Chăn nuôi diện tích nhỏ là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, đa số diễn ra tại các hộ gia đình nông dân, có quy mô nhỏ, có tầm vóc hướng đi dưới mức chăn nuôi ở trang trại và chủ yếu do người lao động trong hộ gia đình thực hiện.
Ở Việt Nam một số mô hình chăn nuôi phổ biến theo hướng này là chăn nuôi gia súc, gia cầm như gà, vịt, heo, bò…Những loại hình này đang đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các hộ chăn nuôi đồng thời góp phần nâng cao đời sống xã hội cho người chăn nuôi.
10 Mô Hình Chăn Nuôi Diện Tích Nhỏ Lãi Cao
Nuôi bồ câu thịt
Nuôi bồ câu thịt đang được xem là loại hình khá dễ nuôi, ít chiếm diện tích và đem lại thu nhập cao cùng với lợi ích chăn nuôi tốt hơn gà vịt. Kỹ thuật nuôi bồ câu rất đơn giản, chỉ cần chuồng trại thoáng mát sạch sẽ và chế độ ăn uống phù hợp thì chim bồ câu phát triển rất nhanh. Mỗi cặp bồ câu trưởng thành đẻ khoảng 7-8 lứa, giá bán dao động từ khoảng 110.000-130.000đ/cặp.
Bồ câu là loài có giá trị dinh dưỡng cao cùng với sự ưa chuộng ngày càng nhiều nên nuôi bồ câu thịt là một ý tưởng hợp lí khi bà con có diện tích nhỏ. Diện tích nuôi bồ câu rơi vào khoảng 1m2 đối với 2-3 cặp.
Chăn nuôi dê cừu quy mô nhỏ
Thịt dê cừu đang có mức giá khá cao trên thị trường rơi vào khoảng 100000-200000đ/kg đem lại lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi. Số vốn ban đầu chỉ cần khoảng 10-20 triệu là có thể mua được 1-2 cặp làm giống để phát triển về sau. Chăn nuôi dê cừu còn có thể lấy lông. Thức ăn chủ yếu là cỏ, phế phẩm nông nghiệp nên khi nuôi có thể tiết kiệm chi phí thức ăn cho việc nuôi dê cừu.
Diện tích cho việc nuôi dê cừu cũng chiếm khá nhỏ: Con nhỏ chiếm khoảng 0,5-1,2m2, con lớn chiếm khoảng 3-4m2 tùy loại. Dê cừu có thể để khoảng 6-8 lứa mỗi năm và sau 5-6 tháng nuôi có thể xuất chuồng để bán. Khi nuôi dê cừu có thể phát triển chăn nuôi theo hướng lâu dài gây dựng thành quy mô lớn theo thời gian để vốn đầu tư và lợi nhuận tăng dần.
Chăn nuôi heo lợn nhốt chuồng
Nhu cầu cung cấp lợn luôn là số 1 trong thị trường. Thịt lợn đã quá quen thuộc và trở thành món ăn không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Thịt lợn đem lại lợi nhuận khoảng 50000-100000đ/kg. Chuồng nuôi lợn khá dễ xây dựng và lợn cũng khá dễ nuôi. Thức ăn lợn có thể kết hợp cám và thức ăn tự nhiên để tiết kiệm chi phí mà lợn còn phát triển được hiệu quả.
Diện tích chuồng nuôi thì phân theo mật độ lợn, thường là 0,7-1m2/ con. Mật độ con/ chuồng cũng cần thay đổi để giai đoạn sinh trưởng của lợn thuận lợi. Bà con có thể xây dựng chuồng quy mô nhỏ với ít diện tích và các chuồng đa dạng để bán theo lứa đẻ, phân bố hợp lí các chuồng nuôi tránh lạm dụng diện tích. Khi chăn nuôi lợn theo mô hình này khá dễ dàng quản lí đàn lợn cũng như chăn nuôi lâu dài từ đó đem lại lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi gà ta thả vườn
Gà luôn là món ăn ưa thích của hầu hết mọi người. Nuôi gà lại khá dễ, chăm sóc không cần gì nhiều mà gà lại dễ bán cùng với lợi nhuận ổn định nên chăn nuôi gà là mô hình cũng không ít người đã và đang lựa chọn.
Diện tích khi nuôi gà ta thả vườn rơi vào khoảng 1con/m2 (Gà 4-5 tháng) , bà con có thể xây dựng một vườn nhỏ để chăn nuôi gà tiết kiệm hiệu quả và dễ quản lí đàn gà hơn. Số vốn bỏ ra để mua gà cũng không nhiều chỉ từ 100.000-250.000đ/ cặp làm giống tùy con. Gà ta thả vườn thịt dai thơm ngon lại nhiều dinh dưỡng nên việc tiêu thụ gà cũng khá dễ.
Ngoài việc nuôi gà chăn thả bà con có thể kết hợp thêm một chuồng trại nhỏ khoảng 5-10m2 cho 10-20 con để có thể phối giống kết hợp lấy trứng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi gà vườn đã và đang rất phổ biến trong giới chăn nuôi hiện nay, diễn ra hầu hết ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ hay các hộ gia đình có ít diện tích.
Nuôi chim cút đẻ trứng
Việc nuôi chim cút lấy trứng đem lại hiệu quả kinh tế cao do chi phí đầu tư thấp, ít nhân công và kháng bệnh cao. Nuôi chim cút có thể áp dụng lồng úm và chồng các lồng lên nhau.
Lồng có đường kính 1-1,5m2 cao 0,4m thì nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần,…Giá chim cút rơi vào khoảng 200-1000đ/quả tùy lúc. Vd để nuôi 3000 chim cút thì chi phí đầu tư hết khoảng 60-80 triệu đồng lợi nhuận mỗi năm thu được 80-120 triệu đồng.
Nhìn chung việc nuôi chim cút cũng khá dễ dàng và chiếm rất ít diện tích nên bà con có thể xem xét để lên kế hoạch chăn nuôi cho mô hình này. Lợi nhuận từ chim cút mang lại cũng khá ổn định và khi nuôi lâu dài có thể thành quy mô lớn để phát triển mô hình nuôi chim cút.
Nuôi hươu lấy nhung
Nuôi hươu lấy nhung khép kín là mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao nhưng lại không cần nhiều diện tích cũng là một gợi ý cho bà con.
Bà con có thể làm chuồng nhốt theo kiểu chuồng hẹp bên trong chia thành các ô hoặc làm chuồng rộng nhốt nhiều con, mật độ hươu đực trong chuồng nuôi khoảng 6m2/con.
Về thức ăn, bà con có thể tận dụng thân cây họ đậu, lá mít, lá duối, quả sung, cây ngô, lá mía, cỏ voi, dây khoai lang, củ khoai lang, rau muống, sắn dây rừng, lá sấu, lá núc nác, lá khế, đu đủ, bí ngô, đay rừng, cỏ mần trầu, rau má, lá bưởi, hồng bì …. các loại hạt ngũ cốc. Nói chung rất phong phú, dễ kiếm.
Nếu chăm sóc tốt, từ 14 – 15 tháng hươu sao đã bắt đầu cho nhung, trung bình một con có thể cho 1 – 2 lần nhung, một cặp từ 400gram – 1kg.
Nhưng hươu có nhiều ứng dụng trong ý học, được nghiên cứu sử dụng để chữa nhiều bệnh, giúp tăng sức mạnh của cơ bắp, mau lành vết thương, tăng nhu động dạ dày – ruột, chữa được các chứng di tinh, liệt dương, vô sinh, giúp tăng tuổi thọ… Chính vì vậy, chỉ 1 lạng nhung hươu cấp 1 cũng có giá giao động từ 1.200.000 – 1.400.000 đồng.
Nuôi hươu lấy nhung là mô hình làm kinh tế nhỏ tại nhà mà hiệu quả rất cao.
Nuôi lươn trong bể xi măng
Còn với diện tích nhỏ thì nuôi con gì dễ nhất? Câu trả lời chính là nuôi lươn trong bể xi măng. Với mô hình nuôi lươn trong bể xi măng, bà con không cần ao nuôi có bùn như trước đây. Ngoài ra, nuôi lươn trong bể xi măng còn có ưu điểm: có thể nuôi với mật độ cao, dễ chăm sóc, kiểm soát số lượng, dịch bệnh, dễ thu hoạch, tránh hoàn toàn tình trạng lươn đao lỗ đi mất như nuôi trong ao bùn.