Sảy thai một trong những vấn đề được các thai phụ quan tâm nhất hiện nay. Trong đó mẹ bầu đặc biệt cần quan tâm đến việc ăn uống. Dưới đây Doppelherz đưa ra gợi ý 11 loại thực phẩm dễ gây sảy thai mà mẹ bầu cần tránh để các chị em cùng tham khảo và có chế độ ăn an toàn cho mẹ và thai nhi.
1. Hiện tượng sảy thai là gì?
Tham gia group cập nhật các thông tin và thắc mắc sức khỏe: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Hiện tượng sảy thai thường rất khó để xác định được chính xác nguyên nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra đa phần các trường hợp hiện tượng này xảy ra là do nhiễm sắc thể của thai nhi phát triển bất thường. Em bé có thể có thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể và không thể phát triển bình thường.
Hầu như chúng ta không thể ngăn chặn được các trường hợp sảy thai. Tuy nhiên, người mẹ có thể thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ sảy thai như hạn chế sử dụng chất kích thích hoặc các loại thuốc trong thời gian mang thai, giữ cân nặng ổn định ở mức khỏe mạnh khi có kế hoạch mang thai, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng tiêm phòng và ăn uống, sinh hoạt lành mạnh…
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, thai phụ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Bằng cách siêu âm, các bác sĩ sẽ cho chính xác kết quả. Thông thường sau 1 đến 2 tuần, bào thai ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp cụ thể khác, bác sĩ sẽ quyết định loại bỏ thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
2. Dấu hiệu nhận biết sảy thai bà bầu cần lưu ý
Dấu hiệu phổ biến nhất của hiện tượng sảy thai là xuất huyết âm đạo. Xuất huyết có thể dạng lốm đốm nhỏ đến tình huống chảy máu nghiêm trọng. Máu màu nâu cho đến đỏ tươi và có thể vón cục. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện và biến mất trong khoảng vài ngày.
Tuy nhiên, hiện tượng xuất huyết âm đạo có đôi khi xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện hiện tượng này, thai phụ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt với những sản phụ từng có tiền sử sảy thai thì lại càng cần phải thận trọng hơn.
Một số triệu chứng khác của việc sảy thai có thể xảy ra như chuột rút, đau bụng dưới; âm đạo tiết ra dịch nhờn; các triệu chứng thông thường của thai kỳ như mệt mỏi, đau tức ngực biến mất…
Trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng thường dẫn đến sảy thai. Các triệu chứng của hiện tượng này gồm đau bụng dưới (thường ở 1 bên) dai dẳng và dữ dội; chảy máu âm đạo; tiêu chảy, nôn mửa, đau vai…
Thai phụ khi gặp phải các triệu chứng kể trên cần tới bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
3. 11 loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ bầu cần tránh
3.1. Mẹ bầu có được ăn đu đủ không?
Đu đủ xanh được cho là thực phẩm dễ gây sảy thai. Mặc dù đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt đối với mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, đu đủ xanh lại mang đến nguy cơ gây sảy thai sớm và rất nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân là vì trong đu đủ xanh có chứa các loại Enzyme có tác dụng gây co bóp tử cung và có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, ăn đu đủ xanh là nguyên nhân được ghi nhận nhiều nhất trong các ca sảy thai hiện nay, đặc biệt trong thời gian mới mang thai.
3.2. Mẹ bầu ăn dứa được không?
Dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm và gây co thắt tử cung. Vì vậy, dứa cũng có thể gây ra sảy thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các bác sĩ sản khoa cũng khuyên phụ nữ đang mang thai cần tránh ăn dứa hoặc uống nước ép dứa.
3.3. Rau má có gây sảy thai hay không?
Rau má có tính mát mang đến nhiều tác động tích cực cho sức khỏe. Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu giúp hạ huyết áp và làm đẹp da. Tuy nhiên, rau má được cho là nằm trong danh mục các loại thực phẩm dễ gây sảy thai. Ăn hoặc uống nước rau má giảm tỷ lệ thụ thai ở phụ nữ. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai nếu uống nước rau má có thể dẫn đến đầy bụng, thậm chí sảy thai.
3.4. Mang thai có ăn nhãn được không?
Nhãn là một trong những loại trái cây khá phổ biến ở Việt Nam. Nhưng các mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều nhãn trong quá trình mang thai. Nhãn có tính nóng, do đó nếu thai phụ ăn nhiều nhãn sẽ gây ra hiện tượng nóng trong bụng gây nguy hiểm. Cụ thể có thể dẫn đến đau bụng, xuất huyết nhẹ, gây bất lợi cho sức khỏe của thai nhi và thậm chí có thể gây ra sảy thai.
3.5. Đồ uống chứa chất kích thích
Trà và cà phê đều là những thức uống có chứa Caffeine. Loại chất kích thích này có tác dụng gây hưng phấn và giúp tỉnh táo, chống lại cơn buồn ngủ. Trong trà cũng có nhiều chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, uống trà nhiều có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Caffeine có tác dụng lợi tiểu và có thể gây sức ép lên hệ tim mạch của phụ nữ mang thai.
Vì vậy, Caffeine dẫn đến nguy cơ sảy thai cũng như ảnh hưởng đến cân nặng trẻ khi sinh. Caffeine thường có trong các loại thực phẩm phổ biến như cà phê, trà và socola. Ngoài ra chúng còn có trong một số loại nước giải khát và thức uống tăng lực.
Mẹ bầu cần lưu ý không nên dùng vượt quá 300mg Caffeine một ngày. Thay vì sử dụng trà, cà phê và nước ngọt, mẹ bầu nên dùng nước trái cây hoặc nước khoáng.
Việc sử dụng rượu bia trong thời gian mang thai cũng được ghi nhận là có thể gây ra những tác động xấu đến thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, lạm dụng rượu bia có thể gây hội chứng thai nhi ngộ độc rượu. Hội chứng này gây khuyết tật cho thai nhi như dị dạng hoặc chậm phát triển trí tuệ.
3.6. Mang thai ăn khoai tây nảy mầm gây nguy hiểm
Khoai tây nảy mầm được biết đến là chứa nhiều độc tố khác nhau. Vì vậy, chúng không chỉ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mà cho tất cả mọi người. Độc tố trong khoai tây nảy mầm có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ cũng như gây tác động xấu cho sự phát triển của bào thai dẫn đến sảy thai.
3.7. Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội là một loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Nha đam thường được dùng để chăm sóc da, tóc và cũng có tác dụng nhuận trường. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn các món ăn có chứa nha đam hoặc uống nước ép nha đam vì có thể gây xuất huyết dẫn đến sảy thai sớm.
3.8. Tránh ăn rau ngót khi mang thai
Rau ngót là một loại rau phổ biến, rau có tính mát, vị ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong rau ngót lại chứa lượng lớn chất papaverin. Đây là một chất có tác dụng gây giãn cơ trơn tử cung. Do đó, ăn rau ngót có thể gây sảy thai, mẹ bầu cũng không nên sử dụng loại rau này trong thực đơn hàng ngày.
3.9. Gan động vật
Gan động vật có thể có nhiều dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, trong gan cũng có một số chất độc, đặc biệt với gan của động vật bị bệnh. Gan động vật cũng chứa lượng lớn vitamin A và cholesterol. Vitamin A ở liều cao đã được chứng minh gây dị tật ở thai nhi và có thể gây sảy thai. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần tránh ăn các loại nội tạng khác để hạn chế nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
3.10. Phô mai
Phô mai chứa nhiều dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra một số rủi ro đối với mẹ bầu khi ăn phô mai. Phô mai được sản xuất từ sữa chưa được tiệt trùng có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria. Tuy tỷ lệ này không cao, nhưng một dạng bệnh nhẹ xảy ra ở người phụ nữ mang thai cũng có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc gây bệnh nặng ở trẻ sơ sinh. Do đó, thai phụ cũng cần thận trọng với loại thực phẩm này.
3.11. Một số loại cá biển
Cá biển giàu đạm và omega-3 nên rất được khuyên dùng cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, mẹ không nên chọn ăn các loài cá ở tầng sâu vì có nguy cơ bị nhiễm các loại kim loại nặng như thủy ngân. Các loài cá bà bầu nên tránh ăn bao gồm cá mập, cá ngừ đại dương, cá kiếm… Mẹ bầu cũng nên chọn ăn cá biển tươi thay vì các loại cá đông lạnh.
4. Một số nguyên nhân khác gây sảy thai mẹ bầu nên biết
Phụ nữ mang thai cần tránh ăn thực phẩm tươi sống vì có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc các loại ký sinh trùng. Bên cạnh đó, khói thuốc lá và rượu bia cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và bé. Việc tùy tiện sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai. Đây là những tác nhân xấu mà mẹ bầu cần tránh.
Có thể bạn quan tâm: Những điều các mẹ bầu cần biết khi mới mang thai
Ngoài ra, phụ nữ mang thai được khuyến khích tập thể dục, tuy nhiên cần tránh vận động mạnh, đặc biệt trong những tháng đầu vì có thể gây động thai, dẫn đến nguy cơ sảy thai.
5. Những điều mẹ bầu cần nhớ đề phòng ngừa sảy thai
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé cũng như phòng ngừa hiện tượng sảy thai có thể xảy ra, mẹ bầu cũng cần chú ý những điều sau:
-
Tránh tuyệt đối việc hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
-
Ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước và trong thai kỳ.
-
Kiểm tra tổng quát sức khỏe khi có kế hoạch mang thai.
-
Cố gắng tránh các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ, tiêm phòng các loại bệnh nguy hiểm trước khi mang thai.
-
Kiểm soát cân nặng trước khi có kế hoạch mang thai ở mức khỏe mạnh. Chỉ số khối cơ thể BMI >30 được coi là béo phì và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
-
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.
Mang thai là một giai đoạn quan trọng và đầy thử thách cho mỗi phụ nữ. Việc chú ý chăm sóc sức khỏe và lưu ý về những thực phẩm dễ gây sảy thai trong giai đoạn này là ưu tiên hàng đầu cho mỗi gia đình. Vì vậy, hãy luôn nhớ trang bị đầy đủ kiến thức cho mình để đảm bảo tránh được những nguy cơ gây nguy hiểm cho bà bầu và em bé trong thời gian này. Chúc các mẹ và em bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Quý bạn đọc quan tâm có thể mua sản phẩm Vital Pregna bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ tại đây:
——————————————————————————–
🖤❤️ Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức, thuộc tập đoàn Queisser Pharma với lịch sử hơn 120 năm phát triển, được 98% người Đức biết đến, phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới với hơn 800 loại sản phẩm.
☎️ Hotline: 1800 1770
🌐 Website: https://doppelherz.vn
🏢 Fanpage: https://www.facebook.com/DoppelherzVietnam
🏠 Group: https://www.facebook.com/groups/tamsucuamebimsu