Lễ đính hôn có trao vàng không? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ thời gian gần đây. Ở mỗi vùng miền, phong tục cưới hỏi sẽ khác nhau và tùy thuộc rất nhiều vào sự thống nhất của hai bên gia đình mà các nghi thức sẽ được diễn ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Đám hỏi là gì?
Không kém phần quan trọng như đám cưới, đám hỏi được xem như một nghi thức mở đầu cho mối quan hệ hai bên gia đình cũng như cho chú rể và cô dâu. Đám hỏi không cần chuẩn bị qua cầu kì nhưng những nghi thức cần thiết là không thể bỏ qua đặc biệt phần trao nhẫn đính hôn.
Trang sức được sử dụng theo truyền thống sẽ là vàng gồm vòng cổ, hoa tai, nhẫn nhưng nhẫn có thể thay thế bằng chất liệu khác do cô dâu và chú rể quyết định. Đây được xem như lời cầu hôn chú rể dành cho cô dâu.
Mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức khác nhau, người miền Việt Nam ta luôn coi trọng những lễ nghi truyền thống nên hầu hết sẽ diễn ra một cách trang trọng, có sự tham gia của phụ huynh hai bên, họ hàng trong gia đình. Trong buổi lễ sẽ có những phần như đón khách, nghi lễ và đãi tiệc nhà trai.
Lễ đính hôn có trao vàng không?
Đám hỏi là một ngày quan trọng của cô dâu và chú rể, trong lễ này chú rể sẽ đeo nhẫn cho cô dâu. Chiến nhẫn sẽ được chú rể chuẩn bị từ trước và được trao trong nghi thức của đám hỏi như một cột mốc đánh dấu quan trọng cũng như sự đồng ý tác hợp của hai bên gia đình. Thời khắc chú rể trao nhẫn cho cô dâu chính là sự thừa nhận đồng ý về chung một nhà của cô dâu và chú rể.
Theo phong tục người Việt, vào hôm diễn ra đám hỏi những người tham gia không cần phải cho vàng cô dâu vàng, chỉ cần đến dự cùng với lễ vật nhà trai mang đến. Còn việc cho vàng chờ đến hôm đám cưới mới nên cho cô dâu và chú rể.
Đối với lễ vật nhà trai, một số gia đình có điều kiện kinh tế tốt sẽ mang thêm một món nữ trang để tặng cô dâu với ý nghĩa làm tăng thêm sự giàu sang, sung túc cho đôi bạn trẻ.
Phong tục này được một số vùng miền Bắc và miền Nam thực hiện trong lễ đính hôn. Quà nhà trai tặng cô dâu không cần quá cầu kỳ chỉ cần đơn giản. Có thể tặng cô dâu một chiếc vòng tay nhỏ, đôi bông tai hoặc một chiếc nhẫn đính hôn.
Tùy vào sở thích và điều kiện mỗi gia đình sẽ chọn ra món quà thích hợp nhất để tặng cô dâu. Khi ra mắt họ hàng hai bên, mẹ chú rể sẽ tặng nữ trang và tự đeo tay cho cô dâu.
Mẹ chồng trao vàng cho con dâu khi nào?
Theo phong tục từ xưa, sau khi thỏa thuận của hai bên gia đình, mẹ chồng sẽ tự tay đeo đôi bông tai cưới cho nàng dâu trong lễ đính hôn hoặc trong lễ cưới. Nhưng thường thì mẹ chồng sẽ trao vàng cho con dâu ở lễ cưới, còn lễ đính hôn có trao vàng không còn tùy thuộc vào mỗi gia đình..
Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao mẹ chồng đeo bông tai cho cô dâu mà không phải món nữ trang nào khác như dây chuyền, nhẫn, vòng tay. Và tại sao phải đeo bên nhà gái và trước lễ rước dâu. Khi đeo bông tai cho nàng dâu ở nhà gái mang ý nghĩa to lớn là mẹ chồng đã đích danh đến nhà và rước con dâu về nhà mình.
Đôi bông tai được xem là tín vật định ước của gia đình nhà trai. Là món quà dành tặng cho con dâu thể hiện sự trân trọng và yêu quý nàng dâu. Đây cũng là vật tượng trưng cho quan hệ bền lâu tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu, là sự kết nối yêu thương và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc lứa đôi.
Những việc nhà trai cần chuẩn bị cho lễ đính hôn
Lễ đính hôn là một ngày trọng đại của con trai nên việc chuẩn bị nhà cửa long trọng đón con dâu về là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản mà nhà trai cần phải chuẩn bị:
Trang trí nhà cửa, bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên luôn được ưu tiên chỉnh chu trong ngày trọng đại này. Bởi vì sau khi rước dâu từ nhà gái về sẽ tiến hành làm lễ ra mắt ông bà tổ tiên, họ hàng. Bàn thờ cần phải được thay khăn trải, hoa, mâm ngũ quả, rượu, nhang đèn,…
Sính lễ, trang sức cho con dâu
Sính lễ, trang sức cho con dâu là phần không thể thiếu mà mẹ chồng cần chuẩn bị cho con dâu. Tùy theo phong tục của mỗi vùng mà nhà trai sẽ quyết định số lượng tráp lễ. Thông thường số lượng tráp sẽ là số lẻ đối với miền Bắc là 3-5-7-9-11. Ở miền Nam theo số chẵn 4-6-8-10.
Lễ vật trong trap sẽ bao gồm: Trầu câu, trái cây kết hình Long-Phụng, thuốc lá, rượu, bánh phu thê,… Ngoài sính lễ, nhà trai còn phải chuẩn bị cho cô dâu của mình những món quà trang sức như: Khuyên tai, vòng tay, nhẫn,…Và mẹ chồng sẽ là người đại diện trao bông tai cho con dâu thể hiện lời chúc cho cặp đôi sung túc, hạnh phúc.
Tiền nạp tài
Chuẩn bị tiền nạp tài là một trong những nghi thức quan trọng nhất cần có trong lễ hỏi. Số lượng tiền nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hoặc sự thống nhất từ hai bên gia đình.
Trang phục cho chú rể và đội bưng tráp
Ở lễ đám hỏi, đội ngũ bưng tráp thường diện trang phục áo dài truyền thống hoặc đồ vest. Tuy nhiên, trang phục sẽ phụ thuộc vào sự thống nhất của nhà trai và nhà gái nhưng đội bưng tráp sẽ không được nổi bật hơn cô dâu chú rể.
Phương tiện di chuyển và đội ngũ quay phim
Vì lễ hỏi sẽ diễn ra tại nhà gái nên bên nhà trai cần chuẩn bị phương tiện di chuyển. Để thống nhất và tiện cho cả gia đình thì nhà trai nên thuê xe khách nhiều chỗ.
Đội ngũ quay phim sẽ có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong cả buổi lễ. Những khoảnh khắc hạnh phúc, quan trọng cần được ghi lại một cách chỉnh chu nhất. Vì vậy, nhà trai cần tìm dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo.
Tiền mừng cho đội bưng tráp
Sau khi lễ hỏi được tổ chức xong, nhà trai sẽ gửi bao lì xì cho đội ngũ bê tráp để thể hiện lòng biết ơn cũng như “mua duyên” lại lời chúc phúc cho cô dâu chú rể.
Những việc nhà gái cần chuẩn bị cho lễ đính hôn
Trang trí nhà cửa và bàn thờ gia tiên
Tương tự bên nhà trai, bàn thờ gia tiên của nhà gái cũng cần phải trang trí chỉnh chu từ khăn trải, đèn nhang, trái cây. Hiện nay các dịch vụ cưới hỏi sẽ hoàn thiện khâu tổ chức này nên bạn có thể yên tâm.
Trang phục cho cô dâu và dàn bưng tráp nhà gái
Thông thường ở lễ hỏi cô dâu sẽ chọn áo dài truyền thống màu đỏ. Vừa đơn giản vừa tôn được vẻ đẹp của người phụ nữ. Dàn bưng tráp cũng sẽ diện áo dài nhưng khác màu với cô dâu và đơn giản hơn để cô dâu được nổi bật nhất có thể.
Thuê đội ngũ chụp ảnh, quay phim
Đội ngũ quay phim bên nhà gái sẽ có nhiệm vụ ghi lại khoảnh khắc nhà trai đến làm lễ, đón dâu và bữa tiệc có sự góp mặt của dòng họ trong gia đình.
Tổ chức bữa tiệc nhỏ tại gia
Để đón nhà, trai đến, bên nhà gái cần phải chuẩn bị bữa tiệc nhỏ đầy đủ các món khai vị và món mặn. Sau khi làm lễ nhà trai sẽ ở lại dùng bữa và phát biểu trước khi đưa dâu về nhà. Bữa tiệc nhỏ nhưng đầy đủ các món ăn cần thiết thể hiện cho sự sung túc của đôi trẻ trong tương lai.
Bài viết đã trả lời được câu hỏi lễ đính hôn có trao vàng không? Mẹ chồng trao vàng cho con dâu vào khi nào? Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về lễ hỏi truyền thống của Việt Nam và có sự chuẩn bị tốt cho tương lai nếu bạn sắp tổ chức lễ đính hôn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Cẩm nang cưới hỏi tại Top1dexuat.com để cập nhật những tin tức thú vị nhé!
Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Lễ đám hỏi, Lễ đính hôn có trao vàng không? Mẹ chồng trao vàng cho con dâu vào khi nào? nhé!
5/5 – (1 bình chọn)