1.10 Phụ:
Cúng Giỗ
Cha Mẹ
Cúng
giỗ cha mẹ, nghi thức đơn giản, không giống nhau. Chỉ người
thân không phải những quan chức. Thầy Trụ Trì dự định
ngày, sai thị giả đi thông báo, thay thế cho thiệp mời nghi
cúng. Nếu có tụng kinh, thị giả bạch Thầy Duy Na ở phòng
khách cùng dán thông báo tại đây hay tại trai đường.
Thông
báo rằng: ngày mai (mấy) là lễ giỗ thân phụ Hòa Thượng
đàn đầu hoặc thân mẫu (tùy theo đó đổi chữ thích hợp),
tụng Kinh…, mời bao nhiêu vị Kinh sư nêu danh tánh như dưới
đây:
…….
…….
…….
Vào
thời Kinh tối tại chánh điện, Thầy Trụ Trì sai thị giả
hầu bên trái Hòa Thượng Phương Trượng. Sắp xếp đầy
đủ vật cúng như hương hoa, trà quả đặt trước bàn thờ
linh. Khóa lễ xong, đại chúng trở lại trai đường. Vị Trụ
Trì ra trước sơn môn đến bàn linh tỏ lời mời như sau:
Tôi
là… ngày mai nhân ngày giỗ phụ (mẫu) thân của Hòa Thượng
bổn sư. Vì thế bổn tự có thiết lễ cúng Phật, tụng kinh
cầu siêu mong cho chân linh cụ ông (cụ bà) nhờ lực bất
tư nghì của Phật, chư tôn Bồ Tát, Thánh hiền, long thiên hộ pháp chứng minh tiếp độ. Tôi là …, đây mời chân
linh tới chùa ngày mai lúc 10g sáng để được cầu siêu độ.
Nên
thỉnh 3 lần như thế, phải quán tưởng hình dung, tiếng nói
của cha, hoặc mẹ, nương nhờ uy đức lời thỉnh mà đến.
Nghĩ cha, mẹ đã đến chùa thực sự. Nghĩ họ, cùng theo về
chùa, rồi đem đặt vào vị trí, xá 4 xá niệm hương, dâng
trà. Nghĩ rằng cha mẹ đang ngồi đó rất hoan hỷ an lạc;
lại xá 4 xá rồi lui.
Đêm
đó, Thầy Trụ Trì tự lấy bồ đoàn trải ngồi trước bên
dưới bàn thờ, trì niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát 10
ngàn lần. Sáng hôm sau, sau thời Kinh Lăng Nghiêm, Thầy Trụ
Trì một mình tới trước bàn thờ đốt hương, cúng trà.
Buổi trưa, mời đại chúng cúng ngọ, cúng linh. Nghi cúng như
các phần trên, nhưng không cần phải quỳ cũng như không lạy
mà chỉ xá. Thỉnh một thầy thuyết pháp, đợi thuyết pháp
xong tụng hồi hướng. Duy Na xướng: đảnh lễ Tam Bảo xong,
đảnh lễ Hòa Thượng xong lui về chỗ. Buổi tối, tụng kinh
xong, phục nguyện, hồi hướng. Trong đó lời lẽ đại loại
như sau:
Cúi
mong Thích Tôn điều ngự, đấng đạo sư toàn giác hàm 3 tạng,
Kinh văn, chữ vàng, bậc đại sĩ lục hòa, giám trông chứng
minh tấc lòng thành, ngưỡng vọng oai thần gia hộ (tiếp nhập
tục định cư tại….), phụng Phật tụng kinh tiến phụ (hoặc
mẫu) hay tiến Tỳ Kheo (tên…) chuyên vì truy tiến hiển khảo
(cha)… ở số… đường…vùng…quận…tỉnh… nhứt vị
chân linh (nếu mẹ đổi lại là) hiển tỷ tánh danh, ở số…
đường… vùng… quận… tỉnh…, hoặc cúng chung phụ mẫu truy tiến 2 người đều đọc tên cả hai. Hôm nay chí thành dâng hương, quy mệnh 2 bậc giáo chủ Di Đà, Thích Ca nơi Cực
Lạc quốc, chư Phật, các bậc Thánh hiền tọa trên đài sen,
xin cảm thông tình cảnh. Lại vì, hiển khảo hưởng thọ…
tuổi, nguyên tạ thế ngày.. tháng… năm; hoặc cúng mẫu thân
hoặc tiến cả 2 theo đó mà đọc cho đúng. Tha thiết nghĩ
rằng; cha nghiêm (mẹ từ) đức trọng tợ non thái cao vòi
vọi, ân dưỡng dục khôn dò dường như biển cả khó mong
đáp đền. Bất hạnh thay sớm mất, con chưa được đền
ân trong muôn một. Ngày tháng qua nhanh, bóng quang âm biền biệt.
Hôm nay ngày… tháng… năm… nhân gặp tuần húy nhật, ngưỡng
mong ân đấng đại giác, trên đền đức cù lao (khó nhọc);
do vậy mời chư tôn đức tăng già tụng kinh… cầu siêu độ,
lấy đây làm vân lộ đưa lối chân linh sớm thoát cảnh u
đồ mà siêu sanh thoát hóa.
Lại
nguyện: ở cõi trời người được tăng 5 phước, mãn ý tùy
tâm, nếu chưa thoát ra các thú, cầu được lên 9 phẩm sen
tùy thời an trú. Dâng sớ, cung thỉnh Tam Bảo chứng minh. Phật
lịch 25… ngày… tháng… năm… Đệ tử Tỳ Kheo…
Chứng
nghĩa ghi: Việc báo đáp ân đức dưỡng dục của cha mẹ
và nghe lời nhắc nhở ân của người xuất gia, theo Kinh Đại
Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán ghi: Phật dạy 4 ân mà ân cha
mẹ là đứng đầu. Lương Hoàng Sám pháp ghi: kế lại nên
nghĩ tưởng đến ân dưỡng dục của cha mẹ, bế ẳm, cho
bú mớm, ái trọng tình thâm, thà mình chịu nguy hiểm để
cho con an ổn. Phật dạy: ân trong thiên hạ không gì hơn ân
cha mẹ, luận người bỏ tục xuất gia, chưa thể đắc đạo
chỉ cần việc học hành, làm thiện chớ bỏ, tích đức không
ngừng, ắt cảm được ân đức khó nhọc. Lại nói rằng,
trong đó có ân cha mẹ, kẻ mồ côi từ nhỏ khó thể gặp
lại, tưởng không lo lắng sao! Chưa đắc thần thông thiên
nhãn không biết được cha mẹ xả báo thần thức đi về
đâu, sanh ở chốn nào? Chỉ nên lo tạo phước để đền
đáp thâm ân, làm thiện không ngừng, công thành ắt đạt
được. Kinh dạy rằng, vì người mất mà tạo phước như
tặng tiền người đi xa; nếu sanh cõi trời, người công đức
càng tăng thêm, như gặp 3 đường ác hoặc bị tám nạn[6]
vĩnh viễn lìa được các sự khổ. Nếu người đủ tín tâm
chân chánh học chánh pháp làm cho 7 đời cha mẹ siêu ngộ,
bà con quyến thuộc nhiều đời lo sợ đều dứt trừ và được
giải thoát. Là mẫu người trí nên thành tâm chí hiếu hết
lòng báo ân. Sự truy tiến cúng hương linh nên vâng lời Phật
dạy.
Sách
Vân Thê Sùng Hành Lục ghi: Lương Pháp Vân người Dương Tiện,
xuất gia năm lên 7 tuổi là đệ tử Bảo Lượng pháp sư Chùa
Trang Nghiêm; Cấu Lãng Anh Tú ở chùa Diệu Âm giảng 2 Kinh
Pháp Hoa, Duy Ma. Học giả qui tụ lại có người tên Thành
Hiếu ham sắc khiến cho mẹ lo lắng, đến đổi thân gầy
gò quá đổi, qua nhiều ngày không ăn uống. Lượng pháp sư
nói rằng: Thánh nhân dạy lễ, bậc hiền cúi trông không để
thất thố sai sót. Vã ngoài tánh bất diệt còn phát xuất
từ Nho giáo huống nữa Phật có lời chí thiết: muốn báo
ân sanh thành, gần thời phụng dưỡng chăm sóc đúng nghi cách,
xa khuyên cha mẹ phát tâm Bồ Đề để hướng dẫn thần thức
nên sớm nghĩ việc xa. Giả sử gặp việc đến làm sao trở
tay cho kịp! Đang trong lúc còn sanh tiền, gần gũi chia ngọt
xẻ bùi, hầu hạ cháo cơm. Ngài Liên Trì ca tụng: mẹ Tăng
Tử chết, cơm cháo không vào miệng trong 7 ngày là việc cư
tang của Vân Công, dù sao với Tăng Tử ai làm sao hơn chứ?
Tục
ngữ có câu: Thích Tử từ bỏ đấng thân đâu có như vậy
sao? Lại nữa, đời Hậu Chu Đạo Không ở Trường An mà trọng
bao tử hương lý, tức kẻ có thế lực địa phương (phép
vua thua lệ làng). Đường Tôn Thất xuất gia năm lên 7 tuổi,
năm 19 tuổi may đỗ đạt được kỳ thi ở Trường An; lại
gặp thời binh biến, phải cõng mẹ vào Hoa Sơn dừng lại
tại một hang núi lánh nạn. Lúc bấy giờ lúa gạo, củi nước
đều quí hiếm chẳng kiếm ra gạo ăn, ông chỉ đi xin ăn
nuôi mẹ. Mẹ hỏi: “Con đã ăn gì chưa?” Vì sợ mẹ động
lòng lo nên đáp là đã ăn rồi. Mẹ nói: “Cha con chết trận
ở Hoặc Sơn (Nam Nhạc – Hành Sơn), con có thể tới đó tìm
lấy cốt đem về chôn cất được không?” Thất vâng lời
mẹ đi Hoặc Sơn thu nhặt hài cốt. Qua nhiều ngày đêm trì
tụng kinh chú chí thành những mong đạt mục đích. Người
xưa có tâm thành mà cảm, chích máu đổ xuống đống xương,
mong cho trong đống xương ấy cái nào cục cựa là đúng hài
cốt cha mình. Nhất tâm chuyên chú mắt không tạm rời mà
chỉ chăm chăm nhìn đống xương. Qua nhiều ngày như vậy,
có một hài cốt từ trong đống xương nhô ra, lay động. Thất
kiệt sức một hồi rồi tỉnh lại, nhặt cốt đựng trong
bình lớn mang về gặp mẹ. Đêm đó, bà mẹ mộng thấy chồng
về, sáng hôm sau quả nhiên hài cốt đã về tới nhà. Con
người do lòng hiếu mà cảm được như thế! Người sau dạy
đạo, luận kinh phần nhiều y cứ gốc xưa lấy cội nguồn
làm trọng. Việc này Ngài Liên Trì có 2 câu thơ tán thán rằng:
Nhịn
ăn nuôi đói mẹ hiền
Tụng
Kinh cảm động phăng tìm cốt cha!
Có
thể nói đại hiếu gồm việc còn mất đấy mà lòng chí
thành đã vượt cả cổ kim vậy. Than ôi! lạ thay và sau đây
là câu chuyện Tăng Đạo Kỷ rất gần gũi mẹ, cung kính các
bậc tôn túc, dệt vải may áo dâng mẹ. Hiếu của con nhà
họ Thích đối bậc thân sinh khác xa với người đời. Sách
truyện đăng tải đủ nêu những gương hiếu hạnh người
xưa. Đời nay do bịnh, con nhà Thích không trọng người thân
có 3 loại bất tài là cái tội của ông Tăng; hưởng của
thập phương cúng mà không nhớ nghĩ tới ân cha mẹ. Ba loại
bất tài đó là:
1-
Ngồi tòa cao nhàn hạ mà không đoái tới cha mẹ lao khổ như
người làm công
2-
Cắt lìa núm ruột xuất gia mà nhận người khác làm cha mẹ
nuôi
3-
Sống đã như vậy, chết không cúng kiến thật là không còn
lời thống thiết nào hơn.
Vong
bản
đến thế còn mong gì
chấn hưng
Phật Pháp
chứ?