1 Cốt thép đỡ tạm (Kingpost): – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 28 trang )

Công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng phương pháp Top – Down

thân ấy nữa. Số lượng các sàn mà cột thép chống tạm cần phải đỡ sẽ được lấy theo

tiến độ thi công phần thân nhà.

Các cột thép đỡ tạm sau này sẽ được bọc bê tông trở thành những cột chịu lực

của công trình. Việc tinh toán các cột này sẽ theo những phương pháp tinh toán và

quy định riêng. Trong thực tế người ta dùng thép I có gia cường thép góc hoặc ống

thép với khả năng chịu lực từ 200 – 1000 tấn.

Các cột thép đỡ tạm phải được đặt đúng vào vị trí các cột chịu lực của công

trình và thường được cắm sẵn vào các cọc khoan nhồi từ khi thi công cọc khoan nhồi.

Tuy nhiên, các cột thép chỉ thích hợp cho thi công các công trình có ít hơn 3

tầng hầm. Khi số lượng tầng hầm lớn hơn 5 thì việc sử dụng hệ cột thép như trên sẽ

không đủ khả năng chịu lực. Do hệ cột thép đỡ tạm phải đỡ được toàn bộ số tầng hầm

phía nên áp lực lên hệ cột này là rất lớn.

Để giải quyết vấn đề này, khi thi công nhà cao tầng có nhiều hơn 5 tầng hầm,

người ta thường sử dụng hệ thống cột chống tạm ống thép nhồi bê tông.

5.2

Vật liệu:

(a)

Bê tông:

Do yêu cầu thi công gần như liên tục nên nếu chờ bê tông tầng trên đủ cường

độ rồi mới tháo ván khuôn và đào đất thi công tiếp phần dưới thì thời gian thi công

kéo dài. Để đảm bảo tiến độ nên chọn bê tông cho các cấu kiện từ tầng 1 xuống tầng

hầm là bê tông có phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh để có thể cho bê tông đạt

100% cường độ sau ít ngày(theo thiết kế công trình này là 7 ngày) . Các phương án

sau :

• Tăng cường độ bê tông bằng việc sử dụng phụ gia giảm nước

Bổ sung phụ gia hoá dẻo hoặc siêu dẻo vào thành phần gốc , giảm nước

trộn, giữ nguyên độ sụt nhăm tăng cường độ bê tông ở các tuổi.

GVHD : Đỗ Thị Mỹ Dung

trang 12

Công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng phương pháp Top – Down

• Trong công trình này bê tông dùng phụ gia siêu dẻo có thể đạt 94%

cường độ sau 7 ngày . Cốt liệu bê tông là đá dăm cỡ 1-2 . Độ sụt của bê

tông 6 – 10 cm.

• Ngoài ra còn dùng loại bê tông có phụ gia trương nở để vá đầu cột , đầu

lõi thi công sau , neo đầu cọc vào đài … Phụ gia trương nở nên sử dụng

loại khoáng khi tương tác với nước xi măng tạo ra các cấu tử nở

3CaO.Al2O3.3CaSO4.(31-32)H2O (ettringite) . Phụ gia này có dạng bột

thường có nguồn gốc từ :

Hỗn hợp đá phèn (Alunit) sau khi được phân rã nhiệt triệt để ( gồm

các khoáng hoạt tính Al2O3 , K2SO4 hoặc Na2SO4 , SiO2) và thạch cao

2 nước (CaSO4.2H2O).

Mônôsulfôcanxialuminat 3CaO.Al2O3.CaSO4.nH2O , khoáng silic hoạt

tính và thạch cao 2 nước.

• Hàm lượng phụ gia trương nở thường được sử dụng 5-15% so với khối

lượng xi măng. Không dùng bột nhôm hoặc các chất sinh khí khác để

làm bê tông trương nở. Đối với bê tông trương nở cần chú ý sử dụng :

Cát hạt trung, hạt thô Mdl = 2.4 – 3.3;

Độ sụt thấp = 2 – 4 cm ; max = 8cm;

Kết hợp với phụ gia.

(b)

Vật liệu khác:

Khi thi công sàn – dầm tầng hầm thứ nhất, lợi dụng đất làm ván khuôn đỡ toàn

bộ kết cấu . Do vậy , đất nền phải được gia cố đảm bảo cường độ để không bị lún ,

biến dạng không đều . Ngoài việc lu lèn nền đất cho phẳng chắc còn phải gia cố thêm

đất nền bằng phụ gia . Mặt trên nền đất được trải một lớp Polyme nhằm tạo phẳng và

cách biệt đất với bê tông khỏi ảnh hưởng đến nhau.

GVHD : Đỗ Thị Mỹ Dung

trang 13

Công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng phương pháp Top – Down

Các chất chống thấm như vữa Sika hoặc nhũ tương Laticote hoặc sơn Insultec .

5.3

Hạ mực nước ngầm để thi công các tầng hầm:

Khi thi công các tầng hầm bằng phương pháp “TOP-DOWN” thường gặp nước

ngầm gây khó khăn rất nhiều cho việc thi công, thông thường người ta phải kết hợp

cả hai phương pháp là hạ mực nước ngầm bằng ống kim lọc và hệ thống thoát nước

bề mặt gồm các mương tích nước. hố thu nước và máy bơm. Việc thiết kế các hệ

thống hạ mực nước ngầm và thoát nước này phải được tính toán riêng cho từng độ

sâu thi công theo từng giai đoạn. Khi thi công cũng phải coi trọng và luân thủ đúng

yêu cầu thiết kế của công tác này.

5.4

Thi công đào đất, thông gió và chiếu sáng:

Trong các công trình áp dụng phương pháp Top – Down, khi tiến hành đổ sàn

của tầng trệt hay sàn các tầng hầm (trừ tầng hầm cuối cùng) người ta chừa hai đến ba

lỗ tại phần sàn ấy (trong đó có một lỗ là đường lên xuống của tầng hầm; thang bộ

hoặc thang máy) để vận chuyển đất lên.

Việc thi công các lỗ ấy trên sàn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thi công

đất (đào, vận chuyển đất khỏi hầm). Máy và các thiết bị đào, vận chuyển ở đây tuy là

loại chuyên dùng cho đào tầng hầm nhưng do sử dụng đất thay dàn giáo để đỡ ván

khuôn nên chiều cao đào cũng như độ mở gầu đào của máy vẫn bị khống chế.

Ngoài ra, các lỗ này còn đóng vai trò lớn trong việc chiếu sáng và thông gió.

Tuy nhiên, người ta vẫn phải lắp đặt các hệ thống chiếu sáng hỗ trợ, đồng thời phải

tính toán sao cho các luồng không khí tuần hoàn qua các lỗ và thuận tiện cho công tác

đất như đã nói bên trên.

GVHD : Đỗ Thị Mỹ Dung

trang 14

Công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng phương pháp Top – Down

5.5

Máy và thiết bị sử dụng trong quá trình thi công:

Do điều kiện thi công phức tạp, yêu cầu công nghệ cao nên việc sự dụng các

máy và thiết bị trong qua trình thi công là rất cần thiết. Tuy nhiên, các máy và thiết bị

phải được thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện làm việc phức tạp trong lúc thi

công: không gian chật hẹp; chiều cao bị giới hạn; thiếu ánh sáng và không thoáng

khí….

Có thể phân các loại máy và thiết bị thành các nhóm cơ bản sau:

• Phục vụ công tác đào đất phần ngầm: thường dùng các máy đào đất loại

nhỏ, máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, các công cụ đào đất thủ

công, máy khoan bê tông.

Tận dụng các lỗ chừa để thông gió, chiếu sáng và vận chuyển đất.

GVHD : Đỗ Thị Mỹ Dung

trang 15

Rate this post

Viết một bình luận