Nuôi rùa nước trong nhà. Rùa nước cảnh là loài vật khá dễ thương, mang đến cho người nuôi nhiều trải nghiệm khác lạ so với chó mèo. Tuy nhiên, để nuôi rùa nước khoẻ mạnh, sống lâu thì không phải ai cũng có biết. Rất nhiều bạn đã hỏi cách nuôi rùa nước bởi các bạn cứ nuôi là rùa bị chết. Bài viết sau đây xin hướng dẫn bạn đọc cách nuôi rùa nước trong nhà chuẩn nhất, từ môi trường sống đến cách chăm sóc. Điều này chắc chắn sẽ giúp các bạn chăm sóc tốt hơn cho chú rùa của mình.
Cách nuôi rùa nước trong nhà
Cách nuôi rùa nước trong nhà có nhiều vấn đề phức tạp hơn rùa cạn vì bạn phải xây dựng hoặc tạo chỗ ở phù hợp cho chúng. Bạn có thể sử dụng một chiếc bể thuỷ tinh với kích thước phù hợp với bé rùa nước của mình, bổ sung một vài tiểu cảnh cho sinh động tư sỏi, rong rêu,… Thường thì với rùa nước các bạn phải cần một chiếc bể tối thiểu có kích thước chiều dài tối thiểu bằng 4 đến 5 lần cơ thể chúng và chiều rộng khoảng 2 đến 3 lần. Như thế chúng mới có thể thoải mái di chuyển bơi lội trong chiếc bể này.
Nếu nuôi ngoài sân vườn thì bạn có thể xây một bể xi măng, thêm một vài tiểu cảnh non bộ để rùa nước có thêm không gian tắm năng, sinh hoạt. Các tiểu cảnh này nên lựa chọn sao cho giống với tự nhiên nhất sẽ khiến rùa thích thú hơn. Ngoài ra các bạn cũng cần phải chú ý đến ánh nắng mặng trời, mực nước và đặc biệt là rào chắn xung quanh để tránh rùa đi mất.
Về nguồn nước cho môi trường sống của rùa thì các bạn cần một nguồn nước sạch, không chứa clo. Nếu sử dụng nước máy thì các bạn cần phải sử dụng máy lọc, lọc qua nhiều lần để khử hết clo trong nước. Một số bạn thường dính vào lỗi khử clo không kỹ dẫn đến việc rùa không chịu được và bị chết rất nhiều.
Ngoài nước ra thì các bạn cũng cần một khu vực trên cạn để rùa có thể lên phơi nắng, nghỉ ngơi. Nếu nuôi trong bể cảnh thì cần có thêm đèn đèn UVB, thiết bị lọc nước, đèn sưởi… Lưu ý mức nhiệt độ lý tưởng của rùa nước thường là 23~30 độ nhưng cũng có một số loài lại thích sống ở nhiệt độ khác, các bạn cần hỏi rõ người bán trước khi mang rùa về nhà nhé.
Bể kính hay bể xi măng bạn cũng phải vệ sinh vài lần mỗi tuần để đảm bảo môi trường sống trong sạch và sức khoẻ của rùa luôn đảm bảo. Nếu không lưu ý vệ sinh bể, các loại vi khuẩn rất dễ xâm nhập môi trường sống của rùa và có thể gây ra hậu quả không mong muốn.
Thức ăn cho rùa nước
Rùa nước là loài ăn tạp nênthức ăn cho rùa nước cảnh không đòi hỏi quá cầu kỳ, chỉ cần mua các loại cá nhỏ, tôm tép và rau là được. Tuy nhiên, rùa cũng rất thích ăn các loại hạt như đậu hà lan, đậu bi vì chúng không có răng. Bên cạnh đó, rùa cũng rất thích ăn chuối hoặc dâu tây và bạn có thể bổ sung thêm khoáng chất cho chú rùa cảnh của mình với các sản phẩm có bán sẵn trên thị trường.
Về thành phần thức ăn cho rùa thì các bạn nên cho rùa ăn 1 nửa là rau xanh, trái cây, củ quả còn lại 25% thì bạn cho chúng ăn thêm tôm tép, cá, côn trùng và 25% còn lại thì cho chúng ăn thêm thức ăn có sẵn dành cho rùa. Ngoài ra thì các bạn cũng cần lưu ý một số thức ăn cho rùa không được ăn đó là thức ăn cho chó mèo, thức ăn có gia vị dành cho người, rau diếp cá, và đặc biệt là cơm… Nhiều bạn không biết thường cho rùa ăn cơm rất không tốt cho rùa. Khi cho ăn thì các bạn cũng nên cắt nhỏ thức ăn để rùa có thể dễ dàng ăn và tiêu hóa được chúng.
Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa
Một điều nữa bạn cần quan tâm trong cách nuôi rùa nước trong nhà đó chăm sóc và phòng bệnh cho chúng. Rùa nước thường bị cảm với nhiều triệu chứng nh chảy nước mắt, mũi và khó thở. Chính vì thế, cần lưu ý tới nhiệt độ của nước và vệ sinh thường xuyên.
Nếu rùa bị bệnh cần theo dõi sát sao, tìm hiểu và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Tuy chưa có bác sĩ riêng cho rùa nhưng bạn vẫn có thể mang bé tới bác sĩ thú y để khám bệnh. Nếu bạn chăm chút và nuôi rùa đúng cách thì chúng có thể sống rất lâu.
Xem thêm: Cách Nuôi Các Loại Bò Sát
Một số sai lầm thường mắc của người mới nuôi rùa
Cách nuôi rùa nước trong nhà của một số bạn thường mắc phải rất nhiều sai lầm. Sau đây là một số những sai lầm thường mắc phải và hướng giải quyết:
Sử dụng nước sạch trực tiếp (còn clo) để nuôi rùa khiến rùa bị chết. Khắc phục bằng cách sử dụng máy lọc để lọc sạch clo trong nước, phơi nước ra nắng để khử clo.
Thay nước liên tục khiến rùa không kịp thích nghi với môi trường sống. Thay nước cho rùa 2 ngày 1 lần và mỗi lần thay nên thay 20% đến 50% lượng nước trong bể. Nếu bể có hệ thống lọc thì 1 tuần các bạn thay nước 1 lần hoặc khi nào thấy bể bẩn thì thay. Thường thì nước bẩn rùa sẽ ít ăn hơn nên nếu bạn thấy rùa ít ăn thì lúc này lên thay nước cho rùa.
Không biết cho rùa ăn bao nhiêu là đủ. Cái này thì 2 ngày các bạn cho rùa ăn 1 lần và mỗi lần cho ăn 20 phút. Mỗi loài rùa có một tập tính khác nhau nên các bạn nên hỏi rõ người bán thì tốt hơn.
Cho rùa ăn thức ăn cũ, hỏng, là một số vấn đề các bạn nuôi rùa đang mắc phải rất nhiều. Cần chú ý về thực phẩm mà các bạn cho rùa ăn. Nếu thực phẩm để đông lạnh thì các bạn cần rã đông rồi mới cho rùa ăn nhé. Một số lưu ý về thức ăn khô sẽ khiến nước bẩn hơn nên các bạn chú ý và có thể cho chúng ăn ít thức ăn khô hơn.
Nước trong bể thấp không đủ để ngập mai rùa hoặc quá sâu khiến rùa không thích nghi được.
Không nên nuôi rùa trong môi trường điều hòa vì nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến rùa không kịp thích nghi với nhiệt độ.
Để rùa sống trong thời gian dài không có ánh nắng mặt trời, nếu nuôi trong nhà thì cần lắp đèn UVB cho rùa hoặc mang rùa ra tắm nắng mặt trời mỗi tuần tầm 7h. Nếu thiếu ánh nắng mặt trời rùa bị suy dinh dưỡng, cơ thể mềm, mai mềm…
Trên đây là một số bí quyết để cho các bạn có thể nuôi tốt rùa trong nhà. Với những hướng dẫn cách nuôi rùa nước trong nhà trên đây, Blog Vật Nuôi hy vọng đã mang tới cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm để nuôi được chú rùa nước khoẻ mạnh, đáng yêu.