#1 Cá Thần Tiên Giá Bao Nhiêu ? Đặc Điểm Và Cách Nuôi Cá Thần Tiên # Top Trend

Một trong những loài cá cánh tuyệt đẹp nuôi trong bể thủy sinh đó chính là cá Ông Tiên. Và thanglon66.com cũng có một bể nuôi loại cá này, vì vậy hôm mình sẽ viết một bài về một số thông tin về cá ông tiên như các dòng, cách nuôi, sinh sản cũng như giá của chúng hiện nay bao nhiêu.

Bạn đang xem: Cá thần tiên giá bao nhiêu

Cá Ông Tiên là cá gì

Cá Ông Tiên hay còn gọi là cá thần tiên, tên tiếng anh là Pterophyllum scalare. Chúng là một loài cá cảnh nước ngọt khá phổ biến và sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Loại cá này du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và được nhiều người yêu thích và nuôi trong bể thủy sinh.

*

Cá Ông Tiên

Cá Ông Tiên sống theo bầy đàn vì vậy khi được nuôi trong bể thủy sinh thì đẹp không gì bằng. Một điều thú vị ở loài cá này chính là chúng bơi theo chiều dọc.

Về màu sắc, lúc đầu cá Ông Tiên có hai màu đen trắng nhưng sau này trải qua nhiều quá trình lai tạo và cho ra nhiều màu sắc sặc sỡ. Một số loại cá Ông Tiên với vẻ đẹp thước tha như cá ông tiên sọc đen, xanh, trắng, koi, ai cập (Altum), kim sa vàng, Albino,…

Đặc điểm cá Ông Tiên

Cá Ông Tiên có dáng tròn, vây bụng, vây lưng và vây bụng dài. Vì có những đặc điểm như vậy nên bơi rất chậm và uyển chuyển. Kích thước của loài cá này khi trưởng thành rơi vào khoảng 12 – 15 cm.

Tuổi thọ của cá Ông Tiên khá dài, nếu được sống trong mồi trường tốt và được chăm sóc tốt thì tuổi thọ của chúng có thể lên tới 10 năm.

Tỉ lệ phát triển của chúng theo thời gian là 0,5 – 1 cm thì mất khoảng 1 tháng. Nhưng khi chúng được khoảng 8 tháng tuổi thì tốc độ phát triển của chúng sẽ chậm lại theo thời gian.

Các dòng cá Ông Tiên

Cá Ông Tiên Koi

*

Cá Ông Tiên Koi

Cũng giống như cá Betta Koi, cá Ông Tiên koi được nhân giống để có màu sắc giống như cá Koi của Nhật Bản. Khi chúng còn là những chú cá con mới lớn, dưới mắt cá màu đỏ tươi và sẽ mờ dần khi cá trưởng thành.

Điều đặc biệt ở dòng cá Ông Tiên Koi đó là mật độ và độ sẫm màu trên thân của các mảng màu cam sẽ thay đổi phụ thuộc vào tâm trạng buồn vui của chúng. Nói đơn giản là khi cá Koi Ông Tiên bị căng thẳng thì các mảng màu sẽ sẫm hơn.

Vì thuộc giống lai tạo, trên thân và mắt cá Ông Tiên Koi không có sọc đen. Mà sẽ có những mảng hay chấm màu đen.

Ngoài ra, Cá Mún Koi cũng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Cá Ông Tiên đen (balck)

*

Cá Ông Tiên Đen

Chúng được nhân giống từ rất lâu và có chiều dài khoảng 15 cm. Dòng Ông Tiên đen sẽ có màu bạc hay hoa văn trên thân giống của ngựa vằn. Tuy nhiên mảng màu đen sẽ chiếm nhiều hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng, dòng cá Ông Tiên đen là biến thể được xem là đẹp nhất của cá ông tiên.

Cá Ông Tiên Ai Cập

*

Cá Ông Tiên Ai Cập

Loài này có tên gọi khác là cá Ông Tiên Altum. Là một dòng cá khá hiếm và rất ít để bắt gặp trên thị trường cá cảnh. Không giống như các dóng thông thường. Cá ông tiên Ai Cập có kích thước lớn khoảng 25 cm và có thân dẹp hơn, màu sắc cũng sẫm hơn nhiều.

Cá Ông Tiên Altum khá nhạy cảm với môi trường sống. Khi nuôi loài này cần phải có bể nuôi có kích thước lớn và đòi hỏi về chiều sâu.

Cá Ông Tiên Kim Sa Vàng

*

Cá Ông Tiên Kim Sa Vàng

Loài này được lai tạo để phục vụ nhu cầu chơi cá cảnh của mọi người. Trên phần lưng và cả vây lưng của cá Ông Tiên kim sa vàng sẽ có màu vàng. Các phần còn lại sẽ có màu trắng như những hạt kim sa. Kích thước của chúng cũng như các dòng khác và điều kiện sống cũng không khác gì mấy.

Cá Ông Tiên trắng

*

Cá Ông Tiên Trắng

Đây là dòng cá Ông Tiên với ngoại hình màu trắng, khá phổ biến và chúng có sức khỏe tốt nên rất dễ nuôi. Các sọc đen trên thân cá sẽ biến đổi đậm nhạt theo tâm trạng hiện tại của chúng. Đặc điểm dễ dàng nhận biết dòng cá này đó là thân cá phủ một lớp màu bạc khá đẹp mắt.

Trên thân cá Ông Tiên trắng có 3 sọc đen cơ bản. Một dọc chạy qua mắt và hai sọc đậm trên thân. Dòng này còn có điểm nổi bật đó là đôi mắt màu đỏ.

Cá Ông Tiên zebra

*

Cá Ông Tiên Zebra

Đây là một biến thể rất đẹp và thú vị. Trên thân có hoa văn giống như ngựa vằn. Cá Ông Tiên zebra khác với cá trắng ở chỗ, sọc đen trên zebra có tới 4 – 6 sọc. Một sọc đen chạy dọc qua mắt và 4 – 5 sọc trên thân. Mắt màu đỏ cũng là một điểm nổi bật của cá

Cách nuôi cá Ông Tiên đúng cách

Bể nuôi

Cá Ông Tiên có khích thước tương đối lớn, khi cá còn nhỏ chúng ta chỉ thấy size của nó chỉ bằng đồng tiền xu. Tuy nhiên khi nuôi được khoảng 1 năm thì kích thước của nó từ đỉnh vây lưng xuống hết vây bụng lên tới 12 – 15 cm. Đặc biệt đối với cá ông tiên Ai Cập (Altum) kích thước của nó có thể lên tới 25 cm.

Vì vậy cần phải có bể nuôi phù hợp, không nên vì tiết kiệm mà sau này phải tốn tiền mua bể mới. Kích thước tối thiểu để nuôi cá Ông Tiên đó là 120x50x50 (cm), trong đó 120 là chiều dài bể nuôi.

Trong bể nên trang trí thêm những cây thủy sinh, đá, sỏi,… để tạo môi trường sống thật tự nhiên cho cá. Dùng thêm hệ thống lọc nước để đảm bảo nước luộn sạch. Mỗi tuần nên thay nước 1 lần và chỉ nên thay khoảng 50% nước. Thay hết 100% cá sẽ bị sốc nước.

Bể nuôi nên được để ở nươi thoáng mát, yên tĩnh và đặc biệt không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Môi trường nước

Môi trường sống tự nhiên là nhiệt đới và thích nước ấm. Tuy nhiên cá Ông Tiên có thể chịu được khi nhiệt độ xuống khoảng 22˚C. Và nếu được chăm sóc tốt thì có thể chịu được 20˚ C. Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá Ông Tiên là khoảng 22 – 28˚C. Tiếp theo là độ pH khoảng 6 – 8 và độ cứng của nước khoảng 9 – 25.

Thức ăn cho cá Ông Tiên

Nhiều bạn tới bây giờ vẫn chưa biết ngoài thức ăn dạng viên thì cá Ông Tiên ăn gì. Trong tự nhiên chúng được xem là động vật ăn tạp. Chúng ăn tất cả mọi thứ vừa miệng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Bài Xì Lát Không Thua, Hướng Dẫn Chơi Xì Dách

Trong môi trường nuôi nhốt cá Ông Tiên tỏ ra không thích ăn những thức ăn dạng viên. Chúng chỉ thích thức ăn tươi sông như: trùn chỉ, ấu trùng, cá nhỏ, tép nhỏ, sâu,… Ngoài ra bạn cũng có thể cho cá ăn tim bò cái băm nhuyễn rất tốt cho cá.

Cá Ông Tiên ăn rất ít, vì vậy mỗi ngày bạn chỉ cần cho ăn một lần là đủ. Chúng có thể chịu đói 1 tuần mà vẫn không sao. Tuy nhiên để tốt cho sự phát triển của cá thì nên cho ăn đều đặn.

Những lưu ý khi nuôi cá Ông Tiên

*

Cách nuôi cá Ông Tiên khỏe mạnh

Khi bắt đầu nuôi cá Ông Tiên trong bể thủy sinh cần những xem qua những lưu ý sau đây

Cá Ông Tiên là loài cá không đớp phá cây thủy sinh nhưng hay luôn nhớ câu “cá lớn nuốt cá bé”. Có kích thước tương đối là lớn vì vậy chúng ăn dường như hết các loại sinh vật sống có kích thước nhỏ hơn miệng của chúng. Vì vậy cá hoặc tép cánh, đặc biệt là cá nê ông sẽ là miếng mồi ngon cho cá Ông Tiên.

Tuy là loài cá khỏe dễ thích nghi nhưng cá Ông Tiên không hề dễ dãi. Trong bể thủy sinh nên cần có hệ thống lọc để cá có thể sống khỏe mạnh. Không nên sử dụng lọc treo hay lọc thác để nuôi cá. Loài này ăn tạp thì chất thải ra cũng nhiều. Vậy nên tối thiếu nên sử dụng các loại lọc thùng. Nếu có điều kiện thì có thể chơi những bể công nghệ mới, sử dụng hệ thống lọc tràn dưới.

1 tuần 2 lần nên hút nước vệ sinh cho bể. Dùng một ống nước chuyên dụng và hút sạch phân cá có trong bể. Còn nhiều phân cá mắc trong cây thủy sinh khó hút thì bỏ qua vì những loại vi sinh có trong bể chúng sẽ xử lý những loại phân bân này.

Đối với cá Ông Tiên Ai Cập (Altum) thì khuyên bạn khi nào có đủ kinh nghiệm về cách nuôi thì hãy nuôi loài này. Vì thuộc hàng rất khó nuôi và điều khiện nuôi rất khắc khe.

Cá Ông Tiên nuôi chung với cá gì

Chỉ nên nuôi những loại cá có kích thước to hơn miệng của chúng. Cá Ông Tiên có thể nuôi chung với các loài cá như: Cá bảy màu, cá đuôi kiếm, cá 3 đuôi đầu lân, cá mã giáp, cá sọc ngựa,…

Ngoài ra trong bể nên nuôi chung cá Ông Tiên với các loại cá lau dọn, vệ sinh bể như: cá chuột, cá otto, cá lau kính.

Các bệnh của cá Ông Tiên

Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng

Đây là bệnh khá phổ biến, hầu hết tất cả các loài cá cảnh đều có thể bị bệnh này. Bệnh đốm trắng trên cá Ông Tiên với những biểu hiện như có những nốt trắng mọc đầy thân cá và lan ra khắp các vây.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do phát triển của kí sinh trùng. Để chữa được bệnh đốm trắng cho cá Ông Tiên cần dùng đến thuốc tím hoặc có thể tăng nhiệt độ trong nước lên 32 – 35˚C.

Bệnh Exophthalmia

Bệnh Exophthalmia

Khác với bệnh đốm trắng, khi cá Ông Tiên bị bệnh này sẽ bị nổi đốm đen, nổi u trên thân và bị mất vây. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do người nuôi lười thay nước và vệ sinh bể. Tạo điều kiện thuận lợi cho các ký sinh trùng phát triển. Nếu không chữa trị kịp thời, nặng nhất cá có thể bị nổ mắt do đục thủy tinh thể.

Để chữa bệnh này ở cá Ông Tiên cần phải lưu ý hỏi thăm người có kinh nghiệm để có phương pháp thích hợp và hơn hết nên thay nước thường xuyên để phòng tránh.

Bệnh bỏ ăn

Bệnh bỏ ăn

Nếu cá mắc bệnh này có thể là do thức ăn không ngon miệng. Có thể người nuôi chỉ cho ăn 1 loại thức ăn hoặc chỉ cho cá Ông Tiên ăn thức ăn dạng viên. Điều này khiến cho cá bỏ ăn, lờ đờ, bơi chậm chạp.

Để cá có thể ăn ngon miệng thì nên cung cấp thêm một số thức ăn tươi cho cá.

Cách cho cá Ông Tiên sinh sản

Trước khi cho cá Ông Tiên sinh sản thì cần chọn ra cặp cá giống đẹp và khỏe mạnh. Nếu trong bể có nhiều cặp thì quan sát xem cặp nào đang rượt nhau thì tách cặp đó ra bể sinh sản riêng.

Để ý cá mái tới thời kì sinh sảnh bụng sẽ to tròn vì chứa nhiều trứng. Cá trống sẽ bung hết vây kỳ và hây bơi gần cái mái.

Bể sinh sản cần đặt ở nơi yên tĩnh và cho nhiệt độ khoảng 26 – 28˚C. Với nhiệt độ này trứng sẽ được thụ tinh rất tốt. Bỏ vào bể một viên gạch mới để làm nơi đẻ trứng cho cá Ông Tiên.

Lúc sinh cá mái sẽ đẻ trực tiếp lên gạch và cá trống sẽ bơi theo sau và tưới tinh trùng lên trứng. Lúc này không nên làm ồn hãy để quá trình này trải qua một cách yên tĩnh nhất. Quá trình để trứng ở cá Ông Tiên sẽ diễn ta khoảng 30 phút. Lượng trứng mỗi lần sinh sản khoảng 400 – 900 trứng.

Sau khi đẻ xong, cá mái và cá trống sẽ thay phiên nhau quạt oxy cho trứng. Giai đoạn này cần lưu ý quan sát, thường có nhiều cặp cá khi đẻ trứng xong quay lại ăn trứng. Lúc này cần tách cặp cá giống ra và nuôi trứng trong môi trường nhân tạo bằng cách sục oxy vừa phải.

Khoảng 2 – 3 này sau trứng sẽ nở, lúc này cá Ông Tiên bột còn rất yếu. Chỉ có thể bám vào ổ vào sống bằng túi bào thai. Khi cứng cáp cá bột có thể bơi và tìm kiếm thức ăn. Lúc này cần tách cá bố mẹ ra chứ không lũ cá con sẽ trở thành mồi của chính bố mẹ chúng.

Cá Ông Tiên giá bao nhiêu

Giá cá Ông Tiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: dòng cá, ngoại hình, con non hay trưởng thành. Sau đây thanglon66.com sẽ đua ra một bảng giá cá Ông Tiên bạn có thể tham khảo.

Xem thêm: Quy Đổi: 1 Man Nhật Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt 2017, Tỷ Giá Tiền Yên Nhật

Giá cá Ông Tiên trắng: 30.000 đồng/1 con

Giá cá Ông Tiên đen: 30.000 đồng/1 con

Giá cá Ông Tiên Koi: 50.000 đồng/1 con

Giá cá Ông Tiên kim sa vàng: 45.000 đồng/1 con

Giá cá Ông Tiên zebra: 35.000/1 con

Giá cá Ông Tiên Albino: 35.000 đồng/1 con

Giá cá Ông Tiên xanh: 50.000 đồng/1 con

Giá cá Ông Tiên Ai Cập: 1.000.000 – 5.000.000 đồng/1 con

Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh chân mua vài cặp về nuôi nữa nào. Với vẻ đẹp riêng của chúng chắc chắn sẽ làm bể thủy sinh nhà ban thêm sinh động đấy. Lưu ý nên chọn mua cá tại những cửa hàng có uy tín. Trên đây là toàn bộ những thông tin về cá Ông Tiên, cũng như cách nuôi. Hẹn gặp bạn ở những bài viết khác.

Rate this post

Viết một bình luận