Đánh giá post
10 thứ phải chuẩn bị trước ngày phỏng vấn để “tán đổ” nhà tuyển dụng
Trước buổi phỏng vấn, nhiều người trong chúng ta tốn hàng giờ chỉ để nghĩ xem nên mặc cái gì, nhưng thực ra đó chỉ là 1/10 những thứ chúng ta cần làm. Hãy cùng JobsGO điểm qua 9 điều còn lại nhé!
1. Trang phục
Tùy vào vị trí đăng ký, vị thế công ty, bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp. Tuy nhiên dù là công ty nào, lựa chọn chính xác nhất vẫn phải đảm bảo các yếu tố: “Chỉn chu, gọn gàng, lịch sự”. Quần jeans đen, sơ mi trắng có vẻ sẽ là một lựa chọn phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
Hãy tham khảo thử 8 món chúng ta không nên mặc khi đi phỏng vấn tuyển dụng tại đây nhé!
8 món bạn nên tránh mặc khi đi phỏng vấn tuyển dụng
2. Ai sẽ phỏng vấn bạn
Khi vượt qua vòng hồ sơ, nhà tuyển dụng thường gửi một email thông báo về buổi phỏng vấn, thời gian, địa điểm và có thể là cả người sẽ phỏng vấn bạn. Search tên họ trên Google và mọi mạng xã hội có thể biết đâu bạn sẽ có một chút thông tin, chí ít là để bạn không bị bối rối khi không biết nên xưng hô thế nào trong buổi phỏng vấn. Nếu không có tên người phỏng vấn hãy làm như vậy với quản lý nhân sự, quản lý vị trí bạn ứng tuyển, và thậm chí là CEO nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý.
3. Lượt qua lại tất cả những kiểu câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Tôi không khuyên bạn học thuộc nhưng vẫn tốt hơn nếu bạn đọc qua chúng. Thứ nhất, bạn sẽ không bị động trước những câu hỏi đơn giản vì chúng lặp đi lặp lại ở hầu hết các bài về câu hỏi phỏng vấn. Thứ hai, sẽ có một vài câu trả lời bạn tâm đắc và thế là bạn tự động biến nó thành câu trả lời của mình.
4. Thái độ thân thiện
Hãy chào và cười với tất cả mọi người bạn gặp, vì bạn đâu có biết họ là ai. Đừng để mặt lạnh với chủ tịch và cái kết…
5. Hãy trả lời ngắn gọn súc tích
Ngắn gọn không có nghĩa là một vài từ cụt lủn. Chúng ta nên tránh những câu dài phức tạp dễ gây hiểu nhầm. Cũng đừng lang thang, dông dài vì các cụ nói rồi “ nói dài nói dai đâm nói dại”, biết đâu bạn lại nói ra điều gì đó không nên. Thành thật là cần thiết nhưng không có nghĩa là cứ phải bóc mẽ những yếu điểm đáng lẽ phải che đi.
6. Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể được ví như cái lưỡi thừa, tự bộc lộ ra tâm lý, tính cách của bạn một cách chân thực, thô kệch nhất. Đặc biệt khi gặp căng thẳng việc kiểm soát hoạt động vô thức lại trở nên càng khó khăn hơn, vì thế, bạn cần có một chiến lược khắc phục điều này. Những lỗi ngôn ngữ cơ thể cần được đầu tư thời gian nghiêm túc mới có thể sửa được. Đó là cả một quá trình.
7. Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng
Hầu hết, cuối buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn có câu hỏi gì dành cho họ không. Bạn đã từng lắc đầu và nói “không”, bạn không làm vậy chứ?
Chắc chắn bạn không biết mọi thứ nên bạn cần hỏi, đấy là điều đương nhiêu. Bạn chỉ không hỏi vì chưa kịp nhớ ra mình dự định sẽ hỏi gì thôi. Hãy note lại một vài câu hỏi bạn cho là cần thiết vào một tờ giấy và đem theo khi đi phỏng vấn. Những câu hỏi của bạn cũng thể hiện bạn có tìm hiểu nghiêm túc với công việc này chứ không phải chỉ vô tình lướt qua trên một trang đăng tuyển nào đó.
8. Mang theo CV, một vài tờ giấy và một cái bút
Thường thì phía công ty sẽ chuẩn bị CV của bạn cho người phỏng vấn, nhưng sao bạn vẫn nên đem đi?
Đó là biện pháp phòng xa cho mọi tình huống có thể xáy ra, vì lý do nào đó người tuyển dụng không có trong tay CV của bạn. Họ phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên và điều duy nhất phân biệt các ứng viên là CV của họ, cũng có thể nói trước khi gặp bạn CV chính là khuôn mặt của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Cho dù bạn có giới thiệu y như CV chưa chắc họ đã nhớ ra bạn, vì thế hãy đem theo CV phòng cho trường hợp này. Điều này chỉ có lợi cho bạn thôi.
Sẽ có những lúc bạn phải làm một task nhỏ test kĩ năng, đặc biệt là với designer, nên giấy bút là không thể thiếu.
9. Tập sale bản thân
Bạn nhận được công việc không phải vì bạn mong muốn công việc ấy đủ nhiều mà là những kỳ vọng ở nhà tuyển dụng được đáp ứng đủ. Nên đã đến lúc bạn vận dụng hết chiến thuật Marketing mình có để rao bán bản thân.
10. Biết cách bắt tay
Bất kể người phỏng vấn bạn là nam hay nữ, ít hay nhiều tuổi đừng quên kết thúc buổi phỏng vấn bằng một cái bắt tay đầy tự tin. Bạn nên là người chủ động đề nghị điều này. Ấn tượng cuối cùng cũng quan trọng không kém gì đầu tiên, đấy là cảm giác sẽ đọng lại người phỏng vấn. Cảm giác đó sẽ tác động lên toàn bộ buổi phỏng vấn và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng.
Trong quá trình tìm việc làm, chắc hẳn chúng ta sẽ còn nhiều thắc mắc, phỏng vấn ngành Sale sẽ như thế nào? Phỏng vấn vị trí Marketing có khó không? Và ti tỉ các câu hỏi khác khi tìm việc. Việc làm nào cũng thế, chắc kiến thức, giao tiếp tốt, ứng biến giỏi, chúng ta rồi sẽ ổn thôi. Hãy cùng đón đọc các bài viết tiếp theo của JobsGO nhé.