Gần đây, bạn có nhận thấy sự thay đổi nào trên móng tay của mình không? Sự thay đổi về màu sắc, cấu trúc hoặc hình dạng tưởng trừng như vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào sau đây đối với móng tay hoặc móng chân, đã đến lúc gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, tư vấn nhé.
1. Dải sọc đen dọc móng
Nếu móng tay, móng chân xuất hiện dải sọc màu nâu đen xuất phát từ nếp móng gần đến bờ xa của móng, sọc đen này có thể là u hắc tố, một loại ung thư da rất nguy hiêm. Không phải mọi vết sọc đen trên móng này đều là ung thư vì vậy việc đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
2. Tách móng
Nếu móng tay của bạn bắt đầu nâng lên đến mức tách ra khỏi phần dưới móng, bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi màu sắc của móng như hình minh họa
Nguyên nhân:
-
Nấm móng
-
Bệnh vảy nến
-
Chấn thương móng
-
Tách móng do ánh sáng
3. Đỏ và sưng quanh móng tay
Nếu bạn bị sưng đỏ quanh móng, có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm quanh móng. Cần được chẩn đoán sớm,điều trị bằng cách ngâm móng trong nước ẩm và dùng kháng sinh.
4. Móng có màu xanh đen
Khi vi khuẩn gây nhiễm trùng móng , móng có thể chuyển thành màu xanh đen như hình minh họa. Nếu không được điều trị đúng cách tình trạng viêm nhiễm sẽ ngày càng nặng lên.
5. Rỗ móng
Nếu bạn có vết lõm trên móng tay trông giống như chúng được tạo ra bởi một cây kim châm, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc một căn bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Những người có vết rỗ trên móng tay có thể mắc các bệnh:
-
Vảy nến
-
Viêm da cơ địa
-
Rụng tóc mảng
Bác sĩ chuyên khoa da liễu là người có chuyên môn sâu chuyên chẩn đoán và điều trị những bệnh này. Việc đến gặp bác sĩ da liễu điều trị sẽ giúp bạn cải thiện đươc tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát.
6. Móng tay vàng
Sơn móng tay mà không sơn lớp nền bảo vệ móng, hoặc hút thuốc lá có thể làm móng tay của bạn chuyển sang màu vàng.
Nếu móng tay của bạn chuyển sang màu vàng, dày nên, và nhìn như không phát triển. Đó có thể là dấu hiệu bạn đang gặp bệnh lý toàn thân. Tăng caroten máu, các bệnh lý da ( vảy nến, nấm móng), vàng da.
Các bệnh lý hô hấp, viêm khớp dạng thâp cũng là nguyên nhân gây vàng móng, cần phải điều trị sớm.
7. Rãnh ngang móng ( Đường Beau)
Nếu bạn thấy các đường thẳng chạy dọc theo chiều dài của móng, đó là điều phổ biến, không có gì phải lo lắng cả. nếu bạn thấy các rãnh sâu chạy ngang qua chiều rộng của móng như hình ảnh minh họa. nó có nghĩa bạn đang gặp bệnh lý khiến mầm móng tạm thời ngừng hoạt động.
Khi một nguyên nhân nào đó khiến mầm móng của bạn ngừng phát triển trong một thời gian, bạn sẽ thấy các khoảng trống trên móng.Tên y học của tình trạng này là onychomadesis (on-ah-coe-ma-dee-sis).
Chấn thương, sốt, hóa trị niệu,stress có thể là các nguyên nhân khiến móng của bạn ngừng phát triển một thời gian.
Nếu bạn không nghĩ ra được nguyên nhân khiến móng tay mình mọc chậm hoặc ngừng phát triển hãy đến gặp bác sĩ da liễu để tìm và loại bỏ nguyên nhân, móng tay của bạn sẽ mọc trở lại bình thường.
8. Móng dày và phát triển quá mức (Onychogryphosis)
Điều này sãy ra khi móng dày nên và phát triển quá mưc. Một số người có tính chất di truyền trong gia đình.
Nếu bạn mắc một căn bệnh nào đó, chẳng hạn như bệnh vẩy nến, bệnh vảy cá hoặc các vấn đề về tuần hoàn cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng này.
Việc cắt và điều trị tình trạng móng này cần có sự trợ giúp của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu.
9. Móng tay mỏng hình thìa (Koilonychia)
Nếu móng tay mỏng lõm xuống ở giữa và trông giống như những chiếc thìa, có thể bạn đang thiếu sắt. Nguyên nhân tình trạng thiếu sắt vì nhiều lý do, bao gồm:
-
Thiếu dinh dưỡng hợp lý
-
Vấn đề sức khỏe về dạ dày đường ruột
-
Dị ứng với gluten
-
Sống ở vùng cao nguyên
Việc chẩn đoán và điểu trị sớm sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
10. Móng tay giống bàn giặt quần áo
Nếu bạn có các rãnh và đường gờ ở giữa ngón tay cái trông giống như trong hình này, bạn có thể đang có thói quen làm tổn thương lớp biểu bì trên móng tay cái. Nhiều người không biết rằng họ làm điều này
Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn phá bỏ thói quen này, cho phép móng tay khỏe mạnh mọc ra.
11. Móng tay cong xuống
Sự uốn cong có thể diễn ra từ từ khiến nhiều người không biết nó đang xảy ra. Khi móng tay tiếp tục cong xuống, đầu ngón tay thường sưng lên và móng tay bắt đầu có cảm giác xốp khi ấn vào.
Nếu bạn nhận thấy móng tay bắt đầu cong, đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu. Móng tay cong có thể là một đặc điểm vô hại, thường gặp ở những thành viên trong cùng một gia đình. Móng tay cong cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh:
Các bệnh hô hấp
-
Tim mạch
-
Gan
-
Dạ dày hoặc đường ruột
12. Thay đổi màu sắc móng
Một căn bệnh bên trong cơ thể bạn có thể khiến móng tay bạn đổi màu. Một số thay đổi về màu sắc có thể là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh cụ thể, như bảng dưới đây:
Màu sắc thay đổi của móng
Bệnh tật và các vấn đề sức khỏe khác
Móng tay màu xanh
Thiếu oxy máu
Móng tay màu trắng
Bệnh về gan, tiểu đường
Móng tay nhợt
Thiếu máu
Móng tay nửa hồng, nửa trắng
Bệnh thận
Móng tay vàng
Các bệnh phổi, viêm móng
Bán nguyệt màu đỏ sẫm
Bệnh lupus, bệnh tim, rụng tóc từng mảng, viêm khớp, viêm da cơ
Bán ngyệt màu xanh lam
Có thể là dấu hiệu của ngộ độc
Nhìn thấy sự thay đổi trên móng tay hoặc hình bán nguyệt không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đang mắc bệnh.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào. Bác sĩ chuyên khoa da liễu là những người có chuyên chẩn đoán và điều trị da, tóc và móng. Họ sẽ cho bạn biết liệu thay đổi đó là bình thường, hay là dấu hiệu của bệnh lý, từ đó điều trị đúng cách và kịp thời.
bệnh về móng
Chuyên mục: Bệnh da liễu, Bệnh về móng
Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất
HOTLINE:
0984110997