1 Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.46 KB, 109 trang )

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA

THẠCH LAM

1. 1 Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn

Mặc dù xuất hiện từ rất sớm nhưng đến nay, phong cách vẫn là một khái

niệm rộng và đa nghĩa. Hiện nay đang tồn tại một số lượng rất lớn định nghĩa

khác nhau về phong cách, mỗi một định nghĩa đều đem đến cho người nghiên

cứu những cách tiếp cận khác nhau.

Trong khoa nghiên cứu văn học, người ta thường dùng thuật ngữ phong

cách để xác định đặc trưng phẩm chất của các hiện tượng: tác phẩm văn học,

nhà văn, trào lưu hay trường phái văn học. Nhiều nhất là khái niệm phong

cách nghệ thuật nhà văn. Có những nhà nghiên cứu văn học tiếp cận phong

cách học từ phía ngôn ngữ học,có người lại đưa vào phong cách cả tư tưởng,

đề tài, tính cách và ngôn ngữ hay cũng có người xem, phong cách là sự thống

nhất hữu cơ của tất cả các thành tố tạo nên tác phẩm văn học.

Việc nghiên cứu phong cách nhà văn là một trong những vấn đề lí luận đã

và đang gây nhiều tranh cãi, không chỉ ở Liên Xô cũ mà còn ở nhiều nước

khác trên thế giới. Có thể kể ra một số những nhà nghiên cứu đã trở nên quen

thuộc với độc giả Việt Nam như: Khrachenko M.V; Tritrerin A.V; Timôphêep

L.I; Paxpelop G.N; Xôlôkhốp A.N…ở Việt Nam, cũng có một số nhà nghiên

cứu bàn sâu về vấn đề phong cách như: Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Đình Ky,

Phan Cự Đệ, Phan Ngọc…với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

Trong thời kỳ hiện đại, dưới quan điểm của các nhà nghiên cứu văn

học, phong cách được xem như một phạm trù thẩm mỹ, một hiện tượng văn

học nghệ thuật, bao gồm trong đó tất cả sự đa dạng và phức tạp của nó. Phong

cách giờ đây được nghiên cứu trong mối quan hệ với tư tưởng, với nhà văn,

11

với thời đại hay “giữa quá trình phong cách và truyền thống phong cách” giữa

“phong cách, phương pháp, cuộc sống” hay giữa “cốt truyện và phong

cách”… Phổ biến nhất, phong cách được hiểu theo 2 cách : thứ nhất, phong

cách là tính cá thể hoặc tính độc đáo; thứ hai phong cách là hệ thống các

phương tiện biểu đạt, là hình thức nghệ thuật được xem xét trong quy luật và

các nguyên tắc hài hoà. Qua các tài liệu bàn về lí thuyết phong cách, chúng

tôi thấy nổi bật lên ba vấn đề sau đây:

1 .1 Phong cách nghệ thuật nhà văn ;là sự thống nhất các đặc tính vốn có của

tất cả các tác phẩm của nhà văn đó. Trong thực tế cho thấy, phong cách vừa

có mặt thống nhất, vừa có mặt đa dạng. Phong cách là một cái gì đó rất chung

mà không trừu tượng, có thể thâu tóm tất cả nhưng lại là hình ảnh sinh động

của nhà văn, là thần thái là linh hồn của tác phẩm nhưng cũng là tâm trạng,

cách nhìn, giọng điệu, nụ cười quen thuộc của người nghệ sĩ. Cho nên, xác

định phong cách nếu chỉ sa vào phân tích những chi tiết, những yếu tố riêng rẽ

thì không hình dung được phong cách. Ngược lại, nếu tìm hiểu phong cách mà

chỉ tập trung vào một vài nét thống nhất nào đó thì cuối cùng không nói được

một điều gì về phong cách.

Vì vậy, nói đến phong cách trước hết phải nói đến tính thống nhất của nó

như một chỉnh thể nghệ thuật. Ở một nhà văn lớn, sự thống nhất về phong

cách được thấy rõ ở hàng loạt các tác phẩm. Điều đó có nghĩa là, chúng ta có

thể nhận ra phong cách của nhà văn khi đã biết từ trước qua các tác phẩm khác

của ông ta. Phong cách là sự thống nhất cuối cùng các yếu tố trong tác phẩm

từ đề tài, chủ đề, kết cấu, hình tượng, giọng điệu…

1 .2 Phong cách là khái niệm bao gồm cả hình thức nội dung và nghệ thuật.

Nói phong cách là nói phẩm chất thẩm mỹ của tác phẩm văn học, nói tới

những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật cái đẹp trong đó có mang

dấu ấn dân tộc và thời đại. Bởi vậy phong cách trước hết thể hiện ở hình thức

12

nghệ thuật. Nhưng nếu như không nắm được tính độc đáo của nhà văn và tác

phẩm nghệ thuật thì cũng khó quan niệm được phong cách một cách sâu sắc.

Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh đã nói “Không tìm ra cơ sở tư tưởng của phong

cách thì không phát hiện ra quy luật nghệ thuật và tính thống nhất bên trong

của phong cách”[21, tr.76 ].

Phong cách có thể nói rõ hơn ở nội dung tư tưởng hoặc đậm nét hơn ở

hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, trên cơ sở thống nhất biện chứng giữa nội

dung và hình thức, một phong cách thiên về nội dung vẫn có liên quan đến

hình thức nghệ thuật và một phong cách thiên về hình thức vẫn có gốc rễ ở nội

dung. Như vậy khi nói đến phong cách phải nói đến sự thống nhất giữa hình

thức và nội dung, tư tưởng và nghệ thuật “Phong cách liên hệ hình thức với

nội dung, cái biểu đạt với cái được biểu đạt. Phòng cách là chất liệu nghệ

thuật trong đó được thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ. Chính ở đây bộ lộ sự

phụ thuộc của phong cách vào tư duy hình tượng, thế giới quan”(Xôkôlốp

A.N). Như vậy phong cách nghệ thuật biểu hiện cả trong nội dung và hình

thức, tạo được một chỉnh thể hoàn chỉnh và bền vững, thể hiện được cả tính

sáng tạo của nhà văn.

1 .3 Phong cách nghệ thuật tập trung trong những đặc điểm mang giá trị

phẩm chất nghệ thuật cao, được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Nói

đến phong cách là nói đến tính độc đáo của phẩm chất thẩm mĩ – nghĩa là phải

đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ thẩm mĩ khiến cho họ tìm thấy sự

khác biệt giữa tài năng này với tài năng khác. Đó là một sự khó khăn đối với

quá trình sáng tạo của nhà văn. Chính vì thế không phải nhà văn nào cũng có

phong cách, mặc dù xét cho cùng, nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng. Đặc

điểm mờ nhạt thì chưa thể có ý nghĩa gì với nghệ thuật phải là chỗ độc đáo

không thể thay thể được mới làm nên phong cách của nhà văn. Chỉ cần có sự

lặp đi lặp lại trong sáng tác nghệ thuật đã được gọi là đặc điểm, nhưng phong

13

cách phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới, phải là những sáng tạo có giá trị

bền vững, không bị phai mờ.

Mỗi một nhà văn đều có ít nhiều những đặc điểm riêng trong sáng tác,

nhưng những đặc điểm ấy phải phát triển đến một trình độ nghệ thuật nào đó

và hợp thành một chỉnh thể thống nhất, độc đáo và bền vững thì mới trở thành

phong cách. Cho nên, quá trình khẳng định phong cách của một nhà văn là

quá trình tu dưỡng nghệ thuật, quá trình nhà văn tự tìm hiểu chỗ mạnh, chỗ

yếu và bản sắc của mình. Có thể nói, phong cách là dấu hiệu trưởng thành của

một nhà văn, hơn thế nữa nó phát triển nở rộ thì đó là bằng chứng của một nền

văn học đang phát triển và trưởng thành.

Phong cách nghệ thuật độc đáo giúp cho sáng tác của người nghệ sĩ có

được bản sắc riêng. Chính cái mới lạ cái độc đáo trong phong cách nghệ thuật

giúp cho tác phẩm văn chương lay động được lòng người, tạo cho bạn đọc

hứng thú khi đọc tác phẩm. Phong cách nghệ thuật riêng độc đáo cũng là yếu

tố mới lạ kích thích bạn đọc, như cái duyên để họ bị cuốn hút bởi giọng văn,

một bút pháp, hay bị ám ảnh bởi hình tượng nghệ thuật nào đó, để rồi cái

giọng văn, hình tượng nghệ thuật đó sống mãi trong tâm hồn người đọc.

Tóm lại xung quanh khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn, có nhiều

vấn đề đang cần phải bàn luận. Tuy nhiên để có một khái niệm thích đáng cho

việc giải quyết vấn đề của luận văn, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm

phong cách nghệ thuật như sau:

-Nói đến phong cách nghệ thuật của nhà văn, trước hết phải nói đến tính

thống nhất của nó được bộc lộ ở hàng loạt các tác phẩm và thể hiện ở mọi

bình diện, từ đề tài, chủ đề, kết cấu, hình tượng, giọng văn, ngôn ngữ và mọi

chi tiết khác của tác phẩm.

-Nói phong cách là nói phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm văn học, nói tới

những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật của cái đẹp, điều đó được

14

lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, tạo được một chỉnh thể hoàn chỉnh và

bền vững, thể hiện được cá tính sáng tạo của nhà văn.

– Phong cách trước hết thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nhưng

nếu không nắm được tính độc đáo của tư tưởng nhà văn và tác phẩm, ở đây

là tư tưởng – nghệ thuật thì cũng không quan niệm phong cách được một

cách sâu sắc. Như vậy phong cách là khái niệm bao gồm cả nội dung lẫn

hình thức nghệ thuật, tuy nhiên, phong cách thể hiện một cách cụ thể nhất,

rõ rệt nhất ở hình thức nghệ thuật.

1.2 Khái niệm truyện ngắn.

Với khái niệm Truyện ngắn, việc xác lập lại một khái niệm cũng là vấn

đề không dễ “Thật ra thì cho đến bây giờ cũng chưa có ai tìm ra được một

khái niệm thật chuẩn về tiểu thuyết hay truyện ngắn” [46, tr. 20 ], bởi truyện

ngắn cũng như tiểu thuyết luôn biến chuyển.

Truyện ngắn có nguồn gốc tiếng Italia, novella có nghĩa đầu tiên là “cái

tin”, “một chuyện mới lạ” (Tiếng Pháp; Nouvelle, tiếng Anh short story,

tiếng Trung Quốc; Đoản thiên tiểu thuyết). Trước đến nay có rất nhiều cách

định nghĩa khác nhau về thể loại truyện ngắn ở khắp các châu lục. Nhà thơ

Đức, Gớt, xác định Novella là “là một câu chuyện lạ đang xảy ra làm ta

kinh ngạc” [35 tr,11 ]. Nhà văn K. Pauxtôpxki (Nga) cho rằng: “Thực chất

truyện ngắn là gi? Tôi nghĩ truyện ngắn là một truyện ngắn gọn trong đó

cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường” [35 ,tr16]. D.

Grônôpxki trong sách Đọc truyện ngắn viết “Truyện ngắn là một thể loại

muôn hình, muôn vẻ, biến đổi không cùng. Nó là một vật biến hoá như quả

chanh của Lọ Lem. Biến hoá về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo,

hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiên thực hoặc phóng túng. Biến

hoá về nội dung: thay đổi vô cùng tận…Trong thế giới của truyện ngắn, cái

15

gì cũng thành biến cố, thậm chí sự thiếu vắng tình tiết, diện biến cũng gây

hiệu quả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt” [35 , tr.12 ].

Như vậy qua các tài liệu hiện hành và ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu,

phê bình và các nhà văn chúng tôi thấy truyện ngắn là một khái niệm rất khó

xác định cả về phương diện nội dung và hình thức. Lí luận về truyện ngắn

trở nên phong phú hơn nhờ ý kiến, kinh nghiệm của các nhà sáng tác từ

những Sêkhốp, Môom Môham, E.Hêminuê, An-tô-nôp.. ở nước ngoài, đến

những Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc,

Nguyễn Kiên… ở nước ta.

Tuy nhiên, qua các tài liệu viết về truyện ngắn mà chúng tôi tiếp cận

được, chúng tôi thấy ý kiến của các nhà lí luận nhất là ý kiến của các nhà

sáng tác quả là có nhiều điểm không thống nhất, đặc biệt khi so sánh truyện

ngắn và tiểu thuyết về tính chất (chứ không phải độ ngắn dài)-một vấn đề

then chốt để xác định thể loại truyện ngắn. Chẳng hạn nhiều ý kiến cho

rằng, so với tiểu thuyết, truyện ngắn thường đề cập đến những vấn đề có

tính thời sự nóng hổi và thuộc về vấn đề đời sống hàng ngày của con người,

nội dung truyện ngắn đơn giản hơn, thường chỉ có một chủ đề, ít nhân vật

hơn, cốt truyện ít phức tạp, thường chỉ là một lát cắt, một khúc, hay một

khoảnh khắc nào đó của cuộc đời nhân vật…

Mặc dù chưa đi đến thống nhất về định nghĩa nhưng phần lớn các nhà

văn và các nhà nghiên cứu đều đồng ý cho rằng, truyện ngắn là một hình

thức tự sự cỡ nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một vài biến cố

trong đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật,

một khía cạnh nào đó của xã hội. Truyện ngắn có tính quy định về dung

lượng, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật cũng

như nhiều đặc điểm khác về thời gian, không gian, biến cố, chi tiết nghệ

thuật.

16

Rate this post

Viết một bình luận