Không bậc cha mẹ nào muốn con mình trở thành một đứa trẻ hư hỏng. Phụ huynh cần nhận ra những dấu hiệu cũng như nguyên nhân sinh hư cho con càng sớm càng tốt để có biện pháp giáo dục và giúp đỡ chúng. Các ông bố bà mẹ hãy dành ít phút để khảo 11 nội dung sau đây để có cho mình những kinh nghiệm phát hiện và dạy dỗ trẻ hư hỏng:
1. Trẻ không làm những việc nhà đơn giản
Cha mẹ nào cũng nên giúp con trẻ trở nên độc lập hơn. Khi lên 3, trẻ đã có thể thu dọn đồ chơi của mình. Đến lúc 5 tuổi, con có thể giúp đỡ những việc vặt trong nhà. Trẻ con 10 tuổi có thể gọt vỏ khoai tây và nấu bữa tối cho gia đình mình. Nếu như tất cả những nỗ lực để trẻ tham gia làm công việc nhà đều thất bại vì trẻ không muốn, không thể hoặc không muốn học cách làm một điều gì đó cũng như hành vi được cha mẹ đề ra thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ hư hỏng.
Theo nhiều thống kê, trẻ em ngày nay ở độ tuổi 3-12 thường dành khoảng 3 tiếng mỗi tuần để phụ giúp các công việc nhà và tiêu không ít hơn 14 tiếng/tuần ngồi trước màn hình máy tính. Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu trẻ không có chút trách nhiệm nào trong gia đình thì làm sao chúng có thể đối mặt với những công việc khi trưởng thành?
2. Trẻ lịch sự với người ngoài nhưng không bao giờ biết cảm ơn cha mẹ
Cư xử tốt với người khác nhưng lại không bày tỏ lòng biết ơn đối với người trong nhà có thể là dấu hiệu cho thấy đó là một đứa trẻ hư hỏng. Trẻ con quên nói “cảm ơn” không phải vì cố tình hay muốn làm tổn thương người khác mà là bởi chúng luôn nghĩ rằng mọi thứ mình nhận từ gia đình là điều hiển nhiên được có!
Các nhà tâm lý học tin rằng hành vi này có thể gây ra những vấn đề trong việc xây dựng những mối quan hệ giữa người với người của trẻ, mà nguyên nhân xuất phát từ việc cha mẹ không dạy con biết ơn những người gần gũi và thân yêu nhất của mình khi còn nhỏ.
3. Trẻ không hòa đồng với bạn đồng trang lứa
Khi giao tiếp với những trẻ khác, một đứa trẻ hư thường không nhận thức được rằng mình không thể cứ nhận lấy mà không phải đáp trả lại thứ gì đó cho đối phương. Việc không thể cân nhắc nhu cầu của người khác và thiếu đồng cảm khiến những người bạn đồng trang lứa không muốn đi chơi với chúng. Vì vậy, đứa trẻ bắt đầu cảm thấy không thoải mái và không thể giải thích rồi đổ lỗi cho người khác.
© Richard Drury / Gettyimages
4. Trẻ thường hay phàn nàn rằng mình buồn chán
Trẻ 1 tuổi có thể tập trung vào một nhiệm vụ được giao trong khoảng 15 phút. Khi 3 tuổi, trẻ thường có thể tự chơi đùa. Nếu trẻ không biết cách đối phó với sự nhàm chán và luôn trông chờ ai đó để chơi cùng thì đó cũng là dấu hiệu của một đứa trẻ hư. Tức là sao? Có một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ càng có nhiều đồ chơi thì càng khó tập trung vào một trò chơi và phát triển khả năng sáng tạo.
5. Trẻ không hiểu giá trị của tiền bạc
Những chuyên gia marketing hiện đại biết rằng có nhiều cách để làm trẻ con tin rằng chúng cần thứ gì đó. Những mẫu quảng cáo tác động đến con trẻ tiêu cực hơn so với người lớn. Vì vậy việc dạy trẻ đấu tranh với áp lực xã hội là điều rất quan trọng. Trẻ nên hiểu rằng tiền không phải có ở mọi nơi và cha mẹ phải làm việc chăm chỉ để có được nó. Còn nếu cha mẹ cứ quá nuông chiều con cái thì chúng sẽ trở thành những đứa trẻ hư.
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ hư ít có khả năng độc lập về tài chính và có nguy cơ mắc nợ cao hơn khi chúng lớn lên. Chúng đã quen với thực tế những gì mong muốn đều thành sự thật mà không cần bất kỳ nỗ lực nào của bản thân. Thế nên, chúng sẽ vay tiền để thỏa mãn mong muốn mà không nghĩ trước cách sẽ trả nợ như thế nào.
6. Trẻ hay tranh cãi với người lớn
Bạn đã bao giờ gặp phụ huynh luôn bảo vệ con và bảo toàn lợi ích của chúng nếu ai đó buộc tội con họ làm điều gì đó sai chưa? Một mặt, đó là kiểu hành vi tự nhiên nhưng nếu cha mẹ không thảo luận về tình huống với con trước mà chỉ đổ lỗi cho giáo viên và những người khác thì đứa trẻ sẽ bắt đầu có cảm giác có thể thoát khỏi mọi trách nhiệm. Chúng có thể nghĩ rằng mình luôn đúng và những người khác chỉ là kẻ ngốc không biết gì. Cha mẹ cần giáo dục con để chúng biết tôn trọng mọi người.
© SW Productions / Gettyimages
7. Trẻ muốn chiếm hết thời gian rảnh của cha mẹ
Một đứa trẻ có quá hư hỏng sẽ quá phụ thuộc vào các thành viên gia đình chúng. Trong tình huống này, trẻ là “trung tâm của vũ trụ” trong gia đình, vì vậy cha mẹ cũng trở thành nguồn hạnh phúc cho chúng. Điều quan trọng là phải quan tâm đầy đủ đến trẻ em nhưng chúng nên hiểu rằng cha mẹ cũng có nhu cầu riêng. Khi cuộc sống gia đình xoay vòng quanh mong muốn của một đứa trẻ thì đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng đứa trẻ hư hỏng.
© Ronnie Kaufman / Gettyimages
8. Trẻ nói chuyện như ngang hàng với cha mẹ
Một đứa trẻ hư hỏng có thể không phải là lỗi của chúng mà là do cha mẹ của chúng. Họ đã thất bại trong việc thiết lập ranh giới, đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt cũng như không đưa ra bất kỳ định hướng nào trong cuộc sống cho con. Kết quả là đứa trẻ không cảm thấy uy quyền của cha mẹ. Chúng tin rằng chúng có cùng một vị trí trong hệ thống phân cấp gia đình (và thậm chí có thể cao hơn) như cha mẹ, dẫn đến chúng có thể hành động một cách thiếu tôn trọng và tự phụ.
© Motortion / Gettyimages
9. Trẻ không thích tham gia những hoạt động thi thố
Cha mẹ thường dễ dãi với những đứa trẻ hư hỏng và không dạy chúng cách tham gia cuộc thi. Vì vậy, khi đứa trẻ nhận ra rằng trong cuộc sống thực tế, chúng không luôn là người giỏi nhất, chúng sẽ từ chối tham gia bất kỳ cuộc thi nào.
10. Trẻ nổi cơn thịnh nộ khi không được như mong muốn
Trẻ mới biết đi thường không biết cách thể hiện cảm xúc và có thể đối phó với chúng, khiến chúng dễ mệt mỏi. Vì vậy, chúng khóc, rên rỉ, hành động bực bội, lên sàn và nổi cơn thịnh nộ. Nhưng chúng vẫn ổn, chúng chỉ cần giúp đỡ và trấn an.
Nếu đứa trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn hành động như một đứa bé, chọn đúng thời điểm để bật khóc, chắc chắn chúng đang thao túng cha mẹ. Hãy nhớ rằng nếu sau một cuộc đối đầu, cha mẹ cảm thấy trống rỗng và kiệt sức nhưng đứa trẻ có được thứ chúng muốn và trông khá hạnh phúc, đó là sự không ổn trong mối quan hệ.
© Shannon Fagan / Gettyimages
11. Trẻ không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân
Những đứa trẻ hư thường không biết cách kiểm soát bản thân. Chúng nghiêm trọng hóa vấn đề, vui quá trớn và không thể kìm nén nước mắt hay giọng cười của mình. Chúng không quen với việc kiểm soát tính khí, nhìn nhận hành vi hay nói về trải nghiệm, cảm xúc của bản thân. Với chúng, cách duy nhất để thể hiện cảm xúc của là thông qua những thể hiện thái quá.
Nguồn: Brightside