10 dụng cụ thí nghiệm hóa học thông dụng (Phần 1)

10 dụng cụ thí nghiệm hóa học thông dụng (Phần 1)

Dụng cụ thí nghiệm hóa học bao gồm rất đa dạng sản phẩm và đặc biệt sản xuất với những tính chất riêng biệt nhằm phục vụ cho tiêu chuẩn phòng thí nghiệm. Các sản phẩm dụng cụ thí nghiệm được cấu thành từ nhiều loại chất liệu khác nhau nổi bật có thể kể đến là dụng cụ thủy tinh, sứ và nhựa, một số sản phẩm thí nghiệm được dùng trong những môi trường đặc biệt vì thế phải được làm bằng loại chất liệu có đặc tính chịu được nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp.

Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm mà dụng cụ thí nghiệm đạt được còn được đánh giá bởi nhiều yếu tố khách quan như hãng sản xuất, xuất xứ và giá thành. Bài viết sau sẽ cung cấp cho người đọc một số thông tin về những dụng cụ thí nghiệm hóa học thông dụng thường có mặt hầu hết trong các phòng thí nghiệm và ứng dụng cơ bản của chúng.

NỘI DUNG BÀI VIẾT BAO GỒM:

1. Cốc đốt thủy tinh

2. Bình tam giác

3. Bình cầu

3.1 Kẹp bình cầu

3.2 Co nối

3.3 Bếp đun bình cầu

4. Ống nghiệm thủy tinh

4.1 Nút đậy cao su, silicon

4.2 Giá ống nghiệm

5. Phễu

5.1 Phễu thủy tinh

5.1.1 Giá để phễu

5.1.2 Giấy lọc xếp sẵn

5.2 Phễu sứ

5.2.1 Giấy lọc

5.2.2 Nút cao su

Cốc đốt

Cốc đốt thủy tinh à dụng cụ thí nghiệm phổ biến có mặt hầu hết trong phòng thí nghiệm của các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện hay trường đại học. Cốc đốt thủy tinh được cấu thành từ nhiều loại thủy tinh khác nhau và có nhiều mục đích sử dụng như đựng dung dịch, pha chế chất lỏng và nung nóng hóa chất.

Thành miệng cốc có mỏ hướng ra ngoài giúp thao tác đổ dung dịch được dễ dàng hơn, ngoài ra thân cốc đốt còn có chia vạch giúp cho người sử dụng đong chia thể tích dung dịch cần sử dụng trong quá trình thí nghiệm và dễ dàng xác định được dung tích trong cốc tại thời điểm sử dụng.

Tuy nhiên độ chính xác trong đo lường dung tích của cốc đốt thủy tinh không cao so với những sản phẩm chuyên dụng dùng trong đo lường như ống đong, bình định mức, burette, etc.

Do vành miệng cốc rộng và có mỏ rót nên cốc đốt thủy tinh thường không có nắp/nút đậy.

>> Xem thử một số sản phẩm cốc đốt

📖

Câu hỏi thường gặp:

Q: Cốc đốt thủy tinh có các dung tích nào?

💬 Cốc đốt thủy tinh có nhiều kích cỡ đa dạng từ 5ml đến 10L

Q:  Có bao nhiêu loại cốc đốt thủy tinh?

💬 Cốc đốt thủy tinh có hai loại thông dụng là cốc đốt thấp thành và cốc đốt cao thành.

Q: Cốc đốt thủy tinh có các xuất xứ ở đâu?

💬 Hiện nay trên thị trường, Cốc đốt thủy tinh có nhiều xuất xứ như Trung Quốc, Đức, Mỹ, Nhật. Cốc đốt thủy tinh được bán rộng rãi thường là cốc đốt Trung Quốc.

Q: Điểm khác nhau giữa cốc đốt thủy tinh sản xuất tại Trung Quốc và cốc đốt thủy tinh sản xuất tại Đức?

💬 Loại cốc đốt thủy tinh sản xuất tại Trung Quốc là sản phẩm phổ thông và được bán rộng rãi trên thị trường. Về mẫu mã sản phẩm, cốc đốt thủy tinh Trung Quốc thường được in nhiều nhãn hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguồn hàng sản xuất.

Cốc đốt thủy tinh sản xuất tại Đức thường có thương hiệu rõ ràng (một số sản phẩm có xuất xứ được in thân trên cốc), sản phẩm được làm bằng thủy tinh cao cấp, sáng và trong suốt, thành mỏng chịu nhiệt tốt, vạch chia có tính chính xác, giá thành thường cao hơn nhiều so với cốc đốt Trung Quốc.

Q: Làm sao để bảo quản cốc đốt thủy tinh đúng cách?

💬 Rửa sạch và vệ sinh sạch sẽ cốc đốt thủy tinh sau khi dùng. Lau khô và bảo quản nơi khô ráo để tránh ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng.

Bình tam giác

Bình tam giác hay còn được gọi là bình nón. Là dụng cụ thí nghiệm vô cùng thông dụng trong phòng thí nghiệm, với thiết kế cổ hẹp và rộng dần xuống phần đáy việc sử dụng bình tam giác sẽ giúp cho việc pha hóa chất dễ dàng hơn. Bình tam giác cấu tạo với vòng miệng kín nên có thể sử dụng nút đậy bằng cao su, silicone (đối với bình cổ trơn) hoặc nút đậy thủy tinh (đối với bình cổ nhám). Ngoài ra, sản phẩm còn có thể gắn cố định vào giá đỡ để đun nóng dung dịch.

Bình tam giác cũng có vạch chia dung tích như cốc đốt tuy nhiên vạch chia cũng chỉ mang tính chất tương đối không dùng trong việc đo lường chính xác.

Khuyến cáo: không nên đun khi đậy nắp vì việc này dễ dẫn đến nổ bình do áp lực bị dồn nén bên trong.

>> Xem thử một số sản phẩm bình tam giác

📖

Câu hỏi thường gặp:

Q: Có bao nhiêu loại bình tam giác?

💬 Bình tam giác thông dụng có hai loại là bình tam giác cổ rộng và bình tam giác cổ hẹp.

Bình cầu

Bình cầu còn được biết đến là bình thủy tinh chuyên dành để đun hoá chất. Thông thường sản phẩm có đáy tròn hoặc bằng và cổ dài. Bình cầu được sử dụng như một loại dụng cụ thí nghiệm dùng để dựng hóa chất dạng lỏng với mục đích để lắc và đun. Bình cầu đi kèm với nút đậy bằng thủy tinh (đối với bình cầu cổ nhám) hoặc cao su, silicone (đối với bình cầu cổ trơn).

Ngoài ra, bình cầu còn có các loại phù hợp với nhiều mục đích sử dụng cũng như yêu cầu của thí nghiệm như bình cầu hai cổ, bình cầu ba cổ, etc. Cổ bình cầu thường được làm nhám và có nhiều kích thước cổ khác nhau.

>> Xem thử một số sản phẩm bình cầu

📖

Câu hỏi thường gặp:

Q: Phụ kiện bình cầu bao gồm những sản phẩm nào?

💬 Phụ kiện bình cầu rất đa dạng và biến tấu nhiều mẫu mã nhằm mục đích hỗ trợ người sử dụng trong quá trình thao tác với bình cầu. Một số sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến như:

3.1 Kẹp bình cầu:

dụng cụ dùng để cố định bình cầu trên chân giá thí nghiệm

Vòng nối cổ bình cầu: dùng để cố định cổ bình cầu và giữ chắc sản phẩm khi kết hợp bình cầu với những dụng cụ thí nghiệm khác (ví dụ: sinh hàn)

3.2 Co nối:

là dụng cụ hỗ trợ, dùng để gắn vào cổ bình cầu, tách nhánh sản phẩm và nối thêm với những dụng cụ thí nghiệm khác.

3.3 Bếp đun bình cầu:

Có nhiều dung tích phù hợp với từng kích thước bình cầu. Sản phẩm được khuyến nghị sử dụng khi đun nóng bình cầu vì sẽ làm dung dịch trong bình cầu nóng đều từ đó cho ra kết quả thí nghiệm chính xác hơn.

Khuyến cáo: không nên đun khi đậy nắp vì việc này dễ dẫn đến nổ bình do áp lực bị dồn nén bên trong

Ống nghiệm thủy tinh

Ống nghiệm thủy tinh thường được sử dụng để đựng dung dịch với dung tích nhỏ hoặc các mẫu hóa chất thí nghiệm. Ống nghiệm thủy tinh được ứng dụng dùng trong:

✔️ So sánh kết quả giữa những phản ứng hóa học.

✔️ Nuôi cấy vi sinh vật

✔️ Thử các tính chất của mẫu vật trong phòng thí nghiệm hoặc quy trình kiểm tra chất lượng

Khuyến cáo: không được đun hoặc làm nóng ống nghiệm.

Ống nghiệm dùng để đốt khác với những loại ống nghiệm thông thường dùng để nuôi cấy vi sinh. Ống nghiệm thủy tinh có để đốt phải được sản xuất bằng thủy tinh cao cấp, chịu nhiệt và có độ bền cao tránh rủi ro bể vỡ trong quá trình sử dụng ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng.

Hiện nay trên thị trường các loại ống nghiệm thủy tinh có chất lượng cao thường có xuất xứ từ Đức, Ý. Tuy giá thành cao hơn loại ống nghiệm thủy tinh thông thường nhưng lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

📖

Câu hỏi thường gặp:

Q: Phụ kiện ống nghiệm thủy tinh bao gồm những sản phẩm nào?

4.1 Nút đậy cao su, silicon:

Ống nghiệm thủy tinh thông thường có thể dùng với nút dậy bằng cao su hoặc silicon. Đối với một số loại ống nghiệm có miệng roan thì sẽ có nút vặn bằng nhựa.

4.2 Giá để ống nghiệm:

Tùy vào kích thước ống nghiệm mà người sử dụng lựa chọn loại giá ống nghiệm phù hợp. Giá ống nghiệm giúp bảo quản ống nghiệm thủy tinh tốt hơn như hạn chế được mẻ vỡ, phơi khô ống nghiệm sau khi sử dụng, etc.

Phễu

Phễu thí nghiệm tương đối giống phễu thông thường bao gồm miệng và ống phễu. Thiết kế đặc biệt dành cho phòng lab với vật liệu là sứ, nhựa hoặc thủy tinh. Bên cạnh đó, ống phễu có thể dài ngắn tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

5.1 Phễu thủy tinh

Dùng trong thí nghiệm có nhiều kích thước khác nhau phụ thuộc vào yếu tố cần sử dụng của người dùng như dung lượng hóa chất và tốc độ chảy của dung dịch.

>> Xem thử một số sản phẩm phễu 

📖

Câu hỏi thường gặp:

Q: Phụ kiện phễu thủy tinh bao gồm những sản phẩm nào?

5.1.1 Giá để phễu:

Được ứng dụng để gác phễu thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm, giúp bảo quản phễu được tốt hơn, trách nứt mẻ ống phễu trong quá trình bảo quản. Giá để phễu còn giúp phơi khô phễu sau khi sử dụng.

5.1.2 Giấy lọc xếp sẵn:

Dùng để lọc dung dịch.

5.2 Phễu sứ

Phễu sứ thường có thiết kế tương đối khác với phễu thủy tinh hoặc phễu nhựa thông thường, với phần lòng phễu rộng, hình trụ đế bằng và có lỗ lọc ở phần đế phễu. Thường được dùng để lọc dung dịch, dung môi, etc. với kích thước lỗ lọc khác nhau tùy nhu cầu người sử dụng.

>> Xem thử một số sản phẩm phễu

📖

Câu hỏi thường gặp:

Q: Phễu sứ thường được dùng chung với những sản phẩm nào?

5.2.1 Giấy lọc:

Dùng để đặt vào lòng phễu, trên lỗ lọc ứng dụng để lọc tạp chất trong dung dịch.

5.2.2 Nút cao su:

Thường được khoan lỗ gắn vào ống phễu, dùng để đậy bình chứa dung dịch đã được lọc.

Rate this post

Viết một bình luận