Sự khác nhau giữa hương liệu tự nhiên và hương liệu nhân tạo ( hương liệu tổng hợp)
Hương liệu thực phẩm gồm 2 loại cơ bản là loại có nguồn gốc tự nhiên (tinh chất) và loại được tổng hợp từ các loại hóa chất, những giá trị của của hai loại hương liệu này có đặc điểm hoàn toàn khác biệt.
+ Đối với loại có nguồn gốc tự nhiên, chúng thường được chưng cất từ các nguyên liệu chính gốc tự nhiên (trái cây, ca cao, cà phê…) và phải trải qua một quá trình lâu dài, nghiêm ngặt để cho ra sản phẩm cuối cùng, chính vì vậy đây là loại hương liệu có chất lượng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe nhất, đồng thời khả năng tạo hương vị cũng rất tốt. Để tạo nên một lượng hương liệu thực phẩm tự nhiên đôi khi phải tiêu tốn một lượng nguyên liệu rất lớn, chúng sẽ bị tiêu hao đáng kể trong quá trình chưng cất nên giá thành thường đắt hơn rất nhiều so với loại còn lại.
+ Về hương liệuthực phẩm tổng hợp: chúng được tạo nên từ các loại axit hữu cơ được phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, trải qua quá trình chiết tách sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng có màu sắc và hương vị rất giống với sản phẩm tự nhiên, tuy vậy chúng không thể đạt được chất lượng và độ an toàn cao như hương liệu tự nhiên. Giá thành rẻ chính là lý do chúng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, thức uống, thực phẩm đóng hộp…
Hương liệu tổng hợp là gì?
Hương liệu tổng hợp là những cảm nhận của các giác quan đối với thực phẩm, và được xác định chủ yếu nhờ vào những cảm quan hóa học của vị và mùi. “Hệ thần kinh sinh ba”, có nhiệm vụ phát hiện các kích thích hóa học trong miệng và cuống họng, cũng như cảm nhận về nhiệt độ và kết cấu của thực phẩm, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức nói chung đối với thực phẩm. Hương vị của thực phẩm, với cách hiểu như trên, có thể được thay thế bằng hương liệu tự nhiên hoặc hương liệu nhân tạo.
Hương liệu được định nghĩa là một hợp chất cung cấp hương vị giống như hương vị của một chất khác, hoặc thay thế hay làm đậm những đặc tính của chất đó, làm cho nó trở nên ngọt, chua, nồng,… hơn. Những hương liệu thực phẩm không được nhận biết là hương tự nhiên dành cho con người tiêu thụ, dù có qua xử lý hay chưa.
Những hương liệu này được sản xuất qua quá trình chưng cất hương và sự điều tiết hóa học hỗ trợ của những chất có nguồn gốc tự nhiên, dầu thô và nhựa than. Mặc dù chúng có sự khác biệt về mặt hóa học, các đặc điểm cảm quan thông thường lại rất giống nhau giữa hương liệu nhân tạo và hương liệu tự nhiên.
Làm thế nào để sử dụng hương liệu thực phẩm đúng cách
Sẽ không khó để bạn có thể tìm thấy rất nhiều hương liệu loại này tại các cơ sở sản xuất bánh ngọt, hay chế biến nước giải khát… và do đó, chúng có thể trở thành một mối nguy hại cho sức khỏe con người nếu bị lạm dụng. Vậy làm thế nào để sử dụng cho đúng cách?
Sử dụng hương liệu thực phẩm đúng cách để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
+ Trước tiên, bạn cần tham khảo chỉ dẫn từ cơ quan chức năng, Bộ y tế về các yếu tố hàm lượng và số lượng hương liệu thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm của mình và thực hiện theo chỉ dẫn đó, lựa chọn các nhà sản xuất hương liệu có uy tín, đã được cấp giấy phép lưu thông sản phẩm, đặc biệt là các loại hương liệu nằm trong danh mục được phép sử dụng.
+ Bên cạnh đó, hãy tránh xa các loại hương liệu thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được phép lưu thông hoặc được bày bán tại chợ đen vì chúng có thể chứa hàm lượng các chất gây ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa cho người tiêu dùng.
Vì sức khỏe của cộng đồng, hãy là người sử dụng hương liệu thực phẩm có trách nhiệm để sản phẩm của bạn thực sự tốt cho người tiêu dùng.
Hương liệu tổng hợp và những điều cần biết
Có rất nhiều chất trong hương liệu và màu sắc tự nhiên của thực phẩm. Một số trong đó cũng mang những cái tên nghe có vẻ đáng sợ từ lâu.
Điều đó có nghĩa là tất cả mọi thứ chúng ta gửi thấy hoặc nếm thấy là phản ứng với các chất.
Ví dụ, mùi đặc trưng của đinh hương, đến từ một chất gọi là eugenol. Và quế – lớp vỏ bên trong đã khô của cây quế, có mùi thơm và hương vị từ hợp chất cinnamaldehyd.
Vì vậy, cả hương liệu nhân tạo và tự nhiên đều có chứa các chất. Sự khác biệt giữa các hương liệu tự nhiên và nhân tạo là nguồn gốc của những chất này.
Hương liệu tự nhiên được tạo ra từ bất cứ thứ gì ăn được, như động vật và thực vật, ngay cả khi những thứ ăn được này được chế biến trong phòng thí nghiệm để tạo ra hương liệu.
Hương liệu nhân tạo đến từ bất cứ thứ gì không ăn được, chẳng hạn như dầu mỏ, được xử lý để tạo ra các chất có mùi hương.
Đôi khi hương liệu hóa học có thể được tạo ra từ các nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo – phân tử tạo được là như nhau, nhưng con đường tạo ra chúng có thể khác nhau.
Vậy rốt cuộc tại sao chúng ta lại sử dụng hương liệu nhân tạo?
Các chất hóa học tổng hợp trong hương liệu nhân tạo thường có chi phí sản xuất ít hơn so với việc tìm kiếm các nguồn chất tự nhiên. Chúng cũng có thể an toàn hơn vì đã được kiểm tra nghiêm ngặt và sử dụng. Việc sản xuất chúng cũng có thể thân thiện về mặt sinh thái hơn vì không đòi hỏi những cánh đồng trồng nguyên liệu.
Vi dụ, hợp chất vanilin, tạo ra hương vị và mùi thơm của vani. Trong tự nhiên, vanilin có nguồn gốc từ một loài phong lan ở Mexico. Nhưng quá trình tinh chế chất từ này nguồn tự nhiên cực kỳ công phu và tốn kém. Vì vậy, các nhà khoa học đã tìm ra cách chế tạo phiên bản tổng hợp của vanillin trong phòng thí nghiệm.
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng nhiều chất trong hương liệu tự nhiên của thực phẩm cũng có “bạn đồng hành” nhân tạo. Ví dụ, số thành phần hóa học được sử dụng để làm ra mùi dâu tây nhân tạo trong sữa dâu tây ăn nhanh, là tương tự về mặt hoá học với số chất trong một quả dâu tây tươi.
Hương nho nhân tạo có nguồn gốc từ một chất trong quả nho tím – chứ không phải là nho đỏ hoặc nho xanh mà chúng ta vẫn hay mua trong siêu thị. Đây là lý do tại sao những thứ có hương nho nhân tạo như kẹo và nước ngọt có màu tím và tại sao hương vị của nho mua ở cửa hàng không giống như vị nho nhân tạo này.
Một số hương liệu tự nhiên có thể nguy hiểm hơn so với hương vị nhân tạo.
Có thể tìm thấy dấu vết của xyanua trong hương vị hạnh nhân, hoặc benzaldehyde, khi chiết xuất từ thiên nhiên. Đó là lý do tại sao trong các bộ phim, mùi đắng của hạnh nhân trên các nạn nhân thường liên quan đến ngộ độc xyanua.
Đậu nành sống, nguồn nguyên liệu sản xuất nước tương, cũng độc. Nước tương đậu nành công nghiệp, hay thứ bạn tìm thấy trong các túi thực phẩm đóng gói sẵn mang đi, được làm từ protein thực vật thủy phân a xít, chứ không phải từ hạt đậu nành đun sôi.
các từ khoá liên quan:
hương liệu tổng hợp tiếng anh là gì bán hương liệu tạo mùi hương liệu công nghiệp nhà cung cấp hương liệu thực phẩm hương liệu nhân tạo là gì hương liệu thực phẩm làm bánh các loại cây hương liệu
See more articles in category: Wiki