TPO – Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, trong khi Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mịch. Vậy tại sao cá sấu lại phải sợ hà mã?
Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, được mệnh danh là những sát thủ bẩm sinh với vô số “vũ khí” đáng sợ chết người. Mặc dù sở hữu khả năng trời phú, sự kiên nhẫn đáng nể khi đi săn mồi nhưng kẻ sát thủ bẩm sinh ấy lại phải sợ hà mã một loài động vật tưởng chừng rất hiền lành.
Hà mã là động vật có vú trên cạn lớn thứ ba về khối lượng (từ 1½ đến 3 tấn), sau ba loài voi (3 đến 9 tấn) và tê giác trắng (1½ đến 3½ tấn), dài 3.6-4 m, cao từ 1.5-1.7m. Tuy là động vật ăn cỏ nhưng Hà mã là một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phí, là một trong những sinh vật hung hăng nhất trên thế giới.
Hà mã và cá sấu đều là những loài động vật sinh sống chủ yếu ở dưới nước và trên bờ chúng có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. Do đó, khi chúng sống gần nhau thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ đầy căng thẳng.
Hà mã tuy không phải là loài ăn thịt thuần túy chúng là loài động vật có vú ăn cỏ lớn nhưng hà mã lại sở hữu nhiều vũ khí đáng sợ như: chiếc hàm rộng, lớp da dày ngang áo giáp, có tính cách thất thường, gan lì, lực cắn cực mạnh hàm của chúng có thể tấn công cá sấu hoặc nghiền nát những con cá sấu dài khoảng 3m
Nếu như cá sấu vô tình chọc giận loài vật này hoặc có ý định tấn công hà mã con làm thức ăn chúng sẽ phải chịu sự nổi giận của hà mã mẹ và khó có thể toàn mạng thoát khỏi chiếc hàm to lớn cùng với chiếc răng nanh sắc nhọn của hà mã.
Hà mà tấn công cá sấu. Clip nguồn youtube
Thậm chí, cá sấu thường chấp nhận chung sống hòa bình với hà mã trên một khúc sông. Ngay cả những con hà mã còn nhỏ có thể ngang nhiên đi qua một đàn cá sấu khổng lồ.
Sẽ có những lúc những con hà mã còn dọa nạt cá sấu khiến cá sấu bỏ chạy hoặc biến chúng thành đồ chơi của hà mã. Những con hà mã trưởng thành thường thích thú với việc gặm đuôi cá sấu để luyện cho hàm răng của chúng trở nên sắc khỏe.
Cá sấu cổ đại từng phi như ngựa
Hóa thạch của loài cá sấu cổ xưa này đã được các nhà khảo cổ khai quật ở một vùng hẻo lánh của sa mạc Sahara. Chúng nằm ở địa phận tiếp giáp giữa Morocco và Niger. Có tổng cộng 5 loài đã được xác định từ những dấu vết còn lại. Chúng được xác định là những loài vật đã từng “phi nước đại” và thống trị các con sông ở Bắc Phi cách đây 100 triệu năm.
Trong số các bộ xương được phát hiện, các nhà khảo cổ tìm ra 3 loài mới lần đầu được khám phá. Kaprosuchus, loài thú dài 6,5m với một bộ mõm giống hệt cá sấu ngày nay, thậm chí còn cứng cáp và khỏe mạnh hơn thế. Nó đủ khả năng để đâm xuyên con mồi như một chiếc hàm thép.
Cá sấu cổ đại từng phi như ngựa
Loài thứ hai, Laganosuchus thaumastos, chúng có chiều dài tương tự Kaprosuchus. Sở hữu một chiếc đầu dẹt như cá sấu, các con Laganosuchus thường xuyên lẩn khuất dưới dòng nước với chiếc miệng há rộng. Chỉ cần một con cá nào đó vô tình lọt qua sẽ bị tóm gọn.
Các loài này đều được xếp vào dòng dõi tổ tiên của cá sấu sống dưới nước. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt, cấu trúc xương của chúng tiết lộ rằng không những bơi lội giỏi, những con cá sấu này còn có thể “phi nước đại” trên cạn chẳng khác nào loài ngựa.
Bên cạnh đó, loài mới thứ ba được phát hiện không để lại cho các nhà khoa học một ấn tượng nào rõ rệt. Chúng chỉ dài vỏn vẹn 1m và có một hàm răng thích hợp với việc đào đất.
Các nhà khoa học tại ĐH La Trobe (Úc) cho hay, cá sấu có khả năng “ngủ đơn bán cầu” – tức là chỉ có một bên bán cầu não dừng hoạt động khi ngủ, trong khi bán cầu còn lại vẫn hoạt động. Nói cách khác, khi ngủ chúng chỉ nhắm một mắt, mắt còn lại để quan sát xung quanh. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cá sấu bắt mồi trong khi ngủ. Trước kia, khả năng này xuất hiện ở nhiều loài chim và bò sát, thậm chí là một số loài động vật biển như cá heo và sư tử biển.