TPO – Cá phổi, hay còn gọi là cá Salamanderfish, là một loài cá nước ngọt có khả năng sống trên cạn mà không cần nước trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 400 triệu năm trước
Loại cá này xuất hiện từ thời cổ đại, ước tính những con cá đầu tiên xuất hiện trên trái đất từ khoảng 419,2 triệu – 393,3 triệu năm trước, và sau 4 lần tuyệt chủng vẫn sống sót kiên cường.
Trên thực tế, cá phổi có 3 chi cùng 6 phân loài và được chia theo nơi cư trú, ví như cá phổi châu Phi, cá phổi châu Mỹ và cá phổi Úc. Những con cá phổi trưởng thành sẽ có thể nặng 10kg và dài 1,25m. Trong đó, cá phổi Victoria là loài cá phổi châu Phi lớn nhất hiện nay, có thể dài tới 2m.
Nhiệt độ châu Phi chủ yếu quanh năm cao chót vót, không có 4 mùa, chủ yếu khô hạn. Đặc biệt, mùa khô tại châu Phi rất khắc nghiệt, thường kéo dài ít nhất 4-5 tháng. Điều này khiến tất cả sông hồ nơi đây đều trở nên khô cạn. Để có thể tồn tại, cá phổi đã phát triển chế độ
ngủ hè” cùng hệ thống hô hấp vô cùng độc đáo.
Loài cá phổi có hệ thống hô hấp rất phát triển có thể lấy oxy từ không khí giống như động vật trên cạn khác. Chúng sống dưới nước lúc còn nhỏ và phải ngoi lên mặt nước hít thở không khí thường xuyên. Đến khi đã trưởng thành, chúng có thể sống trên cạn cả năm trời, thậm chí có thể chết đuối nếu chúng bị giữ trong nước quá lâu.
Loài cá này tự xây kén khi mùa khô đến.
Cá phổi có thân dài giống với loài lươn, vây ngực và bụng khỏe, giúp chúng di chuyển dễ dàng trên cạn. Chúng thường sống ở vùng nước nông, như đầm lầy và đầm lầy, nhưng đôi lúc cũng được tìm thấy trong các hồ nước lớn.
Khi xuống nước, chúng di chuyển và kiếm ăn giống như những loài cá khác. Nhưng vào mùa khô, chúng tự đào một hố sâu trên lớp bùn non bằng cách ăn bùn bằng miệng và thải qua mang. Khi đạt độ sâu vừa đủ, nó ngừng đào và tiết chất nhầy qua miệng để làm cứng bùn, tạo thành một cái kén bao quanh nó, chỉ trừ miệng lộ ra bên ngoài để lấy không khí.
Khi đang trong quá trình ngủ đông, chúng hạn chế quá trình trao đổi chất. Khi có nước về, chúng chui ra khỏi hang và bắt đầu quá trình tìm kiếm thức ăn.
Loài này thường được tìm thấy ở Châu phi, Nam Mỹ và Úc. Người Châu Phi thường bắt chúng bằng cách đào các lỗ của chúng trên các đầm khô. Tuy nhiên, thịt chúng có mùi rất nặng và không phải ai cũng thích mùi vị này.
Cá phổi Granddad.
Chú cá phổi 90 tuổi sống qua 13 đời tổng thống Mỹ
Một con cá có thể sống tới 90 tuổi quả là một kỳ tích. Ở Chicaco, Mỹ “ông” cá phổi sống tới 90 tuổi là niềm tự hào của người dân nước này. Tuy nhiên, mới đây “ông” cá phổi già tuổi này đã qua đời.
Theo tờ Chicago Suntime, cá phổi (lungfish) là một trong những loài cá sống dai nhất thế giới.
Khi Granddad đến với thủy cung, Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt vẫn tại vị. Con cá dài 1,2 mét, nặng 11kg đã sống qua 13 đời tổng thống Mỹ.
Theo các chuyên gia sinh vật học, cá phổi Granddad còn được coi là đại sứ, đại diện cho quốc gia chăm sóc và nơi con cá sinh ra ở Úc. Năm 2013, các quan chức ngoại giao Úc đã đến tổ chức sinh nhật cho cá Granddad.
“Vượt xa các chú cá khác, Granddad đã thể hiện kỹ năng ngoại giao thật tài tình. Granddad dạy cho thế giới về văn hóa Úc, nhưng lại vô cùng trung thành, và biết đâu là điều không nên tiết lộ”, đại diện Bộ Ngoại giao Úc, Michael Wood nói.
Cá phổi xuất hiện cách đây 380 triệu năm trước, là một trong số ít những loài cá có thể hít thở không khí.
Các nhân viên chăm sóc chú cá cho hay, chú cá bắt đầu bỏ ăn vào tuần trước, họ biết đây là điềm báo cho sự ra đi, vì thế họ đã cố gắng giúp Granddad “ra đi” thanh thản. Chú cá đã ra đi vào ngày 7/2/2018
Điều đáng buồn là Granddad ra đi nhưng lại không để lại hậu thế nào cho thủy cung.
Các nhà chức trách cho hay, xác cá Granddad sẽ được sử dụng vì mục đích khoa học. Dấu vết xương sẽ giúp xác định cụ thể độ tuổi của con cá này.
Video cá phổi Châu Phi ngủ đông trong mùa khô hạn: