12 việc nên làm trong ngày Tết để rước tài lộc về nhà

Từ xưa, cứ mỗi độ năm hết Tết đến, người Việt lại thực hiện một số phong tục với mong muốn cả năm sẽ may mắn, hanh thông. Dưới đây là những phong tục đã có từ lâu, người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung thường làm để rước tài lộc may mắn cả năm. 

1. Đi chợ Tết mua hoa mai hoa đào – Để hoa nở dịp Tết

Đầu tiên, tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ Tết mua hoa cảnh. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc. Với quan niệm rằng sau đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Nhiều gia đình lại thích trồng cây quất vào này Tết để có đủ tứ quý trong nhà. Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn suốt cả năm.


Chợ hoa ngày Tết

2. Thăm mộ tổ tiên

Ở Việt Nam, cứ đến khoảng 23 đến 30 tháng chạp âm lịch, con cháu trong nhà sẽ sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, đi tảo mộ “thanh minh”, mời vong linh tổ tiên về ăn Têt với con cháu để ghi nhớ cội nguồn và bày tỏ lòng hiếu thảo.

  • Xem thêm:

    30 điều nên tránh trong ngày Tết để may mắn cả năm

3. Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày 

Tết Nguyên Đán

truyền thống của người Việt. Vào thời điểm sau khi giao thừa, người Việt thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc nở về nhà.

4. Ăn nho

Trong Phật giáo có trất nhiều tràng hạt. Hạt tràng có 12 hạt tượng trưng cho 12 Nhân Duyên, 12 tháng trong 1 năm. Người Trung Quốc tin rằng ăn 12 trái nho (Nho giáo) vào ngày đầu năm sẽ có được 12 tháng may mắn, sự nghiệp học hành, thăng quan tiến chức.


Tràng 12 hạt trong Đạo Phật

5. Viết 3 điều ước

Đầu năm là lúc chúng ta nên tổng kết lại thành quả của năm cũ và viết ra các mục tiêu, thành tựu muốn đạt được trong năm mới. Ngoài việc tiếp thêm động lực, người Trung Quốc có phong tục “Khai bút đầu năm” để học hành thăng tiến, tăng thêm trí tuệ và người Nhật tin rằng 75% những gì mình viết ra sẽ trở thành sự thật. Vậy nên hãy viết 3 điều ước trong năm mới rồi gắn lên cây để chúng có thể đu đưa theo gió ngay thời khắc chuyển canh – đêm giao thừa.

6. Uống nước cam

Cam và quýt là các loại trái cây mang đến điềm lành trong tín ngưỡng phương Đông. Chúng có màu tươi sáng, và là biểu tượng cho vàng, nên hãy uống một ly “vàng” vào ngày đầu năm, vừa may mắn vừa tốt cho sức khỏe.

7. Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt trong ngày Têt. Người Việt quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất với niểm tin: người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người đến xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, và phải đi hết 1 vòng quanh nhà để đem may mắn tràn ngập mọi ngóc ngách trong nhà.

8. Tục mua muối đầu năm

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vẫn là câu nói cửa miệng truyền biết bao nhiêu đời nay, cuối năm để chuẩn bị cho các bà các mẹ cơi trầu đầy đủ, con cháu vẫn thường sắm cả chút ít vôi cho miếng trầu thêm đậm đà, rồi mỗi sáng mùng 1, khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít muối.


Mua muối đầu năm

Theo quan niệm của người xưa, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó, tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, sự mặn mà trong các quan hệ làm ăn… như vị đậm đà của muối.

9. Tục đi chùa cầu may

Đi chùa lễ lạc đầu năm trở thành một thói quen không chỉ của các tăng ni phật tử mà là của hầu hết dân ta tự bao giờ. Mọi người đều khấn lạy, cầu xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, cho bạn bè, cho toàn bộ người thân yêu bên mình và cả mọi người kể cả người không quen biết được một năm đủ đầy hạnh phúc.

10. Mặc đồ mới

Ngoài mục đích để cho thật đẹp, thật bảnh để đón tiếp khách khứa thì việc mặc đồ mới trong ngày đầu năm còn thể hiện ước muốn rằng nhiều bước phát triển mới sẽ đến với bạn trong năm mới. Vì quần áo mới tượng trưng cho những điều mới mẻ, tươi vui.

11. Chúc Tết

Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết đầu xuân, hy vọng may mắn, tài lộc và sức khỏe cho họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình.


Chúc Tết đầu năm

12. Tục lì xì đầu năm

Người Việt Nam cùng văn hóa với Người Trung Quốc, họ thường bỏ tiền vào bao lì xì màu đỏ, nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt.. Ông bà, cha mẹ lì xì cho con cháu năm mới học hành giỏi giang, ngoan ngoãn nếu còn đi học hay các cháu trưởng thành sớm lấy vợ, gả chồng. Con cháu chúc ông bà, cha mẹ khỏe mạnh, sống trường thọ, cả nhà hoan hỷ. Anh em bạn bè chúc nhau năm mới khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, tiền của đầy nhà. Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc năm mới sung mãn, may mắn.

Theo Baophunu.vn

Rate this post

Viết một bình luận