Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân nhiều? Đâu là cách giúp bé tăng cân đều và an toàn? Đây là câu hỏi của hàng nghìn bà mẹ Việt lo lắng khi con mình biếng ăn, chậm lớn, chậm tăng cân.
Nếu chưa biết cách giúp bé tăng cân nhanh chóng và duy trì cân nặng ổn định, đảm bảo sức khỏe mẹ đừng bỏ qua bài viết hữu ích này! Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu của trẻ nhẹ cân và mách nhỏ mẹ các bí quyết, mẹo vặt và những cách làm sao cho bé tăng cân nhanh chóng, đảm bảo khỏe mạnh. Chuyên gia của Nutrihome sẽ đưa ra các giải pháp giúp bé tăng cân bằng chế độ sinh hoạt khoa học và dinh dưỡng phù hợp, cân bằng dưỡng chất, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dấu hiệu trẻ chậm tăng cân: Kiểm tra Biểu đồ tăng trưởng
Trước khi tìm lời giải cho những cách giúp trẻ tăng cân, ba mẹ cần nhận biết trẻ nhẹ cân hay chậm tăng cân là như thế nào.
Cân nặng của con luôn là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng, thể hiện tình trạng sức khỏe của trẻ. Chậm tăng cân xảy ra khi trẻ không đạt được tốc độ tăng cân so với lứa tuổi. Sự chậm trễ này có thể do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc suy giáp. Trong một số trường hợp, việc điều trị sớm có thể giúp trẻ đạt được cân nặng bình thường hoặc gần như bình thường.
Làm sao giúp bé tăng cân nhanh chóng mà vẫn an toàn, khỏe mạnh là thắc mắc chung của nhiều ba mẹ
Bên cạnh đó, việc chậm tăng cân có thể làm chậm phát triển về chiều cao của bé. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà trẻ có thể có các dấu hiệu khác nhau:
- Thường xuyên khóc và quấy khóc.
- Chậm đạt được các cột mốc về thể chất: không lăn lộn, ngồi dậy hoặc đi bộ cùng lúc với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
- Kích thước của cánh tay hoặc chân của trẻ có thể không tương xứng với thân mình.
- Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, ngủ thường xuyên hơn, mất hứng thú với thế giới xung quanh, cơ thể thiếu năng lượng.
- Táo bón, khô da, khô tóc và khó giữ ấm cho bản thân.
- Nếu chậm tăng cân là do bệnh lý dạ dày hoặc ruột, trẻ có thể có máu trong phân, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Bạn có thể phát hiện sớm dấu hiệu chậm tăng cân của trẻ thông qua việc theo dõi, đánh giá dựa vào biểu đồ tăng trưởng hay bảng đánh giá chuẩn chiều cao – cân nặng của các tổ chức y tế đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Các biểu đồ tăng trưởng hay bảng đánh giá (1) là một chỉ báo tốt về tình trạng dinh dưỡng tổng thể của con bạn.
Cụ thể bạn có thể tham khảo cách đánh giá cân nặng của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như sau:
- Đối với trẻ dưới 60 tháng tuổi: Dùng chỉ số zcore đánh giá cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao tiêu chuẩn. Chiều dài được tính đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi và chiều cao đối với trẻ từ 24 tháng trở lên. Tham khảo tại đây.
- Đối với trẻ từ 60 tháng tuổi đến 19 tuổi: sử dụng BMI theo tuổi với công thức tính là BMI = cân nặng/(chiều cao x chiều cao). Tham khảo tại đây.
Trẻ chậm tăng cân khi nào cần đi khám? Trẻ chậm tăng cân nên khám ở đâu? Khi cân nặng của trẻ dưới mức tiêu chuẩn hoặc có dấu hiệu chậm tăng cân phụ huynh nên cân nhắc đưa con đi gặp bác sĩ. Đặc biệt, nếu trẻ chậm tăng cân kéo dài, trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, dễ ốm hay dễ mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Đặt lịch khám tại Nutrihome hoặc gọi hotline 1900633599 ngay hôm nay, để trẻ được khám và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nếu có. Ngoài ra tại Nutrihome, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn lập kế hoạch hỗ trợ bé tăng cân và phát triển chiều cao bình thường.
Bé chậm tăng cân phải làm sao? Cần Tìm hiểu nguyên nhân
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân khiến mẹ vô cùng lo lắng. Nhiều mẹ không tìm hiểu kỹ nguyên nhân là gì? Vì sao con chậm tăng cân. Mà chỉ chăm chăm tìm cách làm sao cho bé tăng cân. Điều này là chưa đúng. Bởi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ (2), từ các vấn đề bệnh lý đến khó khăn về xã hội hoặc tài chính của gia đình. Bất cứ điều gì cản trở khả năng tiếp cận hoặc tiêu hóa thức ăn đều có thể làm suy giảm sự phát triển của bé. Xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân sẽ giúp phụ huynh tìm ra phương pháp tăng cân cho bé nhanh chóng và hiệu quả.
1. Các yếu tố về tình trạng y tế
- Sinh non: Có thể khiến bé khó bú hơn bình thường do các cơ hỗ trợ động tác mút và nuốt sữa chưa phát triển đầy đủ.
- Hội chứng Down.
- Bệnh xơ nang.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Tiêu chảy mãn tính.
- Các rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, galactosemia hoặc phenylceton niệu.
- Dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp thực phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân và bạn cần nhờ chuyên gia tư vấn để có cách giúp trẻ tăng cân hiệu quả qua chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Thiếu hormone tăng trưởng (Growth Hormone – GH): Đây là hormone thúc đẩy sự phát triển của các mô cơ thể. Trẻ em bị thiếu hụt GH một phần hoặc toàn bộ sẽ không thể duy trì tốc độ tăng trưởng khỏe mạnh.
- Suy giáp: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị suy giáp có tuyến giáp hoạt động kém làm chậm sự phát triển bình thường của cơ thể.
- Bé bị thiếu máu, đặc biệt là tình trạng thiếu máu bẩm sinh như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia,..
- Trẻ mắc bệnh thận, tim, tiêu hóa hoặc phổi.
- Gia đình có tầm vóc thấp, nhẹ cân hơn bình thường.
Tình trạng sinh non có thể là trở ngại ban đầu làm cho bé khó tăng cân hơn bình thường. Vậy bé chậm tăng cân phải làm sao?
2. Nguyên nhân xã hội và tài chính
Căng thẳng trong gia đình do ba mẹ ly hôn, cái chết hoặc sự đổ vỡ trong các mối quan hệ có thể khiến trẻ bỏ ăn, không thấy hứng thú khi ăn uống và sụt cân dần theo thời gian. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói của gia đình cũng có thể khiến cha mẹ khó cung cấp đủ thức ăn cho con cái.
Ngoài ra, khi trẻ không ngủ đủ giấc, ngủ không ngon giấc cũng sẽ dẫn đến chán ăn, chậm lớn, chậm tăng cân
Khi trẻ không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến chán ăn, chậm lớn, khó chăm sóc, gây nhiều khó khăn cho bố mẹ.
12 Cách giúp bé tăng cân nhanh dù trẻ ăn hoài không lớn
Tất cả trẻ em đều cần tăng cân khi lớn lên và phát triển theo thời gian. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà một số trẻ khó đạt được cân nặng phù hợp với lứa tuổi. Vậy, bé chậm tăng cân phải làm sao?
Làm sao tăng cân cho trẻ là một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu
1. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong bữa ăn của bé
Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Hãy cố gắng cho bé bú sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ và dồi dào dưỡng chất, mẹ nên ăn phong phú các loại thực phẩm, cho bé bú thường xuyên.
Nếu bé đã vượt qua mốc 6 tháng và bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung nhóm dinh dưỡng sau đây trong chế độ ăn dặm để giúp bé tăng cân nhanh chóng:
- Chất béo lành mạnh: dầu oliu và bơ chứa nhiều calo và có lợi cho sức khỏe. Axit oleic trong cả hai loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm, omega-3 tốt cho não bộ trẻ.
- Các loại thịt có nhiều calo: Thịt lợn, thịt gà.
- Các sản phẩm từ sữa: thêm phô mai bào vào súp, cơm hay mì ống là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung calo cho trẻ. Mẹ có thể cho con ăn các loại sữa chua nhiều chất béo nhưng nên hạn chế những loại có nhiều đường.
- Trái cây: Chuối và bơ chứa hàm lượng calo cao.
2. Đa dạng các bữa ăn của bé
Một trong những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân được các chuyên gia “chỉ điểm” nữa là, nhiều mẹ cứ lặp đi lặp lại một thực đơn từ ngày này sang ngày khác. Về mặt dinh dưỡng, tuy thực đơn có đầy đủ các dưỡng chất, nhưng điều này sẽ khiến trẻ ngán và không còn hứng thú với bữa ăn.
Ăn uống sẽ không còn là thời gian ác mộng đối với trẻ nếu như bữa ăn có nhiều màu sắc và được thay đổi mỗi ngày. Trẻ sẽ dễ dàng bị thu hút với những món ăn được trang trí đẹp mắt với mùi vị và cách chế biến mới lạ.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhiều nhóm thực phẩm sẽ giúp bé có cơ hội được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đường, chất béo, protein, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. (2)
Vì vậy, mẹ hãy thay đổi thực đơn mỗi ngày cho trẻ để kích thích hứng thú ăn uống, đồng thời cung cấp đa dạng các dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý, dù đổi món nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ đều phải có đủ các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả nhé.
Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Chọn những miếng thịt bò, heo, gà,… vừa có nạc có mỡ để luân phiên chế biến món ăn.
- Sử dụng thêm sữa nguyên chất, pho mát, kem và sữa chua khi nấu ăn.
- Thay đổi cách chế biến với cùng một loại thực phẩm như nướng, chiên, xào, luộc, hấp,…
- Khuyến khích bé cùng tham gia chuẩn bị các loại nguyên liệu và cùng bạn nấu ăn hằng ngày. Điều này có thể giúp bé quý trọng thức ăn, chủ động hơn trong việc ăn uống và có cơ hội được thưởng thức món ăn do chính bản thân tự làm ra.
- Khi kết thúc bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước và các loại sinh tố trái cây.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm “calo rỗng”, chẳng hạn như nước ngọt, khoai tây chiên và thức ăn nhanh, vì nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì và các vấn đề bệnh lý do thiếu các chất dinh dưỡng khác.
Khuyến khích bé tham gia chế biến các món ăn là “tuyệt chiêu” kích thích bé ăn ngon miệng là cách giúp bé tăng cân hiệu quả
3. Ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng và calo
Các loại thực phẩm giàu calo lành mạnh sẽ giúp bé bổ sung thêm năng lượng với một khẩu phần ăn không quá lớn. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn các nguyên liệu và thực phẩm giàu calo trong thực đơn hàng ngày như bơ hạt, bơ, nước cốt dừa, dầu oliu, dầu hạt cải, các loại cá béo,…
Để giúp bé tăng cân tự nhiên và khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tăng lượng calo trong thức ăn của bé như sau:
- Sử dụng thêm sữa, bơ, phô mai để làm bánh kếp, bánh trứng, pudding, mì ống, sữa lắc, sữa chua,…
- Thêm chất béo và dầu vào món ăn thường ngày của trẻ.
- Thêm bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân hoặc tahini vào bánh mì, bánh quy giòn và bánh kếp.
- Thêm kem hoặc whipping cream vào súp, sữa lắc, khoai tây nghiền và món thịt hầm.
- Thêm nước sốt phô mai tự làm hoặc phô mai bào sợi vào rau và trái cây.
- Làm sinh tố trái cây với sữa, kem sau bữa ăn chính hoặc dùng làm bữa ăn phụ cho bé.
4. Cho bé ăn nhiều bữa, thường xuyên hơn
Làm sao cho bé tăng cân? Câu trả lời là cho bé ăn nhiều hơn 3 bữa ăn trong ngày cũng là một phương pháp tăng cân bạn nên lưu ý.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên việc bắt bé phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong mỗi bữa là điều quá sức. Mẹ nên chia khẩu phần ăn của bé thành 5 – 6 bữa/ngày bao gồm 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa phụ (các bữa phụ có thể là hoa quả, sữa chua hay bánh mì)… Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn hiệu quả hơn, từ đó giúp bé tăng cân nhanh chóng.
Bạn có thể cùng bé lên lịch ăn uống với tần suất khoảng 6 – 8 bữa ăn/ngày và có thể thoải mái linh hoạt thay đổi tùy vào lứa tuổi và mức độ hoạt động của bé. Việc có nhiều bữa ăn xen kẽ nhau trong ngày sẽ giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng đều đặn với lượng vừa phải để trẻ vừa tăng cân vừa không tích trữ nhiều mỡ thừa có hại cho cơ thể.
Cần lưu ý, mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước trái cây hay đồ ăn vặt trước bữa ăn chính vì sẽ khiến bé bị no ngang và không thể ăn hết khẩu phần bữa chính. Nếu trẻ không thể ăn hết phần ăn, mẹ cũng không nên ép trẻ, việc này sẽ càng khiến các bé chán ghét bữa ăn hơn. Thay vào đó, có thể cho bé uống sữa để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
5. Tạo cảm giác ngon miệng cho bé
Khiến bé hứng thú chờ đợi đến bữa ăn cũng là một trong những cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Mẹ hãy tạo không khí vui vẻ cho mỗi bữa ăn, không nên thúc ép bé ăn quá mức, hơn hết là nên tắt ti vi hay các thiết bị điện tử để trẻ tập trung ăn.
Đồng thời, mẹ cũng nên thường xuyên tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho mình như ăn nhiều trái cây, rau củ hay ngũ cốc bởi bé thường có thói quen quan sát người lớn ăn và bắt chước theo.
Nếu muốn tăng cân cho bé mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và không nên để trẻ bỏ bữa
6. Bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa
Canxi và vitamin D rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Canxi cần thiết để giữ cho xương chắc khỏe và vitamin D cần thiết để cơ thể chúng ta hấp thụ canxi. Vì vậy việc uống sữa đầy đủ là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. (3)
Các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát là những nguồn cung cấp canxi, năng lượng dồi dào nhất. Bé trai và bé gái từ 4 – 8 tuổi cần 2,5 cốc sữa/ngày, trong khi trẻ em từ 9 – 18 tuổi cần 3 cốc/ngày.
Một trong những khuyến nghị chính trong hướng dẫn chế độ ăn uống mới là bổ sung thêm sữa không béo hoặc ít chất béo vào bữa ăn hằng ngày. Các hướng dẫn cũng khuyến khích chọn sữa và sữa chua thường xuyên hơn phô mai vì chúng chứa ít chất béo bão hòa và natri hơn, nhưng lại nhiều kali và vitamin A và D.
Nếu con bạn không dung nạp được lactose, hãy cho trẻ uống sữa không có lactose, sữa chua và pho mát. Các sản phẩm này có cùng một lượng canxi và vitamin D, vitamin và khoáng chất giống trong sản phẩm sữa thông thường, cũng là 1 cách hỗ trợ giúp bé tăng cân nhanh chóng.
Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời hỗ trợ giúp bé tăng cân nhanh chóng, khỏe mạnh.
7. Uống đủ nước
Cơ thể chúng ta được tạo ra từ khoảng 70% là nước – đó là thành phần tạo nên máu, dịch tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi, và nước cũng là thành phần không thể thiếu trong các cơ quan và tế bào của cơ thể.
Nước được sử dụng để chuyển hóa năng lượng, điều hòa thân nhiệt và tiêu hóa thức ăn. Nước giúp cơ thể chúng ta thực hiện tất cả các chức năng trong ngày. Chỉ với một ly nước lọc vào sáng sớm giúp cung cấp năng lượng cho não, tăng cường trao đổi chất và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Đặc biệt ở trẻ em, nước lại càng quan trọng vì cơ thể trẻ phần lớn dùng nước để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do đó, uống đủ nước là cách giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
Lượng nước mà trẻ cần bổ sung trong ngày phụ thuộc vào mức độ hoạt động của trẻ, nhiệt độ môi trường, chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe. Bạn cần nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên, với trẻ em dưới 8 tuổi nên uống tối thiểu 4-5 cốc nước/ngày. Trẻ em trên 8 tuổi cần ít nhất 6-8 cốc nước/ngày.
Để có thể giúp bé bổ sung nước dễ dàng hơn, bạn có thể thử các cách sau:
- Thêm một lát chanh để nước có vị khác.
- Đảm bảo bé luôn có sẵn một chai nước, đặc biệt là những trẻ lớn đang đi học.
- Sử dụng các loại thảo mộc bao gồm bạc hà hoặc gia vị như gừng để tạo hương vị cho nước uống hằng ngày.
- Làm sinh tố trái cây.
Uống đầy đủ nước hằng ngày là việc làm cần thiết cho sự phát triển của bé, hỗ trợ giúp bé tăng cân
8. Hạn chế các loại đồ uống ngọt trước bữa ăn
Như đã đề cập ở phần trên, việc bổ sung đầy đủ nước là rất quan trọng cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt từ giai đoạn sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, nếu trẻ uống quá nhiều đồ uống ngọt như các loại nước ép trái cây, nước ngọt có gas,… trước bữa ăn, bé có thể sẽ ăn ít hơn do dạ dày đã chứa quá nhiều nước.
Bên cạnh đó, lượng đường trong các loại đồ uống ngọt cũng góp phần làm cho bé mau có cảm giác no hơn bình thường.
9. Tập cho bé thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ
Biện pháp này có thể áp dụng tốt với những trẻ lớn, đã có ý thức và chủ động hơn trong việc ăn uống hằng ngày. Bạn cần tập thói quen để trẻ tự giác ngồi vào bàn ăn khi đến giờ ăn, vì nếu qua thời gian ấy, trẻ sẽ không được phục vụ bữa ăn nữa.
Đối với trẻ đang cần tăng cân, ngoài các bữa ăn trong giờ đã quy định, bạn có thể khuyến khích trẻ ăn thêm bất cứ lúc nào trong ngày khi bé thấy đói bụng.
Bên cạnh đó, bữa ăn của trẻ không nên có sự tham gia của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, hay TV để tránh làm trẻ phân tâm và tập trung hơn trong việc thưởng thức, tiêu hóa thức ăn.
Quan trọng hơn cả, việc cho bé ăn đúng theo thời gian biểu cũng rất cần thiết. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa bé thích ứng với bữa ăn và hấp thu dễ dàng hơn. Cần nhớ, mọi bữa ăn với trẻ đều rất quan trọng, đặc biệt là bữa sáng, do đó mẹ tuyệt đối không để bé bỏ bữa.
Bé cần có thói quen ăn đúng giờ và nên ăn cùng với các thành viên trong gia đình. Đây là 1 cách giúp bé tăng cân đều đặn
10. Không nên ép bé dù bé biếng ăn, chậm tăng cân
Ép trẻ ăn uống là việc làm rất sai lầm khi nuôi dạy con trẻ. Vì hành động gượng ép trong ăn uống sẽ làm cho bé cảm thấy lo sợ và tìm cách tránh né khi thời gian ăn đến gần. Thay vì ép trẻ ăn, bạn hãy để trẻ ăn khi đói và được đưa ra lựa chọn về món ăn (giữa các món mà bạn đã lựa chọn theo lời khuyên của bác sĩ nhằm có lợi cho việc tăng cân) và quyết định về lượng thức ăn cho bản thân.
Ngoài ra, khi bé lớn hơn, trẻ cần được tham gia ăn cùng với gia đình và có thể ăn uống thoải thích trong thời gian này. Ngoài thời gian các bữa ăn chính, bạn chỉ nên cung cấp cho bé các bữa ăn nhẹ lành mạnh, không nuông chiều các loại thực phẩm giàu calo nhưng thiếu vi chất dinh dưỡng như kẹo ngọt hay các món ăn nhanh.
11. Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động
Chế độ ăn uống nhiều dưỡng chất chưa đủ để giúp bé tăng cân nhanh chóng và duy trì cân nặng ổn định, khỏe mạnh. Tập thể dục thể thao sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Hơn thế nữa, nếu trẻ ăn nhiều nhưng không vận động sẽ tăng nguy cơ mắc béo phì và các bệnh chuyển hóa.
Trẻ em luôn rất hiếu động vì đây chính là cách để bé tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh và kích thích cơ thể bé phát triển về thể chất, khả năng phối hợp các động tác, chức năng ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội.
Một đứa trẻ thường xuyên chạy nhảy, vận động sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và khỏe mạnh hơn so với những trẻ khác. Bên cạnh đó, vận động cũng giúp bé đốt cháy bớt lượng mỡ thừa, hỗ trợ chức năng miễn dịch và các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất cùng với gia đình cũng là cách giúp bé tăng cân nhanh chóng và an toàn
Nếu bé đã lớn, mẹ có thể chọn những môn thể thao phù hợp hay khuyến khích bé chạy nhảy, vui chơi bên ngoài thay vì ở nhà xem tivi, chơi ipad. Ba mẹ có thể khuyến khích bé vận động thông qua việc cùng bé tập các bài tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, đạp xe và chơi các môn thể thao như đá banh, cầu lông, bóng rổ,.. Một chế độ vận động khoa học kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp trẻ ăn ngon và tăng cân lành mạnh.
12. Khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ
Khi các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng giúp bé ăn uống nhiều hơn tại nhà không hiệu quả, hoặc khi bé có các dấu hiệu bệnh lý như mệt mỏi nhiều, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… bạn cần đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân, lý do có thể do trẻ mắc phải một số chứng bệnh như: rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, nhiễm trùng… Hãy đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán sớm bệnh (nếu có) và điều trị kịp thời giúp trẻ tăng cân đều trở lại. Ngoài ra, khi đi khám định kỳ, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ một số giải pháp dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của trẻ để cải thiện cân nặng.
Việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt là chuyên gia về nhi khoa, có thể tạo nên sự khác biệt. Với kiến thức chuyên môn về bệnh lý và dinh dưỡng trẻ em, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa có thể hướng dẫn bạn đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho chế độ ăn uống của bé.
Tẩy giun
Một điều quan trọng cần lưu ý là bạn nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/lần từ sau 2 tuổi trở đi. Bởi các ký sinh trùng này đã “hút sạch” mọi dưỡng chất cơ thể bé dung nạp, chưa kể nó còn gây rối loạn tiêu hóa. Bé nên uống thuốc sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.
Ngoài ra, mẹ cần cho bé ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để giúp bé tăng cân mẹ nhé.
Những thực phẩm vàng giúp bé tăng cân nhanh và đều
Một số thực phẩm giúp bé tăng cân vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe sau đây sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ có thể bổ sung vào thực đơn tăng cân cho bé yêu:
1. Chuối
Không thể phủ nhận, chuối là thực phẩm cung cấp lượng calo dồi dào không chỉ cho người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Trung bình một quả chuối thường chứa 105 calo. Các mẹ có thể linh hoạt thực đơn bữa phụ cho trẻ với chuối bằng cách kết hợp với sữa chua, bánh…
Mẹ không nên bỏ qua chuối vì đây là một trong những thực phẩm có thể giúp bé tăng cân
Ngoài chuối, các thực phẩm dưới đây cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên cho trẻ ăn để tăng và duy trì cân nặng ổn định:
2. Thịt gà
Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cân cho trẻ. Đó là lý do thịt gà không thể thiếu trong thực đơn cho các bé. Mẹ có thể chế biến thịt gà thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như súp, cháo, hầm, chiên…
3. Ngũ cốc
Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, protein và các vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ cũng như cải thiện cân nặng. Mẹ có thể cho bé ăn ngũ cốc đơn thuần hay ăn cùng với các loại hạt, trái cây vào các bữa phụ.
4. Sữa chua
Sữa chua không chỉ cung cấp cho trẻ chất béo và dinh dưỡng để giúp trẻ tăng cân đều mà nó còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé có thể hấp thu tốt hơn dưỡng chất từ thức ăn. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua kết hợp với trái cây để bổ sung thêm các vitamin & khoáng chất, giúp bé ngon miệng hơn.
5. Trứng
Trứng cũng được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho trẻ bởi trứng chứa nhiều chất béo, protein và vitamin A. Đặc biệt, trứng có thể chế biến đa dạng món ăn, làm phong phú cho thực đơn của bé với các món trứng hấp, trứng chiên, trứng cuộn…
Có thể thấy, chăm sóc và nuôi dạy con cái là nhiệm vụ rất khó khăn đối với bất cứ bậc phụ huynh nào. Nếu chăm mãi mà bé chẳng tăng cân mẹ hãy thực hiện các cách giúp bé tăng cân được chuyên gia dinh gia dinh dưỡng gợi ý bên trên! Bên cạnh việc áp dụng các cách trên, mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và vận động đúng cách cho trẻ, bởi đây là “chìa khóa vàng” để giúp tăng cân cho bé an toàn. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn biết làm sao cho bé tăng cân nhanh chóng, an toàn để trẻ phát triển khỏe mạnh.