1 tín chỉ là gì? Một năm đại học sẽ có bao nhiêu tín chỉ?

1 tín chỉ là gì? Một năm đại học sẽ có bao nhiêu tín chỉ? là câu hỏi chung mà tất cả các tân sinh viên thường hay thắc mắc khi vừa rời trường THPT để đến với giảng đường đại học. Bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức đầy đủ nhất về tín chỉ, học phí cho một tín chỉ.

1 tín chỉ là gì?

Tín chỉ được coi là một đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. 1 tín chỉ sẽ được quy định tương đương với 15 tiết học lý thuyết, cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận. Bằng đúng 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc là bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hoặc là khoá luận tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên tiếp thu được 1 tín chỉ thì phải phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.

1-tin-chi-la-gi-1

Hiện nay có hơn khoảng 60 định nghĩa về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của chương trình học. Một định nghĩa chuẩn về tín chỉ được các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất chính là của học giả người Mỹ gốc Trung Quốc James Quan thuộc Đại học Washington. Trong một buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Khoa học Công nghệ Hoa Trung, Vũ Hán vào mùa hè năm 1995, học giả James Quan trình bày cách hiểu, quan điểm của ông về tín chỉ như sau: Tín chỉ học tập là một đại lượng dùng để đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học 1 môn học cụ thể, bao gồm thời gian trên lớp, thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần học khác đã được quy định ở thời khóa biểu và thời gian dành cho đọc sách, tìm hiểu, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài… đối với các môn học lý thuyết 1 tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và được kéo dài trong một kỳ 15 tuần, đối với các môn học ở studio hay trong phòng thí nghiệm thì ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị), đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ trong một tuần.

Ở Việt Nam, tín chỉ hiện nay là một đơn vị dùng để đo khối lượng học tập của hệ thống ECTS. Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì 1 tín chỉ được tính bằng 30 tiết học thực hành với các hoạt động khác như thí nghiệm hoặc thảo luận, 15 tiết học lý thuyết và bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở, hoặc bằng 45 giờ làm đồ án, tiểu luận, bài tập lớn hoặc khóa luận tốt nghiệp.

Một năm đại học sẽ có bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay, có hai phương thức giảng dạy đang được áp dụng phổ biến tại các trường đại học: phương thức học theo số tín chỉ và phương thức học theo niên chế.

  • Đào tạo theo tín chỉ áp dụng theo các học kỳ. Một năm học tùy trường có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của 1 ngành học không tính theo năm mà được tính theo mức độ tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên cần tích lũy đầy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học. Hoàn thành đủ số tín chỉ cần phải tích lũy, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học và được ra trường.

  • Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, các chương trình đào tạo của mỗi ngành học được quy định đào tạo trong số năm nhất định.

Hiện tại phần lớn các cơ sở giáo dục đại học hiện nay thay đổi theo xu hướng đào tạo hình thức tín chỉ, lấy người học làm trọng tâm.

Theo ban hành chuẩn quy định đào tạo tín chỉ của Bộ GD&ĐT, khối lượng tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong 1 học kỳ như sau:

  • Số lượng tín chỉ đăng ký học tối thiểu, tối đa của một học kỳ 6 tháng do từng chương trình quy định nhưng không được ít hơn 14 tín chỉ (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25 tín chỉ, mỗi học kỳ hè không được vượt quá 12 tín chỉ.

  • Đăng ký 14 tín chỉ cho 1 học kỳ, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường, trừ học kỳ cuối khóa học

  • Đăng ký 10 tín chỉ cho 1 học kỳ, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu, trừ học kỳ cuối khóa học.

  • Không quy định khối lượng học tập tối thiểu với sinh viên ở các học kỳ phụ.

1-tin-chi-la-gi-2

Số tín chỉ được đăng ký tối đa tại các trường học chưa được Bộ GD&ĐT nêu rõ. Nhưng dựa theo khối lượng chương trình học thì trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa là 25 tín chỉ cho 1 kỳ học.

Bên cạnh đó, trong mỗi năm học sẽ có thêm một học kỳ hè để sinh viên có thể học vượt tín chỉ. Hoặc học lại nếu có thành tích học tập chưa tốt.

Việc sinh viên đăng ký tín chỉ vào kỳ hè cũng không bắt buộc tùy vào quy định của mỗi trường

Đối với những môn năng khiếu hoặc giáo dục thể chất thì chỉ có một tín chỉ mà thôi. Còn các môn chính như môn chuyên ngành hoặc đại cương thì được đăng ký từ 2 tín chỉ trở lên. Thông thường đối với các kỳ học hè thì sẽ chỉ học 2 buổi/ tuần.

1 tín chỉ là bao nhiêu tiền?

Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều tân sinh viên? Câu trả lời là vấn đề học phí này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Giữa những môi trường đào tạo đặc thù ngành nghề khác nhau, mức chi phí cho một tín chỉ sẽ khác nhau.

1-tin-chi-la-gi-3-min

Chẳng hạn như trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có mức học phí tín chỉ giữa các ngành là không đồng đều:

  • Đối với khối văn học là 280.000 đ/tín chỉ.

  • Đối với khối Đông phương học thì mức học phí sẽ cao hơn là 320.000 đ/ tín chỉ.

Hay trường Đại học Hà Nội, mức học phí tín chỉ giữa các nhóm ngành cũng không giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với những môn học cơ sở, chuyên ngành, khóa luận hay thực tập của những ngành đào tạo tiếng Anh là 650.000 đ/ tín chỉ.

  • Đối với những môn học còn lại sẽ có mức học phí thấp hơn là 480.000 đ/ tín chỉ.

Các bạn có thể tham khảo thêm mức học phí cho mỗi tín chỉ của 1 số trường sau:

Trường

Học phí/ 1 tín chỉ (đơn vị tính: VNĐ)

Đại học Y Phạm Ngọc Thạch

305.000 – 605.000

Đại học Ngoại Thương

400.000 – 600.000

Đại học Bách Khoa

400.000 – 600.000

Đại học Kinh tế – Luật

275.000

Đại học Kinh tế quốc dân

300.000

Đại học Kinh tế – TPHCM

585.000

Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

280.000

Chính vì thế, để giải đáp câu hỏi một tín chỉ bao nhiêu tiền thì còn phụ thuộc vào ngôi trường mà các bạn sinh viên lựa chọn hay các ngành đào tạo nào. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định chọn ngành học và trường phù hợp với năng lực của bản thân cũng như điều kiện kinh tế của gia đình mình nhé!

Có nên đăng ký tín chỉ học kỳ hè hay không?

Các trường đại học hiện nay không có quy định bắt buộc sinh viên phải học hè. Nhưng những bạn nào mà muốn nhanh chóng ra trường thì học kỳ hè chính là một cách hiệu quả.

Thế nhưng vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc học kỳ hè. Nhiều người cho rằng hè thì các sinh viên phải nên đi làm thêm, lăn lộn. Đi tình nguyện hay học thêm những kỹ năng khác. Còn ý kiến của bạn thì sao?

1-tin-chi-la-gi-4

Nói chung, việc có nên đi học kỳ hè hay không là lựa chọn của mỗi người. Chẳng ai có thể ngăn cản các bạn đăng ký học kỳ hè. Cũng chẳng ai bắt buộc bạn phải đăng ký học hè. Chỉ cần bạn muốn và tin mình làm đúng thì chắc chắn bạn sẽ hiểu bản thân mình nên làm gì nhé.

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin cần thiết về 1 tín chỉ là gì, 1 tín chỉ bao nhiêu tiền cũng như giải đáp các vấn đề liên quan. Hy vọng rằng đây sẽ là những hành trang chuẩn bị thật tốt cho các bạn tân sinh viên trong năm học mới đầy mới mẻ.

Rate this post

Viết một bình luận