Cập nhật 5 tháng trước
5.432
Tết đến xuân về cũng là dịp nhà nhà người người kéo nhau đi mua sắm. Thế nhưng, chi tiêu thế nào vừa hợp lý vừa tiết kiệm là một bài toán khó. Bỏ túi ngay 10 mẹo để mua sắm ngày Tết đầy đủ nhưng “kinh tế” cho cả gia đình!
1“Săn” các mặt hàng khuyến mãi thiết yếu
Cuối năm là thời điểm các nhãn hàng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm. Đây là cơ hội tốt để mua những món đồ mình yêu thích với giá tốt hơn và tiết kiệm chi phí đáng kể. Hơn thế, đây cũng là thời điểm không thể phù hợp hơn để bạn thay “áo mới” cho các thiết bị thiết yếu trong gia đình mình hoặc mua sắm quà Tết cho ông bà, cha mẹ, người thân.
Thông tin chương trình “Siêu Sale cuối năm: Giảm SỐC đến 50%, mua online săn Coupon giảm thêm từ 5 – 15%” tại Điện máy XANH:
- Thời gian khuyến mãi: 3/1 – 31/1/2022.
- Chi tiết giá bán, khuyến mãi có thể thay đổi theo thời gian. Mời bạn cập nhật thông tin mới nhất TẠI ĐÂY.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng mua sắm quá tải, bạn nên lập ra danh sách các món đồ cần thiết nhất để quản lý mức chi tiêu hợp lý nhất có thể.
2 Mua sắm vừa đủ dùng
Tâm lý của hầu hết mọi người trong dịp năm mới luôn muốn trong nhà đủ đầy để cả năm sung túc. Quan niệm này dẫn đến việc mua sắm quá mức những thứ không cần dùng đến. Nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng cao so với thường ngày, nhiều chị em nội trợ thường có thói quen dự trữ thức ăn rất nhiều cho dịp Tết.
Thế nhưng, việc dự trữ trong thời gian dài đối với các thực phẩm tươi sống hay rau củ sẽ khiến thực phẩm bị hao hụt đi một phần dinh dưỡng.
Thông thường, các khu chợ hay siêu thị thường hoạt động trở lại ngày từ mùng 2 Tết. Chính vì vậy, gia đình bạn chỉ cần ước tính lượng thức ăn cần mua trong 1 – 2 ngày. Sau đó, mua mới để bổ sung vừa không bị hư hỏng, lãng phí, lại đáp ứng được bữa ăn đa dạng, an toàn trong mùa Tết.
Đối với các thực phẩm cần dự trữ, bạn cũng nên bố trí sắp xếp tủ lạnh, tủ đông hợp lý để bảo quản thức ăn đúng cách, tốt nhất.
3 Tận dụng đồ cũ trang trí ngày tết
Ngoài thực phẩm hay bánh kẹo cần phải sắm mới trong dịp Tết, phần trang trí nhà cửa hoàn toàn có thể được tái sử dụng để tiết kiệm chi phí đáng kể như cây cối (đào, quất,…) hay câu đối, lọ hoa, ấm trà,…
Những tờ giấy báo, chai lọ, rổ rá cũ thay vì vứt đi, bạn cũng có thể sáng tạo chúng thành những vật dụng trang trí vừa độc đáo lại vừa thêm lạ mắt cho không gian của mình. Và chắc chắn cách này còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi kha khá trong mùa Tết đấy.
4 “Của nhà tự làm”
Bánh chưng, giò chả, dưa hành, thịt gà… là những nét truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Thật sự những món ăn này tương đối không khó để thực hiện, chỉ cần một chút chỉ dẫn và khéo tay, bạn hoàn toàn có thể tự làm cho cả nhà cùng thưởng thức.
Hơn hết, vấn đề an toàn thực phẩm ngày Tết luôn là vấn đề đáng lo ngại. Việc tự tay làm những món ăn truyền thống không chỉ đảm bảo được chi phí, đảm bảo vệ sinh, mà còn tạo thêm những khoảnh khắc cả gia đình quây quần chuẩn bị cho ngày đầu năm mới.
5 Bảo quản thức ăn thừa đúng cách
Vì thói quen mua sắm “không ngừng nghỉ” của chị em nội trợ, việc dư thừa thức ăn là điều hiển nhiên xảy ra trong mọi gia đình dịp Tết. Thay vì đổ bỏ lãng phí, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh.
6 Lên kế hoạch chi tiêu đúng cách
Tết là dịp chúng ta phải chi tiêu rất nhiều, vừa mua sắm vừa biếu quà cáp, vừa lì xì mừng tuổi. Nếu bạn không có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu, rất dễ rơi vào tình trạng hụt ngân sách, chi lố tay dẫn đến thiếu các khoản khác.
Nếu có điều kiện thì bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình rộng rãi một chút, còn không thì bạn phải vạch ra một kế hoạch chi tiêu thích hợp trong một số tiền cho phép, tránh lãng phí.
7 Hạn chế ăn bên ngoài, tích cực dùng bữa ở nhà
Ăn ở nhà là dịp cả gia đình quây quần, sum họp ấm cúng. Nếu bạn đi ăn ngoài vào dịp Tết bạn sẽ phải trả chi phí gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với ngày thường.
Xem thêm: 19 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, giúp Tết thêm tròn vị
8 Cân nhắc danh sách lì xì và quà tặng đầu năm
Năm mới tặng quà, biếu tiền cho hai bên nội ngoại và lì xì cho trẻ con là rất cần thiết. Quà tặng và tiền lì xì trong dịp đầu năm biểu thị cho sự may mắn, mừng một năm mới mọi việc tốt lành.
Tuy vậy, không cần thiết phải là thứ đắt tiền hay lì xì nhiều tiền mà hãy chọn những quà có ý nghĩa sẽ được lòng người nhận mà người tặng cũng bớt được kha khá tiền. Tấm lòng và tình cảm vẫn là trên hết trong những ngày Tết đoàn viên thế này.
9 Tham khảo và so sánh giá
Trước khi mua sắm, bạn hãy tìm kiếm các thông tin địa điểm và giá cả các mặt hàng để so sánh, tham khảo chất lượng của nó.
Bạn nên dành thời gian để tra cứu Internet hoặc đến các siêu thị, chợ, cửa hàng để có thể xem xét hết giá cả và các mặt hàng thiết yếu cần mua, sau đó mới quyết định mua những mặt hàng nào.
10 Rủ bạn bè sắm Tết chung
Các hộ gia đình hoàn toàn có thể mua sắm chung các mặt hàng đặc trưng cho ngày Tết. Nếu bạn rủ bạn bè sắm Tết chung thì chắc chắn bạn sẽ mua hàng với giá sỉ ưu đãi khuyến mãi hậu hĩnh hay quà tặng đi kèm, chắc chắn cũng giúp bạn tiết kiệm thêm được một khoản.
Xem thêm: 4 đồ gia dụng cần có trong các buổi sum họp gia đình dịp lễ Tết
Hy vọng những mẹo trên có thể giúp bạn chi tiêu hợp lý trong những ngày Tết sắp tới. Hãy chia sẻ với Điện máy XANH các mẹo giúp tiết kiệm chi tiêu dịp Tết mà bạn biết bằng cách bình luận bên dưới nhé!