Hồi hướng là gì?
Hồi hướng (Paridanayati) là từ để chỉ hành động chuyển về, thu về, trao đi, nhận về và trao đi. Có thể hiểu rằng hồi hướng là đem công đức niệm Phật, tụng kinh, trì chú,… mà chính mình tu tập xoay cái nhân được hưởng phước báo mà công đức đã làm, gom về sự vãng sinh ở Tây phương Cực lạc, làm cái quả siêu phàm nhập thánh, thoát tử.
Hồi hướng (Paridanayati) là từ để chỉ hành động chuyển về, thu về, trao đi, nhận về và trao đi.
Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, hồi hướng là chỉ việc mình dùng thiện căn công đức tu hành mà hướng tới mục đích hoặc làm lợi cho chúng sinh hoặc làm lợi cho chính mình. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Giang thì giảng rằng Hồi hướng là gom về, là đem công đức niệm Phật, tụng kinh gom về một nơi, gom về việc cầu sanh, về Tây phương Cực lạc…
Chữ “hồi” nhằm thể hiện ý định quyết định, không thuận theo nhân tình thế thái, chữ “hướng” là chỉ quyết định mong mỏi phương cách xuất thế. Hồi hướng là hồi nhân hướng quỉa, hồi hướng lý, hồi tự hướng tha.
Hồi hướng công đức là gì?
Hồi hướng công đức là ý niệm của nhà Phật, có thể hiểu “công” là công năng tăng trưởng phước báo, là tạo ra phước lợi nhân quả, “đức” là đức hạnh, đức của người tu hành. Theo Pháp Bảo Đàn Kinh, công đức là trong pháp thân, không thể do tu mà thành. Công đức là chân như, là bình đẳng, vô sai biệt.
Hồi hướng công đức (Pridana) nghĩa là bố thí (dana) khắp cả (pari), nghĩa là bố thí công đức của mình cho tất cả chúng sinh.
Hồi hướng công đức (Pridana) nghĩa là bố thí (dana) khắp cả (pari), nghĩa là bố thí công đức của mình cho tất cả chúng sinh. Trong quyển Đại Thừa Nghĩa Chương, hồi hướng công đức có 3 nghĩa là: Mong cầu trí tuệ; Đem thiện pháp do mình tu được ban cho chúng sinh; Và đưa thiện căn mình tới pháp tính bình đẳng như thật
Có thể hiểu rằng, hồi hướng công đức là công hạnh tu hành, là thể hiện từ bi, thiện nguyện của người hồi hướng. Mọi chúng sinh đều được hưởng công đức từ hồi hướng, cũng là bình đẳng, vô chấp, vô phân biệt. Kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ghi ràng: “Hồi hướng mà không có một pháp nào được gọi là hồi hướng mới gọi là hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề (…), vì chư Phật dạy rằng hồi hướng thì không được chấp tướng”.
Có thể hiểu rằng, hồi hướng công đức là công hạnh tu hành, là thể hiện từ bi, thiện nguyện của người hồi hướng.
Như ngài Huệ Năng giảng và cũng theo Đại thừa nghĩa chương, thấy tính, chân thật, bình đẳng là pháp vô vi thuộc chân lý tuyệt đối, là chân như, không liên hệ gì tới nhân quả của hiện tượng. Mọi chúng sinh bởi vậy mà đều thọ nhận công đức hồi hưởng. Về lý nhân quả thì tùy theo sức hồi hướng của mỗi người, cũng như tùy theo nghiệp lực, phước báo của mỗi chúng sinh mà thọ nhận khác nhau. Với người không làm thiện, chỉ làm điều ác thì người ấy cũng thọ nhận được công đức, đây không hẳn là trái với nhân – quả mà là do trong các kiếp trước, có thể người ấy đã tích đức ít nhiều.
Hồi hướng công đức là mục đích của chư Phật, Bồ tát, là một cách tu hành phát triển tâm linh, nguyện ước thiện lành, từ bi mà người tu hành nên thực hiện.
Nghi thức hồi hướng diệt trừ nghiệp chướng
Hòa thượng Thích Quang Đạo, Viện chủ chùa Phước Viên (Đồng Nai) nói rằng: “Phương pháp sám hối, hồi hướng là chánh pháp mà đức Phật đã dạy, có tác dụng giải nghiệp rất hiệu quả…”. Chúng sinh vì vọng động mà có vô minh, mê muổi trải qua đời đời kiếp kiếp, tâm động khởi niệm tạo biết bao ác nghiệp, che mất Phật tánh chân tâm của mình. Nếu không tiêu trừ nghiệp chướng thì Phật tánh khó có thể hiện tiền.
Nếu không tiêu trừ nghiệp chướng thì Phật tánh khó có thể hiện tiền.
Quý tử có thể niệm theo bài hồi hướng căn bản như sau:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nguyện mười phương chư Phật chư đại Bồ Tát, chư A La hán, chư Hiền Thánh Tăng, chư Long Thần Hộ Pháp chứng minh, gia trì và cùng với con hồi hướng công đức, phước báu từ vô lượng kiếp đến nay cho tất cả các chư vị Oan Gia Trái Chủ trong, ngoài, trên, dưới của con và Oan Gia Trái Chủ của ông (bà)… (người bị bệnh) đầy đủ công đức phước báu siêu sanh về cõi an lành, Tây Phương Tịnh Độ.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Bài hồi hướng mẫu chung như sau:
Nam mô A Di Đà Phật (Niệm 3 lần, xá 3 lần)
Nguyện mười phương chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư A La Hán, chư Hiền Thánh Tăng, chư Long Thần Hộ Pháp, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, đức Bồ Tát Quán Thế Âm, đức Quan Thánh Đế Quân chứng minh, gia trì và cùng với con hồi hướng công đức, phước báu từ vô lượng kiếp con đã gieo tạo được do niệm Phật, lạy Phật, trì Chú, giúp đỡ, cứu mạng chúng sinh cho đến bây giờ.
Xin hồi hướng hết cho {oan gia trái chủ, nghiệp chướng trong thân, tâm (nêu tên vùng đau), cho cửu huyền thất tổ bảy đời, chín kiếp nội, ngoại} đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi an lành, Tây Phương Tịnh Độ và hồi hướng cho con (hoặc những người thân quen nhờ hồi hướng giúp) bình an, mạnh khỏe, khai thông trí tuệ, phát tâm bồ đề, ăn chay, niệm Phật, tu hành tinh tấn đắc quả thành Phật. Nguyện hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật (Niệm 3 lần, xá 3 lần)
Cần biết rằng dù là hồi hướng trước khi thiền tọa, lễ Phật hay trong tình huống nào cũng được vì công đức và phước báu đã được gieo tạo rồi. Bài hồi hướng trên để làm mẫu chung cho mọi trường hợp mà cá nhân gặp phải khó khăn, hồi hướng ít nhất 3 lần, lặp lại càng nhiều càng tốt. Muốn hồi hướng cho người thân hay ai cần giúp đỡ thì nêu họ tên và tuổi để có hiệu quả như mong muốn. Hồi hương cho hương linh thì theo họ tên, ngày tháng năm mất, cửu huyền thất tổ sẽ đón nhận hoan hỷ, siêu về cảnh giới được chúng ta chủ tâm giới thiệu.
Khi nói “cùng với con” là cộng hưởng công đức bất cứ chư vị nào mà ta có nhân duyên hoặc cảm mến, đều giúp ta có thêm công đức.
See more articles in category: Wiki