06 điều cần thực hiện khi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp – Zinwork

02/11/2021 –
Kỹ năng quản lý,
Quản lý nhân sự,

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp đang là một ngành nghề hái ra tiền hiện nay. Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này, cùng với đó là những khó khăn ban đầu. Hôm nay Zinwork sẽ gợi ý những điều cần thực hiện khi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn!

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp là gì?

06 điều cần thực hiện khi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Vệ sinh công nghiệp có thể hiểu là loại hình kinh doanh sự kết hợp giữa dọn dẹp vệ sinh thông thường và và vệ sinh hiện đại. Là sự kết hợp giữa dọn vệ sinh lau chùi bằng tay với máy móc thiết bị, dụng cụ hiện đại, các loại hóa chất chuyên dụng cùng với quy trình tối ưu tùy vào nhu cầu của khách.

Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, ngày nay các dịch vụ vệ sinh công nghiệp đang được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng để đảm bảo không gian làm việc trong sạch.

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp được chia làm 2 hình thức cụ thể

Làm sạch định kỳ: tổng vệ sinh công trình (làm sạch toàn bộ công trình từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Hoạt động mang tính chất không thường xuyên, bao gồm:

  • Dịch vụ tổng vệ sinh

  • Vệ sinh đánh bóng sàn

  • Dịch vụ giặt thảm/ ghế ăn phòng

  • Vệ sinh kính, khung nhôm, tường mặt trong, mặt ngoài

  • Vệ sinh sau xây dựng

Làm sạch hàng ngày: Là làm sạch, vệ sinh từng phần hoặc toàn bộ công trình đang sử dụng, hoạt động mang tính chất lặp lại thường xuyên hàng ngày.

Dịch vụ vệ sinh đang là ngành nghề rất hot trong những năm gần đây với nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao đặc biệt là các thành phố lớn. Cùng với xu hướng đó, hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh và ngày càng có nhiều đơn vị ra đời, với quy trình hiện đại, linh hoạt, chất lượng phục vụ cao.

Tuy nhiên nhu cầu là vậy, để mở được dịch vụ sinh lợi. Chúng ta không nên bỏ qua những điều cơ bản mà sau đây:

1. Xác định nhu cầu và phân đoạn thị trường mục tiêu nơi mình định mở

Đây là bước đầu tiên trong tiến trình và đóng vai trò quan trọng. Xác định nhu cầu và phân đoạn thị trường mục tiêu giúp ích rất nhiều trong khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tiết kiệm thời gian tiếp cận khách hàng sau này cho đội ngũ kinh doanh của công ty bạn. 

Dịch vụ vệ sinh chỉ phát triển ở những vùng thành phố. Nơi tập trung đông dân và đời sống người dân ở mức cao. Khi đó người dân mới có khả năng sử dụng dịch vụ vệ sinh của bạn. Chứ một vùng nông thôn bình yên sẽ không ai quan tâm đến dịch vụ vệ sinh của bạn làm gì. Vì họ không có nhu cầu hoặc có cũng không bỏ tiền ra thuê bạn.

2. Tiếp đến là chuẩn bị máy móc, trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ

06 điều cần thực hiện khi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh, còn gọi là vệ sinh công nghiệp. Đây là ngành nghề không đơn giản chỉ là dọn dẹp nhà cửa. Để dọn dẹp sạch sẽ một căn nhà, một công trình sau sửa chữa và xây dựng, đòi hỏi đội ngũ nhân công phải làm việc một cách khoa học và đúng trình tự đạt chuẩn.

Máy móc trang thiết bị, chất hóa học là yếu tố quan trọng nhất trong việc làm sạch và hỗ trợ đội ngũ dọn dẹp. Giúp quá trình làm sạch trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực hơn. Từ đó tối ưu hiệu suất làm việc, tăng doanh thu và quyết định mức lợi nhuận của bạn hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy móc phục vụ cho dịch vụ vệ sinh:

  • Máy hút bụi công nghiệp công suất lớn, loại máy này khỏe, hút bụi mạnh và hút luôn được cả nước.

  • Máy chà sàn công nghiệp, máy này để đánh và chà sàn, đánh bay các vết bám cứng đầu trên sàn nhà của bạn.

  • Ngoài ra còn nhiều loại chuyên dụng khác nữa như máy xịt áp lực, máy mài bằng tay, máy giặt thảm, máy sấy khô… Mỗi loại máy móc có một mức giá khác nhau. Tuy nhiên để sắm đủ bộ máy cần thiết cho một nhóm nhỏ cần khoảng 25-30 triệu đồng.

3. Nghiên cứu sức mạnh của đối thủ và xem xét lợi thế cạnh tranh của mình

Trước khi mở một dịch vụ vệ sinh công nghiệp, bạn nên tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Pete Cashmore có câu “Bạn nên học hỏi từ đối thủ cạnh tranh, nhưng đừng bao giờ sao chép” nghĩa là bạn nên tìm hiểu về đối thủ để từ đó rút ra bài học và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

Những lợi thế cạnh tranh là điểm khác biệt giữa công ty bạn với các đối thủ cạnh tranh và các điểm khác biệt này thường mang các đặc trưng cơ bản sau;

  • Đối với khách hàng:

    • Điểm khác biệt này phải mang đến lợi ích có giá trị cao

    • Phù hợp túi tiền và họ có khả năng chi trả được

    • Điểm khác biệt chỉ là điểm nhấn trong việc đốc thúc quyết định sử dụng dịch vụ chứ không ảnh hưởng mạnh nhất, để đạt được cần nhiều yếu tố.

  • Đối với đối thủ cạnh tranh: Chỉ học hỏi, không sao chép, không bắt chước

  • Đối với công ty của bạn:

    • Tích cực truyền thông điểm khác biệt này đến với khách hàng mục tiêu

    • Đảm bảo có điểm khác biệt này nhưng vẫn sản sinh ra lợi nhuận

4. Nghiên cứu giải pháp giao việc và quản lý đội ngũ nhân sự hiện trường

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều giải pháp giao việc và quản lý đội ngũ nhân sự hiện trường. Tuy nhiên, để lựa chọn một phần mềm phù hợp với đặc thù ngành nghề, giá cả phải chăng, thì chắc chắn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Giải pháp tối ưu nhất là sử dụng phần mềm quản lý công việc dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

vệ sinh công nghiệp

Sử dụng một phần mềm quản lý công việc phù hợp với đặc thù công việc có thể mang đến những lợi ích không ngờ tới, cụ thể:

  • Quản lý công việc và tiến độ nhanh chóng, trực quan hơn giúp rút ngắn thời gian

  • Quản lý, cộng tác nhân sự, tăng năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh

  • Giúp quản lý, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng toàn diện

  • Báo cáo tổng hợp, đánh giá hiệu quả, giúp tự do phát triển công việc kinh doanh và tiết kiệm chi phí cơ hội

Thay vì phải giao việc qua các group chat, tin nhắn cá nhân, gọi điện trực tiếp và thường xuyên gặp phải tình trạng quên việc sót việc, chồng chéo công việc, không nắm được luồng việc hiện tại để phân bổ trong tương lai thì lựa chọn một phần mềm quản lý công việc hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được kha khá thời gian và tiền bạc đấy!

06 điều

Đọc thêm:

 5. Bước tiếp  là Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu trong ngành dịch vụ vệ sinh được hiểu là tiến trình tạo dựng tên tuổi, hình ảnh, kí hiệu đặc trưng (logo, màu sắc…) giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, đối với ngành dịch vụ thì uy tín, sự tin tưởng của khách hàng được gây dựng từ chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ càng tốt thì uy tín càng được nâng cao. Muốn làm được điều đó, thì ngay từ những ngày đầu tiên chúng ta cần phải:

  • Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp và gắn bó với nghề. Nhân viên của bạn phải biết việc, giỏi việc, chăm chỉ và không ngại khó.

  • Chuẩn bị máy móc trang thiết bị đầy đủ. Phải lường trước những tình huống xấu xảy ra để kịp thời ứng phó.

  • Tuyệt đối không ngại khó và không chùn bước.

Ngoài ra để có một thương hiệu tốt thì giá cả cũng là điều nên quan tâm. Làm dịch vụ phải có lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận nên đi đôi với chất lượng. Không nên vì nhu lợi nhuận mà tăng giá một cách quá đáng. Làm vậy khách hàng sẽ không gọi bạn lần sau. Chí ít họ cũng có thể giới thiệu về dịch vụ của bạn.

6. Cuối cùng là quảng cáo, quảng bá dịch vụ

Quảng cáo dịch vụ có rất nhiều cách chẳng hạn như phát tờ rơi, nhờ bạn bè giới thiệu, quảng cáo trên các trang cá nhân, fanpage, tìm đến các nhà thầu, tham gia các diễn đàn, hiệp hội, đội nhóm liên quan. Đặc biệt là quảng cáo trên google, để làm được điều này bạn cần có một website để cung cấp các thông tin dịch vụ của mình. Từ đó, khách hàng sẽ nhìn thấy độ chuyên nghiệp của bạn.

Trên đây là kinh nghiệm về những điều cần thực hiện khi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong xây dựng và phát triển hoàn thiện doanh nghiệp của mình.

Giải pháp quản lý công việc ngành dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Zinwork cung cấp bộ giải pháp phần mềm quản lý công việc giúp sắp xếp công việc theo phương pháp Kanban ( VIỆC MỚI – ĐANG LÀM- ĐÃ XONG) giúp thống kê trình bày công việc từng cá nhân, bộ phận rõ ràng tập trung trên một hệ thống, thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hiệu suất nhanh chóng, trực quan

06 điều cần thực hiện

  • Dễ dàng tạo và giao nhận việc, đính thông tin và nguồn lực liên quan

  • Theo dõi tình trạng thực hiện công việc, xem lịch sử và tiến độ

  • Tương tác, nhận thông báo kịp thời mọi lúc mọi nơi

  • Chia việc phân quyền theo nhóm bộ phận hay phòng ban

  • Sử dụng được trên website và các thiết bị di động (iOS, Android)

  • Thống kê được mức độ hoàn thành của từng công việc để thúc đẩy xử lý công việc nhanh chóng

Ngoài ra, Phần mềm quản lý công việc còn tích hợp hầu hết các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, thu chi, quản lý kho, hồ sơ khách hàng, thông tin thiết bị trên một nền tảng thống nhất.

Đăng ký thông tin tại nút dưới đây để nhận được tư vấn miễn phí giúp tối ưu hóa quản lý công việc vận hành của quý doanh nghiệp nói riêng và quản lý công việc vận hành doanh nghiệp nói chung:

Nhận tư vấn, Demo MIỄN PHÍ ngay!

Tham gia group Facebook để tham khảo các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé!

Zinwork – Tự do không lo quản việc

Hotline: 0905 440 301

Địa chỉ: 114 Đồng Nai, P.15, Q10, TP HCM

Website: https://zinwork.com

Email: support@zinwork.com

Đọc thêm: 

Rate this post

Viết một bình luận