Hoa hồng có lẽ là một trong các loài hoa quen thuộc và được biết đến nhiều tại nước ta và trên nhiều nơi trên thế giới. Tại các nước phương tây, hoa hồng là loài cây được ưa chuộng nhất và có tầm quan trọng ngang với hình tượng hoa sen trong văn hoa châu Á.
Giới thiệu về hoa hồng (Roses)
Trong nhiều nền văn hóa, bông hoa hồng là hiện thân của cái đẹp, sự hoàn mỹ và tình yêu,… gắn liền với những sự tích hoa hồng từ xưa. Đặc biệt trong văn hóa phương tây, hoa hồng với màu đỏ như máu được coi là biểu tượng cho sự phục sinh. Đối với người Ấn Độ, hoa hồng biểu thị một vẻ đẹp hoàn mỹ không tì vết. Là loài hoa của tình yêu, những bông hoa hồng là một phần không thể thiếu trong các ngày lễ tình nhân. Hiện nay có rất nhiều điểm bán cây giống hoa hồng bởi nhu cầu ngày càng tăng ở nước ta.
Ban đầu, cây hoa hồng xuất hiện ở các vùng Trung Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Sau đó giống cây này được đem đi trồng tại khắp nơi trên thế giới và cực kì được ưa chuộng. Các loài hoa hồng hiện nay đều thuộc chi Rosa, họ hoa hồng với hơn 100 loài hoa khác nhau. Chủ yếu cây được trồng để làm cảnh và hương thơm.
Hoa hồng thân gỗ là cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai nhọn, cứng, chiều cao từ 1 -2m. Lá cây là dạng lá kép lông chim, có lá chét, thường mọc đối xứng nhau tại các điểm mắt của thân. Hoa hồng thơm, có đa dạng màu sắc như: đỏ, trắng, vàng, đen,…. nhưng đặc trưng nhất vẫn là màu đỏ. Hoa có nhiều cánh do nhị đực biến thành, đế hoa có hình chén và dần trưởng thành tạo thành quả.
Không chỉ là một loại hoa cảnh đẹp,
Các loại hoa hồng đẹp nhất hiện nay
Mặc dù là loại hoa quen thuộc, hiện diện trong các ngày lễ Tết Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về các loại hoa hồng đâu nhé. Hoa hồng có thể phân biệt dựa theo màu sắc: hoa hồng đen, hoa hồng tím,… hoặc dựa theo nguồn gốc xuất xứ như: hoa hồng juliet, hoa hồng red eden, hoa hồng blue sky, hoa hồng abraham,… Và dưới đây là 10 loại hoa hồng đẹp và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Cây hoa hồng cổ sapa có những tên gọi khác nhau như hồng trà cổ, hồng cổ Pháp,… và là một trong những loại hồng được ưa chuộng nhất hiện nay. Khi người Pháp đem quân xâm lược Việt Nam trước kia đã đem theo giống cây này. Thời đó chủ yếu cây được trồng trong các dinh thự tại Sapa nên mới có tên hoa hồng cổ Sapa.
Hồng cổ Sapa có cánh kép, dạng khum trà có màu hồng sen và hương thơm quyến rũ. Cây sinh trưởng rất mạnh mẽ và cho nhiều hoa nên được trồng khá nhiều.
Để cây hoa hồng cổ Sapa xanh tốt và ra hoa đẹp, nên chọn các loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng để trồng cây. Tốt nhất là kết hợp bón phân bò và đậu tương ngâm để cây nở hoa to và đẹp. Đồng thời chú ý bấm tỉa cành lá già, héo để cây lên chồi mới nhanh.
Xem thêm: 17 loại hoa hồng cổ đẹp và quý ở Việt Nam và Thế Giới
Hoa hồng vàng
Giống như tên gọi của nó, bông hoa hồng vàng có màu vàng rất sáng và bắt mắt. Vì thế cây được coi là biểu tượng của tình bạn chân thành và tình yêu ấm áp. Cây ban đầu được phát hiện tại các vùng Trung Đông ở thế kỉ 18. Sau đó được lai tạo và trồng ở nhiều nơi nên ngày nay cây hoa hồng vàng có khá nhiều loại với kiểu dáng, kích cỡ khác nhau.
Cũng như hoa hồng cổ Sapa, đất trồng cây hoa hồng vàng phải là loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Nếu có thể nên thay đất mỗi năm một lần cho cây phát triển tốt. Đặt cây tại vị trí thoáng gió và nhiều nắng có thể tránh sâu bệnh gây hại cho cây.
Cây hoa hồng trứng
Cây hoa hồng trứng có nguồn gốc từ Hà Lan và có kích thước nhỏ so với đa số các loại cây khác. Cây có nhiều màu hoa khác nhau như cam, đỏ, vàng, trắng,… đẹp và xinh xắn. Bông hoa có hình tròn và chụm lại nhìn giống quả trứng nên có tên hoa hồng trứng.
Cây có phần khó trồng, khó chăm sóc và dễ bệnh hơn các loại hoa hồng khác. Nên trồng cây tại vị trí thoáng gió và nhiều nắng để hạn chế sâu bệnh. Đất trồng cây tốt nhất là loại đất mùn giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Cây hoa hồng xanh lá cây hay Jane green là một loại cây đẹp và ra nhiều hoa. Các cánh hoa có màu xanh lá mới lạ và cực kỳ bắt mắt. Mỗi lần cây trung bình nở từ 3-7 bông tạo thành một chùm. Nếu điều kiện thời tiết mát mẻ, hoa có thể tươi đến 5-6 tuần.
Màu xanh lá là màu của tự nhiên và sức sống. Vì thế cây hoa hồng xanh lá cây mang lại cảm giác bình yên, nhẹ nhàng và dễ chịu cho những người ngắm nhìn. Cách chăm sóc cây hoa hồng xanh lá khá dễ dàng vì cây ít bị tấn công bởi sâu hại và nhiễm bệnh hơn so với các cây hoa hồng khác. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cũng nên tưới nước, bón phân đều đặn để cây phát triển khỏe mạnh và phun thuốc nếu cây bị bệnh.
Hoa hồng nhung
Cây hoa hồng nhung là cây hoa hồng cổ truyền thống của Việt Nam. Hoa hồng nhung có màu đỏ thắm như những tấm vải nhung nhìn vô cùng quý phái và sang trọng. Giống đa số các loại hoa hồng, cây là thực vật thân gỗ mọc thành bụi và có nhiều gai. Không chỉ có cánh hoa dày, đẹp, cây hoa hồng nhung còn có hương thơm rất quyến rũ và khó quên.
Hoa hồng nhung từ lâu đã là loài hoa của tình yêu và là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong những ngày lễ tình nhân, bông hồng nhung là một phần không thể thiếu để những người đang yêu dành tặng cho nhau. Cây khỏe mạnh và thích hợp với khí hậu Việt Nam. Vì vậy chỉ cần đảm bảo ánh sáng, dinh dưỡng và nước tưới hợp lý là cây sẽ phát triển rất tốt.
Cây hoa hồng quế
Cây hoa hồng quế là loại cây bụi nhỏ sống lâu năm cao từ 0,4-1,5m. Lá hoa hồng có hình bầu dục hơi tròn màu xanh đậm. Cánh hoa mỏng, khá nhỏ có màu hồng và màu hồng phấn. Cây khá sai hoa và nở rất nhiều vào mùa xuân nhưng lại nhanh héo.
Cây hoa hồng quế mang ý nghĩa về sự liên kết giữa con người cùng với tình yêu. Cây ít sâu bệnh và sức sống dồi dào nên việc chăm sóc cây tốn ít công sức. Trồng cây tại vị trí nhiều nắng và thông thoáng để cây xanh tốt và sai hoa.
Hoa hồng bạch
Hoa hồng bạch là giống cây hồng khá được ưa chuộng bởi sự tinh khôi của nó. Hoa của cây thường có màu trắng trong, trắng ngà hoặc trắng sữa. Hương hoa có mùi thơm nhẹ và đài hoa có màu xanh. Hoa hồng bạch thường nở vào mùa thu nhìn rất đẹp và thuần khiết.
Nhiều người tin rằng cây mang ý nghĩa về sự thanh cao và tao nhã. Hình ảnh cây hoa hồng bạch tượng trưng cho người con gái ngây thơ và trong trắng. Cây cần có các điều kiện sinh sống giống như những loài hoa hồng khác. Tuy nhiên một số loài sâu trùng và vi khuẩn có hại có thể gây các bệnh thường gặp ở cây hoa hồng. Để phòng trừ sâu bệnh và côn trùng có hại, nên sử dụng các loại thuốc chuyên dụng cho cây.
Hoa hồng leo còn có tên khác là cây hoa hồng dây được du nhập vào nước ta từ châu Âu. Cây có thân leo cùng các cành lá buông rủ có nhiều gai nhọn. Hoa hồng leo mọc đơn, to và nở bung rực rỡ với các cánh hoa dày. Các bông hồng leo có nhiều màu từ đỏ, tím, hồng, trắng,…
Có nguồn gốc từ châu Âu nên cây thích hợp với khí hậu lạnh. Thông thường cây hoa hồng leo Pháp được trồng nhiều tại các vùng phía bắc và cao nguyên có nhiệt độ thấp. Nếu trồng cây tại vùng đồng bằng, chú ý không để cây tiếp xúc quá lâu với ánh nắng trực tiếp.
Tham khảo: Cách chăm sóc hoa giấy ra hoa quanh năm
Hoa hồng tím là một trong những loài hoa hồng đẹp và sang trọng nhất. Bông hoa có màu tím tuyệt đẹp mang lại cho người nhìn cảm giác huyền bí và quyến rũ. Cây hoa hồng tím được ví như người phụ nữ đẹp lộng lẫy và kiêu sa. Bên cạnh đó, hoa hồng tím còn mang ý nghĩa về một tình yêu chân thành và dài lâu.
Là loài hoa đẹp và mang nhiều ý nghĩa, hoa hồng tím rất được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới. Dù là trưng bày trong nhà với mục đích trang trí hay làm quà tặng thì hoa hồng tím đều là lựa chọn tuyệt vời.
Cây hoa hồng Pháp
Cây hoa hồng Pháp là một trong những loại cây nước ngoài được trồng nhiều ở nước ta. Hoa hồng Pháp khá to và được coi là một trong những loại hoa hồng bông to nhất với đường kính lên đến 15cm nếu điều kiện thích hợp. Màu hoa của cây đa dạng như màu vàng, đỏ, hồng,…
Là loại cây sinh trưởng khá mạnh, hoa hồng pháp có thể trồng làm hàng rào hoặc trang trí trong các biệt thự, sân vườn. Cây ưa nắng nên trồng tại vị trí nhiều nắng sẽ ra hoa đẹp và nhiều hơn.
Ngoài những loại hoa hồng kể trên thì các bạn có thể tham khảo thêm những loại khác như: hoa hồng trứng, hoa hồng gai, hoa hồng bạch, hoa hồng cổ Hải Phòng,…
Ý nghĩa của hoa hồng theo màu sắc và số lượng
Từ lâu, hình ảnh bông hoa hồng đã gắn liền với biểu tượng tình yêu, hiện thân cho cái đẹp, cho sự viên mãn,… Vì thế, mỗi dịp lễ, Tết thì hoa hồng lại được ưu tiên lựa chọn để thay lời yêu thương gửi đến cho mọi người. Tuy nhiên, bạn đã hiểu về ý nghĩa của hoa hồng theo màu sắc, hay số lượng hoa chưa? Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Theo màu sắc
Với mỗi màu sắc khác nhau thì hoa hồng lại mang một ý nghĩa biểu tượng riêng, dưới đây là ý nghĩa của từng loại:
- Ý nghĩa hoa hồng đỏ: Tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, say đắm và nồng nàn. Theo truyền thuyết Hy Lạp thì hoa hồng đỏ đại diện cho thần Venus – vị thần của tình yêu và sắc đẹp. Vì thế vào những dịp lễ tình yêu thì người ta thường dành những bông hồng đỏ để tặng cho nửa kia của mình.
- Ý nghĩa hoa hồng trắng: Đây cũng là loại hoa tượng trưng cho tình yêu, tuy nhiên khác với hoa hồng đỏ thì màu trắng tượng trưng cho tình yêu thuần khiết, tinh tế và sự chân thành. Ngoài ra, hoa hồng trắng còn dùng để tưởng nhớ cho những người thân đã khuất.
- Ý nghĩa hoa hồng vàng: Với sắc màu tươi sáng, màu của niềm vui, của ánh mặt trời ấm áp nên hồng vàng chính là biểu tượng cho sự tươi mới, hạnh phúc và khởi đầu tươi sáng. Thường sử dùng để tặng cho bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp.
- Ý nghĩa hoa hồng xanh lá: Tượng trưng cho tình yêu vô bờ, cho sự tươi trẻ và sự phát triển.
- Ý nghĩa hoa hồng xanh dương: Tượng trưng cho sự hi vọng, tình yêu vĩnh cửu.
Theo số lượng
Dưới đây là ý nghĩa số lượng hoa hồng mà không phải ai cũng biết:
- 1 bông: Trái tim anh chỉ có mình em
- 2 bông: Cả thế giới này chỉ có hai ta
- 3 bông: Anh yêu em rất nhiều
- 10 bông: Tình đôi ta thập toàn thập mỹ
- 33 bông: Tượng trưng cho tình yêu cuồng nhiệt
- 99 bông: Tình yêu không bao giờ phai
- 365 bông: Ngày nào anh cũng nghĩ đến em
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng đẹp tại nhà
Hiện nay, chơi hồng là một trong những thú vui đối với người chơi cây cảnh, bởi đem lại giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao. Mặc dù là một loại cây hoa cảnh dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những kỹ thuật dưới đây:
Cách nhân giống
Cây hoa hồng thường được nhân giống bằng cách giâm cành, do đặc điểm nhanh, dễ thực hiện. Để nhân giống hoa hồng thì bạn cần thực hiện các bước dưới đây:
- Bước 1: Lựa chọn cành giâm khỏe, chứa nhiều mắt, không chứa sâu bệnh hại. Cắt bỏ bớt phần lá trên cành giâm.
- Bước 2: Tiến hành ngâm cây qua dung dịch kích thích mọc rễ hoặc vôi.
- Bước 3: Giâm cây ở cát hoặc đất ẩm để cây nhanh nảy mầm.
- Bước 4: Sau khoảng từ 2 – 4 tuần khi cây mọc rễ thì có thể trồng vào bầu hoặc chậu cây.
Chuẩn bị giá thể
Để có được một chậu cây hoa hồng đẹp, nhanh ra hoa thì lựa chọn giá thể rất quan trọng. Bạn nên đảm bảo khả năng giữ ẩm và khả năng thoát nước cao. Tỷ lệ giá thể để bạn có thể tham khảo: 2 phần đất thịt, 2 phần cát, 4 phần xơ dừa và tro trấu ủ mục, 2 phần phân chuồng hữu cơ.
Chọn chậu và vị trí trồng
Vì là loại rễ trần to, phát triển nên khi chọn chậu trồng cây hoa hồng thì bạn nên ưu tiên chọn những loại có kích thước lớn, có lỗ thoát nước tốt. Và hoa hồng là loại cây ưa nắng, đảm bảo tiếp xúc ánh sáng từ 6h mỗi ngày nên bạn nên trồng hoặc đặt chậu cây ở ngoài trời, nơi có ánh sáng tốt.
Kỹ thuật cắt tỉa
Để có một chậu cây hoa hồng cảnh đẹp thì bạn nên thường xuyên cắt tỉa cho cây, việc cắt tỉa lá sẽ giúp tạo tán, tạo dáng giúp cho cây đẹp hơn và còn là để kích cây, giúp cây nhanh phát triển ra hoa.
Dựa vào chu kỳ ra hoa của chậu cây mà bạn nên lựa chọn thời điểm cắt tỉa hoa hồng cho hợp lý, ví dụ, hoa hồng bụi có chu kỳ ra hoa từ 5 – 7 tuần thì bạn nên cắt tỉa ở tuần từ 3 – 4 để đảm bảo chất dinh dưỡng nuôi hoa.
Bón phân
Với phần rễ phát triển, nhu cầu về chất dinh dưỡng nuôi cây khá cao nên bạn cần bón phân NPK khoảng 1 – 2 tuần/lần. Nên hòa tan phân bón với nước để đảm bảo cây có thể hút hết chất dinh dưỡng.
Nếu cây hoa hồng đã cứng cáp nhưng có ít nụ và hoa nở không sai thì bạn có thể tiến hành bổ sung thêm phân bón hữu cơ cho cây.
Phòng ngừa sâu bệnh
Mặc dù là loại cây dễ trồng và chăm sóc nhưng hoa hồng cũng dễ bị bệnh, dưới đây là một vài bệnh phổ biến và cách phòng ngừa để các bạn có thể tham khảo:
Hoa hồng bị vàng lá
Nguyên nhân là do bón phân không đúng giai đoạn khiến cho cây héo lá trên ngọn và bị vàng lá. Thông thường lá sẽ bị héo và sang ngày thứ 2 sẽ bị vàng lá và dần sẽ khiến cây bị héo. Đây là dấu hiệu của hiện tượng ngộ độc phân bón hóa học do sử dụng quá liều hoặc không đúng cách.
Biện pháp là loại bỏ bớt lớp phân trên bề mặt ngoài chậu và xới đất kết hợp bón phân trùn quế Pb01 để ổn định độ pH giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bệnh phấn trắng hoa hồng
Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra, loại nấm này thường có vào mùa mưa với độ ẩm trên 85%. Dấu hiệu của bệnh phấn trắng là xuất hiện các vệt dạng bột màu trắng xám trên các ngọn, chồi hoặc lá non khiến cho hoa không nở, thậm chí khiến cây chết.
Để phòng ngừa thì bạn nên tỉa toàn bộ những cành cây bị nhiễm bệnh, sử dụng các loại thuốc trị bệnh như: Đồng Nano, Bellkute 40 WP, Map super 300, ECAmistar top 325SC, Nativo 750WG, Saprol 190DC,… để giúp loại bỏ sâu bệnh tốt hơn.
Bệnh đốm đen hoa hồng
Đây là bệnh phổ biến ở hoa hồng vào mỗi dịp mưa, nguyên nhân là do nấm Diplocarpon rosae gây ra. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện những chấm đen tròn trên lá, lề ngoài có màu vàng, xuất hiện ở dưới lá.
Biện pháp phòng ngừa là sử dụng thuốc như Kasuran 47WP, Coc 85WP để phun cho cây, loại bỏ hết nấm bệnh.
Như vậy, phía trên mình đã chia sẻ cho các bạn tất cả thông tin về cây hoa hồng cũng như cách chăm sóc tại nhà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi trồng hoa hồng tại nhà nhé.