Nếu bạn là người thích sự mạo hiểm và luôn khao khát chinh phục những đỉnh núi thì hãy ghi chú lại ngay 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này. Cuộc đời là những sự trải nghiệm, vì vậy hãy thực hiện những hành trình khám phá ngay khi bạn còn có thể nhé!
1. Fansipan (3.143m)
Fansipan được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” bởi vì nó là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, Lào và Campuchia. Bởi vị thế “nóc nhà”, Fansipan cũng chính là ngọn núi cao bậc nhất Việt Nam và là điểm hẹn của rất nhiều nhà leo núi trong và ngoài nước.
Fansipan nằm cách thị trấn Sapa khoảng 10km, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Bạn có thể chinh phục Fansipan bằng nhiều cách nhưng cách được lựa chọn nhiều nhất chính cung đường Trạm Tôn. Mặc dù đứng top trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhưng Fansipan lại khá dễ chinh phục hơn nhiều ngọn núi cao khác. Vì thế, nếu bạn mới bắt đầu thể loại trekking, thì bạn có thể lựa chọn cung đường này.
Đỉnh núi cao nhất miền Bắc – Fansipan 3.143m
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
Xem thêm bài viết: 5 điểm đến không thể bỏ qua khi đến Fansipan
2. Pusilung (3.076m)
Pusilung là ngọn núi cao thứ 2 trong top đỉnh núi cao nhất miền Bắc nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Nơi đây còn được mệnh danh là nóc nhà biên giới bởi đây chính là cột mốc số 42, nằm ở biên giới Việt – Trung. Cung đường trekking cũng thuộc loại dài nhất so với những cung đường khác và trước khi thực hiện hành trình chinh phục đỉnh núi cao thứ 2 này thì bạn phải xin giấy phép của bên biên phòng nhé!
Đỉnh núi cao thứ hai ở miền Bắc – Pusilung
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
3. Putaleng (3.049m)
Putaleng thuộc Lai Châu có độ cao 3.049 so với mực nước biển. Hành trình chinh phục đỉnh cao này bao gồm băng qua cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng, vượt những đoạn suối trong vắt róc rách chảy, băng rừng trúc thâm u hay chạm vào những gốc cây đỗ quyên cao nghều thả xuống cả thảm hoa rực rỡ và êm ái. Chính những điều trên đã góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ thú của Putaleng. Và làm cho Putaleng trở thành 1 trong những đỉnh núi đẹp nhất Tây Bắc mà bạn nên đặt chân tới.
Đỉnh núi cao thứ ba ở miền Bắc – Putaleng 3.049m
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
4. Bạch Mộc Lương Tử (3.046m)
Chỉ kém 3m so với Putaleng nên Bạch Mộc Lương Tử đứng thứ 4 trong top những Ngọn núi cao nhất Việt Nam. Nơi đây là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh của Bạch Mộc Lương Tử hiện đang trở thành một địa điểm “hot” không kém gì so với Fansipan chính bởi vì nó là một trong những địa điểm săn mây đẹp. Có thể nói “bình minh trên mây cao” đã trở thành thương hiệu cho của ngọn núi Bạch Mộc Lương Tử này.
Đỉnh núi cao thứ tư ở miền Bắc – Bạch Mộc Lương Tử/ Kỳ Quan San cao 3.046m
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
5. Khang Su Văn (3.012m)
Khang Su Văn thuộc Phong Thổ, Lai Châu với độ cao 3.012m so với mực nước biển. Nơi đây được ví như bức tường thành án giữa vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Tại đây, ngoài màu xanh của thảo quả khắp các triền núi và rừng trúc bí ẩn trong màn sương, thì mốc biên giới số hiệu 79 cũng là một điểm cực đáng giá trên hành trình chinh phục Khang Su Văn. Mặc dù đứng thứ 5 trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam được nhiều trekker tìm đến và muốn chinh phục. Nhưng để chinh phục Khang Su Văn, thì hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng.
Đỉnh Khang Su Văn cao 3.012m – cao thứ năm ở Việt Nam
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
6. Tả Liên Sơn (2.996m)
Đỉnh núi Tả Liên Sơn còn có tên gọi khác là Cổ Trâu. Có lẽ vì khi nhìn từ bản lên thì đỉnh núi cao vời vợi, kiêu hãnh như sống lưng của loài trâu mộng sống trong khu rừng nguyên sinh. Điểm đặc biệt của Tả Liên chính là thảm thực vật nguyên sinh đa dạng, những tán cây cổ thụ xum xuê, thân cây to lớn mà rêu phong và dương xỉ thì phủ kín khiến tất cả như biến thành khung cảnh cổ tích. Và khu rừng cổ tích ấy rất thích hợp cho bạn khám phá và chinh phục đỉnh cao.
Tả Liên Sơn cao 2.996m
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
7. Tà Chì Nhù (2.979m)
Tà Chì Nhù chiếm vị trí thứ 7 trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao 2.979m so với mực nước biển. Ngọn núi này là một trong những địa điểm săn mây lý tưởng và hay được gọi với cái tên “thiên đường mây nơi hạ giới”. Nhưng nếu không phải thời điểm săn mây thì ngọn núi này sẽ đổi tên thành “vương quốc nắng và gió” bởi địa hình chủ yếu là đồi trọc.
Thiên đường mây ở Tà Chì Nhù – nơi có độ cao 2.979m
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
8. Nhìu Cô San (2.965m)
Nhìu Cô San thuộc hành chính của huyện Bát Xát, Lào Cai. Đỉnh núi này còn khá hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh và thảm thực vật phong phú mang đến nhiều cảnh quan. Đặc biệt hơn, Nhìu Cô San là nơi khởi đầu của con đường đá cổ (Pavi) xuyên rừng phong dài tới 80km và điểm kết thúc là ở Sàng Ma Pho, Phong Thổ, Lai Châu.
Đỉnh Nhìu Cô San cao 2.965m xếp vị trí thứ 8 trong các đỉnh núi cao nhất Việt Nam
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
9. Lùng Cúng (2.913m)
Lùng Cúng nằm ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái với độ cao 2913 m. Đây chính là cung đường tuyệt đẹp để khám phá và mạo hiểm. Vào những ngày đẹp trời, khi bạn đứng ở đây, có thể phóng tầm nhìn về xã Chế Cu Nha, Khau Phạ và những khu vực lân cận. Đây là một vùng núi có đa dạng địa hình đồi cỏ, rừng rậm, rừng trúc,…với nhiều góc nhìn tuyệt đẹp.
Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913m (Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)
10. Lảo Thẩn (2.860m)
Vị trí cuối cùng trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Lảo Thẩn. Nơi đây được xem là “nóc nhà của Y Tý” và là một địa điểm lý tưởng mà thiên nhiên ban tặng cho những bạn yêu thích trekking và chạm tay được đến “thiên đường mây” trong mơ. Những gì thuộc về Tây Bắc đều đẹp đến nao lòng, và Lảo Thẩn cũng như thế.
Xem tổng hợp các tour trekking và đặt tour trekking giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral mời bạn bè đăng ký tài khoản Phuotvivu. Sau khi người được mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu bạn được 50K/1 người mới. Xem hướng dẫn.