài soạn văn cụm động từ nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài cụm động từ trang 147 dễ hiểu nhất.
Bài viết này được đăng tại
freetuts.net
, không được copy dưới mọi hình thức.
I. Cụm động từ là gì?
Bài 1: Trang 147- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Các từ in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa nghĩa cho những từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Trả lời:
Những từ in đậm bổ sung cho các từ sau:
Đã, nhiều nơi: bổ sung cho từ đi
Cũng, những câu đố oái oăm: Bổ sung cho từ ra.
Bài 2: Trang 147- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.
Trả lời:
Nếu lược bỏ đi các từ in đậm thì những từ được bổ nghĩa sẽ trở thành tối nghĩa hoặc không có nghĩa.
Bài 3: Trang 147- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Tìm một cụm động từ. Đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với động từ.
Trả lời:
Đặt câu với cụm động từ : Đang đọc truyện.
- Đặt câu : Em và bạn đang đọc truyện
Nhận xét: Động từ làm vị ngữ trong câu
Cụm động từ cũng chính là vị ngữ của câu.
II. Cấu tạo của cụm động từ
Câu 1: Trang 148 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I.
Trả lời:
Mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu dẫn:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
đi
nhiều nơi
cũng
ra
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
Câu 2: Trang 148 ngữ văn lớp 6 tập 1
Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì?
Trả lời:
Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước là: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ…. Các từ này bổ sung cho động từ về các ý nghĩa quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hoạt động.
Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ phần sau là: xong, rồi, tốt, giỏi…. Các từ này bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hoạt động.
III. Luyện tập
Bài 1: Trang 148-149 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Tìm các cụm động từ trong những câu sau:
a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
(Em bé thông minh)
b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
(Em bé thông minh)
Trả lời:
Các cụm động từ trong câu trên là:
a) Còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b) Yêu thương Mị Nương hết mực
Muốn kén cho con một người chồng xứng đáng
c) Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thời giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Bài 2: Trang 149- ngữ văn lớp 6 tập 1
Chép các cụm động từ nói trên vào mô hình cụm động từ.
Trả lời:
Chúng ta có mô hình cụm động từ sau:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
còn đang
đùa nghịch
ở sau nhà
yêu thương
Mị Nương hết mực
muốn
kén
cho con một người chồng thật xứng đáng
đành
tìm cách giữ
sứ thần ở lại…
Bài 3: Trang 149- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1
Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn dưới đây. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh.
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan […]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.
(Em bé thông minh)
Trả lời:
Phụ ngữ “chưa”: mang ý nghĩa phủ định tương đối.
Phụ ngữ “không”: mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối.
Cả hai phụ ngữ trên đều nói lên sự thông minh tuyệt vời của em bé, khi cha cậu chưa biết phải làm như thế nào thì cậu đã đưa ra được câu hỏi làm khó lại viên quan, khiến ông ấy không thể trả lời được.
Bài 4: Trang 149- sgk ngữ văn tập 1
Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.
Trả lời:
Ý nghĩa của truyện treo biển: Truyện treo biển đã phê phán những người thiếu lập trường, quan điểm.
Cụm động từ của câu trên là: đã phê phán những người thiếu lập trường, quan điểm.
Kết lời: Chúng ta vừa tham khảo xong bài “Cụm động từ”, các bạn hãy học thuộc ghi nhớ phần sgk để ghi nhớ thêm phần kiến thức này nhé.