10 CÔNG DỤNG VÀ LƯU Ý KHI DÙNG CÂY NGÔ ĐỒNG TRONG CHỮA BỆNH

5/5 – (1 bình chọn)

 10 CÔNG DỤNG VÀ LƯU Ý KHI DÙNG CÂY NGÔ ĐỒNG TRONG CHỮA BỆNH

Nghe đến tên gọi cây ngô đồng nhiều người thường nghĩ đây là một loại cây lương thực. Nhưng thực tế đây là một cây thuốc nam với nhiều công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Bài viết hôm nay xin được chia sẻ thông tin liên quan đến 10 công dụng và lưu ý khi dùng cây ngô đồng trong chữa bệnh. Đừng bỏ lỡ nhé!

Cây ngô đồng là gì?

Cây ngô đồng là một loài thực vật có hoa nằm trong họ Cẩm quỳ. Bao gồm 2 loại cây ngô đồng đó là cây ngô đồng cảnh và cây ngô đồng thân gỗ. 

Cây ngô đồng cảnh hay còn được gọi bằng một số tên khác như sen lục bình, sen núi,… Tên khoa học của cây ngô đồng cảnh đó là Jatropha podagrica Hook.f. Loại cây này thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). 

Cây ngô đồng thân gỗ hay còn có tên khác đó là cây bo rừng, trôm đơn… Tên khoa học của cây ngô đồng thân gỗ là Fimiana simplex (L.). Loại cây này thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).

Phân bố và thu hái cây ngô đồng

Nguồn gốc của cây ngô đồng cảnh là ở Trung và Nam Mỹ. Tại Việt Nam cây ngô đồng cảnh được trồng bằng hạt. Trồng rộng rãi từ đồng bằng đến miền núi.

Còn đối với cây ngô đồng thân gỗ phổ biến ở Nhật Bản, Camphuchia, Trung Quốc. Cây mọc hoang dại nhiều ở trong rừng kín, trên đất của núi đá vôi và trên cả đất chua ở nước ta.

Cây ngô đồng có thể được thu hái quanh năm. Các bộ phận được sử dụng đó là phần vỏ, thân và lá cây.

Phân bố và thu hái cây ngô đồng

Thành phần hóa học của cây ngô đồng

Hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu chính xác về thành phần hóa học của cây ngô đồng. Người ta tìm ra được trong thành phần của quả có chứa chất độc curin. Hạt của cây ngô đồng có có chứa dầu với hàm lượng hơn 40%.

Theo đông y rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát. Lá có tính bình, vị ngọt.

Tác dụng của cây ngô đồng

10 công dụng và lưu ý khi dùng cây ngô đồng trong chữa bệnh như sau: 

Tác dụng của cây ngô đồng cảnh

  1. Hỗ trợ chữa trị nhọt có mủ

Dùng 1-3 lá ngô đồng tươi rửa sạch. Sau đó cho thêm 1 tí muối rồi giã nhuyễn để đắp lên nốt mụn. Sử dụng băng gạc sạch để cố định lại khoảng 2-3 giờ. Mỗi ngày làm 1 lần và thực hiện liên tục trong 3-5 ngày. Kết quả phần mủ sẽ được hút sạch và khỏi.

  1. Hỗ trợ chữa mụn nhọt mới sưng

Ngắt 1 búp lá cây ngô đồng để cho nhựa chảy ra. Lấy phần nhựa này bôi lên nốt mụn và vùng da xung quanh. Khi nhựa khô thì tiếp tục bôi thêm 1 lớp nữa. Cứ bôi liên tục nhiều lần nhựa sẽ giúp giảm sưng, giảm viêm và tạo mủ.

  1. Chống nhiễm trùng cho vết thương

Các vết thương nhỏ do bị đứt tay, chân có thể dùng nhựa cây ngô đồng bôi trực tiếp lên vết thương. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho da. Sau một thời gian thực hiện vết thương sẽ nhanh chóng khỏi và không để lại sẹo.

  1. Bồi bổ sức khỏe cho nam giới

Sử dụng phần thân cây ngô đồng thái mỏng rồi đem đi phơi khô. Sau đó tiếp tục sao vàng để để ngâm rượu khoảng 3 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 20ml.

Tác dụng của cây ngô đồng

Tác dụng của cây ngô đồng thân gỗ

  1. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ, lòi dom

Dùng phần vỏ cây phơi khô, đốt rồi trộn với dầu. Sử dụng hỗn hợp này bôi vào hậu môn nơi bị trĩ.

  1. Trừ phong thấp, thấp khớp

Dùng khoảng 15-30g rễ cây ngô đồng để đun lấy nước uống.

  1. Chữa thủy thũng

Sử dụng khoảng 10-15g hoa ngô đồng để sắc lấy nước uống. Hoặc có thể dùng hoa tán bột uống cũng có tác dụng hỗ trợ trị bỏng lửa và bỏng nước.

  1. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mỡ máu cao

Dùng 10-15g lá ngô đồng đem sắc lấy nước uống trong ngày.

  1. Nhuộm đen tóc

Dùng vỏ cây ngô đồng rửa sạch đem phơi khô, đốt cháy rồi trộn cùng với dầu dùng để nhuộm tóc bạc.

Tác dụng của cây ngô đồng

Cây ngô đồng có độc không?

Mặc dù đem lại nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Nhưng chỉ sử dụng tốt phần thân, lá, nhựa. Một số nghiên cứu cho thấy quả và hạt của cây ngô đồng khá độc. Do trong hạt và quả có chứa chất curin, đây là một chất rất độc. Chất này có thể gây tình trạng ngộ độc, gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. 

Trẻ nhỏ nếu chẳng may ăn phải hạt của cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Những trường hợp ngộ độc nặng có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa.

Nếu như gặp phải các triệu chứng này cần phải tìm cách để bệnh nhân nô ra càng nhiều càng tốt. Sau đó nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Các bài thuốc từ cây ngô đồng chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng điều trị cần thông qua ý kiến của bác sĩ.

Khi muốn trồng cây ngô đồng để làm cảnh nên để ở những vị trí an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ em.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm được kiến thức bổ ích về 10 công dụng và lưu ý khi dùng cây ngô đồng trong chữa bệnh. Cám ơn bạn đã đọc bài viết và chúc bạn luôn vui khỏe mỗi ngày!

Rate this post

Viết một bình luận