Cây bạch đàn là loại cây chẳng còn xa lạ gì đối với mọi người nữa. Đây là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta để lấy bóng mát. Nhất là trong thời buổi môi trường đang bị ô nhiễm nặng như này thì một cây xanh có tán rộng sẽ vô cùng tuyệt vời.
Nhưng chẳng mấy ai biết được rằng, cây bạch đàn còn là 1 loại thuốc quý nữa. Bằng chứng là nó xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Hơn nữa cho đến tận ngày nay thì bạch đàn vẫn còn được dùng trong ngày tinh dầu. Như vậy đủ thấy nó có công dụng như nào rồi đúng không?
Và để các bạn biết thêm nhiều công dụng của cây bạch đàn thì chúng mình xin gửi tới các bạn bài viết này. Hi vọng những ai đang tìm hiểu về cây bạch đàn sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị.
1. Cây bạch đàn là cây gì? Đặc điểm của cây bạch đàn
Người ta còn gọi là cây khuynh diệp, đàn hương trắng. Các nhà khoa học khi nghiên cứu thì gọi nó là Euccalyptus sp. Đây là giống cây nằm trong họ đào kim nương và có hoa. Hiện nay ở nước ta chủ yếu là bạch đàn liễu, bạch đàn chanh và bạch đàn trắng.
1.1 Cây bạch đàn có hình dạng như nào?
Cây bạch đàn là giống cây gỗ có kích thước lớn. Vỏ cây mềm và bong thành từng mảng để lộ ra vỏ thân. Cây có nhiều cành, các cành non thì có 4 cạnh. Các lá non mọc đối nhau và gần như không có cuống. Lá cây mềm và giòn hình quả trứng màu xanh. Cảm giác như phủ 1 lớp bụi trắng vậy.
Trong khi các lá già thì mọc so le nhau, kích thước nhỏ và dài hơn lá non. Ở lá có 1 túi chứa tinh dầu. Hoa của cây sẽ mọc ra thành từng cụm vài ba bông ở nách lá. Còn quả của cây cứng và giống hình chén.
Cả hai mặt lá già thì có 1 ít màu vàng nhạt nhìn như các chấm nhỏ vậy. Trên mặt lá có nhiều gân gấp tụ lại ở mép lá. Lá vò nát ra có mùi thơm hấp dẫn. Ban đầu thì hơi đắng chát sau thì lại dễ chịu.
1.2 Cây bạch đàn có nhiều ở đâu? Thu hái nó như nào?
Thống kê cho rằng bạch đàn có hơn 7000 loài trên toàn thế giới. Nhìn chung đều là giống bản địa của người Úc. Ngoài ra còn có ở 1 số như Đài Loan, Indonesia, New Guinea hoặc ở Bắc Philipines.
Hiện tại thì bạch đàn đã được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Ví dụ như Ấn Độ, châu Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và cả Việt Nam nữa.
Bạn có thể bắt gặp bạch đàn ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ngoài việc người ta trồng bạch đàn để lấy cây để làm gỗ, làm giấy. Thì trồng bạch đàn cũng là cách phủ xanh đất trống đồi trọc tốt.
Người ta sử dụng lá cây bạch đàn làm thuốc là chính. Lá cây dùng khô hay tươi đều được. Không cần chế biến gì cả mà dùng được luôn.
1.3 Hàm lượng chất hóa học có trong bạch đàn
Lá bạch đàn là bộ phận chứa rất nhiều tinh dầu. Người ta gọi nó là tinh dầu khuynh diệp. Mỗi loại giống bạch đàn khác nhau thì hàm lượng tinh dầu cũng khác nhau. Ví dụ bạch đàn trắng thì có tới gần 70% cineol trong tinh dầu. Trong khi bạch đàn liễu chỉ có tầm 30 đến 50% mà thôi. Trong khi bạch đàn chanh thì có hơn 70% citronelal.
Theo đánh giá thì citronelal và cineol là 2 chất rất được quan tâm trong việc khai thác tinh dầu.
Người xưa nghiên cứu lá bạch đàn thơm, ấm lại hơi đắng chát. Vì thế mang lại cảm giác dễ chịu, giảm ho hay các bệnh về đường hô hấp tốt.
1.4 Khái quát công dụng của lá bạch đàn
Ở châu Âu lá bạch đàn trắng đã được sử dụng từ rất lâu rồi để thay thế cho bạch đàn xanh. Ngoài ra người ta cung dùng cả bạch đàn liễu nữa.
Người ta dùng tinh dầu khuynh điệp giống như tinh dầu tràm vậy. Nhưng tại Việt Nam mức độ và diện tích khai thác của bạch đàn vẫn chưa được như tràm. Nhìn chung vẫn chỉ ở mức nghiên cứu và đề xuất mà thôi.
Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã dùng tinh dầu từ bạch đàn chanh. Để điều trị các bệnh về tai – mũi – họng. Vì nó có khả năng giảm ho, sát khuẩn hô hấp, sát khuẩn.
Ngoài ra người ta còn dùng tinh dầu trong việc sản xuất nước hoa hay các chất thơm công nghiệp. Như mùi thơm cho hoa để thay thế cho tinh dầu sả.
Ngoài ra nó còn có những công dụng tuyệt vời khác. Điển hình như:
-
Giảm mùi cơ thể
-
Điều trị các bệnh ngoài da tốt
-
Giảm đau nhức xương khớp
-
Người bị hen hay ho lâu ngày.
2. Cây bạch đàn dùng làm gì? Công dụng của cây bạch đàn
Có thể thấy được với hàm lượng lớn tinh dầu cũng như các chất có trong lá bạch đàn. Người ta đã tận dụng tối đa để mang lại lợi ích cho con người. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch đàn có thể rất đơn giản. Dùng độc vị hay dùng nhiều vị đều được. Mặc dù thời gian có thể chậm hơn thuốc Tây. Nhưng bù lại thì nó rất an toàn. Hiệu quả cũng chẳng kém thuốc đặc trị là bao. Cùng xem các công dụng của cây bạch đàn như nào nhé!
1. Giảm ho
Các vị trí huyệt trên cơ thể như cổ họng, ngực, bàn chân, lưng dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp vào các vị trí đó. Như vậy sẽ làm giảm đi cơn ho tốt. Đồng thời dùng tinh dầu bạch đàn hòa với nước ấm để giảm ho, đau họng hay nghẹt mũi.
2. Giảm nguy cơ tiểu đường, kiểm soát đường trong máu
Hái 1 đến 2 lá bạch đàn để nấu nước uống. Mỗi ngày chỉ dùng 1 đến 2 lần là được. Đây là cách vừa kiểm soát đường trong cơ thể tốt vừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Hoặc dùng tinh dầu bạch đàn để xoa vào tĩnh mạch cũng giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn.
3. Bệnh ghẻ
Nấu nước từ lá bạch đàn tươi để làm nước tắm. Áp dụng cách tắm này một thời gian thì sẽ thấy có kết quả. Bởi vì lá bạch đàn có nhiều tinh dầu. Con ghẻ rất sợ mùi này, đồng thời sát trùng các vết thương và làm vết thương mau lành.
4. Nách nặng mùi
Lấy 1 nắm lá bạch đàn tươi rửa sạch rồi giã nát ra. Đắp hỗn hợp lên vùng nách và giữ trên da 10p. Sau đó gỡ ra và tắm rửa sạch sẽ lại là được. Áp dụng liên tục thì sẽ thấy mồ hôi nặng mùi ở cách tay không còn.
5. Giảm đau xương khớp
Lấy lá bạch đàn tươi rửa sạch rồi hơ nóng lên và đắp vào chỗ khớp đau. Nếu không thì lấy tinh dầu bạch đàn xoa vào chỗ bị đau là được.
Trong lá bạch đàn chứa nhiều tinh dầu và annins. Đây đều là các chất giúp giảm đau khớp, giảm sưng rất tốt.
6. Tai viêm
Cho vài giọt tinh dầu bạch đàn vào khu vực ngoài tai rồi xoa nhẹ và đều sẽ giảm tình trạng đau và viêm tai. Tuyệt đối không nhỏ trực tiếp tinh dầu vào tai.
7. Người bị hen
Lấy 1 bát nước ấm rồi nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào và cho lên mũi ngửi. Với mùi thơm mạnh mẽ thì tinh dầu bạch đàn sẽ làm sạch và thông thoáng đường thở của bạn.
Bởi vì trong tinh dầu có hợp chất eucalyptol. Hợp chất này sẽ làm đờm loãng ra, các chất nhầy cũng giảm đi. Nhờ vậy mà người bệnh dễ thơi hơn, giảm các cơn ho hen.
8. Giảm sưng do côn trùng cắn
Lấy 1 bát nước sạch rồi cho vào đó vài giọt tinh dầu bạch đàn. Khuấy đều rồi lấy rưa chỗ vết thương do côn trùng cắn. Cách này sẽ làm vết thương sạch vi khuẩn.
9. Người bị kiết lỵ
Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào bụng rồi xoa nhẹ theo ngược chiều kim đồng hồ. Cách này sẽ làm giảm tình trạng đau bụng và kiết lỵ.
10. Trẻ nhỏ bị lạnh hay ốm
mặc dù tinh dầu bạch đàn ấm nhưng lại không hề nóng chút nào cả. Do đó nếu dùng cho trẻ thì hoàn toàn không làm bé bị bỏng. Chỉ lần lấy 1 vài giọt bôi vào gan bàn tay, bàn chân cho bé là được.
11. Cơ thể nhức mỏi
Nấu nước tắm rồi cho vài giọt tinh dầu bạch đàn vào. Ngâm mình trong đó 20p để làm giảm đi cảm giác đau nhức và thư giãn tốt.
12. Giảm mụn
Lấy 1 bát nước nóng rồi cho vào giọt tinh dầu bạch đàn vào để xong mặt là được. Nước nóng sẽ làm lỗ chân lông giãn nở đẩy bụi bẩn ra. Tinh dầu sẽ làm sạch lỗ chân lông và các vi khuẩn. Nhờ đó mà da luôn sạch sẽ.
13. Chăm sóc răng miệng
Lấy 1 thìa rượu nhỏ trộn với vài giọt tinh dầu khuynh điệp và 50ml nước ấm. Lấy nước này súc miệng mỗi ngày là được. Vừa giúp răng lợi khỏe lại làm sạch mảng bám trên răng tốt.
14. Giảm đau đầu
Cho vài giọt dầu bạch đàn hòa cùng dầu oliu hoặc dầu dừa trộn đều rồi xoa nhẹ lên khu vực thái dương và trán. Mát xa nhẹ nhàng để giảm các cơn đau đầu khó chịu.
15. Điều trị cảm
Nấu 1 nồi nước nóng rồi cho vài giọt tinh dầu hương nhu, tinh dầu bưởi và tinh dầu bạch đàn vào nồi nước. Trùm kín chăn để hơi nước thấm qua da là được.
Nếu không có tinh dầu thì lấy lá bạch đàn tươi, lá tre, lá hương nhu và vỏ bưởi đem nấu nước rồi xông tương tự.
3. Những điều cần nhớ khi sử dụng bạch đàn chữa bệnh
Nhờ vào hàm lượng tinh dầu và dưỡng chất có trong cây mà bạch đàn chữa được nhiều bệnh khác nhau. Nhưng để đạt được hiệu quả như mong muốn thì bạn cũng cần chú ý 1 vài điều. Nhất là trong trường hợp dùng cho trẻ nhỏ. Thì những điều này càng cần chú ý.
– Vì da bé rất non nớt nên khi mẹ dùng tinh dầu bạch đàn cần cho ra tay mẹ xoađều rồi mới áp lên da bé. Những vùng da non như mặt, đùi, hay bẹn cần đặc biệt cẩn thận. Có bé thì sẽ bị dị ứng nên cần thủ ở 1 vùng da nhỏ cho bé trước khi dùng.
– Tinh dầu từ lá bạch đàn không uống được. Khi dùng cũng cần hòa với nước hoặc dầu dẫn.
– Người ta có thể dùng lá bạch đàn ở dạng nấu nước bôi, nấu nước xông, siro. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn chọn lấy 1 dạng dùng của lá bạch đàn cho phù hợp.
– Lá bạch đàn chỉ được phép dùng ngoài da mà thôi
4. Hướng dẫn trồng và chăm sóc bạch đàn đúng cách
Bạn có thể tự trồng 1 cây trong vườn nhà để lấy bóng mát. Cũng như trữ sẵn loại thuốc nam quý hiếm khi cần. Nhìn chung cách trồng và chăm sóc bạch đàn rất dễ. Dù bạn chẳng phải là người chuyên gì nhưng vẫn có thể áp dụng thành công được. Rất nhiều người tay mơ cũng đã áp dụng và thành công rồi. Vậy thì chẳng có lý do gì mà bạn thất bại cả. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc đúng chuẩn để đem tới thành công cho bạn.
4.1 Cách trồng cây bạch đàn đúng kỹ thuật
Theo nghiên cứu mật độ trồng rừng bạch đàn để lấy bột làm giấy nên dao động trong khoảng 1660 cây 1 ha là được. Mỗi hàng cần cách nhau tối thiểu 3m. Mỗi cây cách nhau ít nhất 2m. Trước khi trồng nên cày xới bằng máy cẩn thận. Sau đó đào hốc kích thước 30x30x30cm là được.
Còn nếu muốn trồng tay thì mỗi hố cần làm rộng hơn tầm 40x40x40cm là được.
Trước khi trồng cần bón lót 2 cân phân hữu cơ và 2 lạng phân NPK 8-4-4 cho mỗi hố. Nhớ trộn đều phân với đất đã đập nhỏ nữa. Sau 15 ngày thì có thể tiến hành trồng cây bạch đàn được rồi. Sau đó khoảng 1 tháng thì kiểm tra xem cây con có bị gãy đổ hay chết không? Để kịp thời dặm lại cho đúng vụ cũng như đảm bảo tỉ lệ rừng thành công.
4.2 Chăm sóc cây bạch đàn đúng cách
Muốn cây bạch đàn mau lớn thì cần tiến hành bón thúc ở lần chăm thứ hai. Tỷ lệ phân bón là 2 lạng NPK cho 1 gốc.
Trong 3 năm đầu tiên bạn cần đặc biệt chú ý chăm sóc chúng. Để tránh những tác nhân xấu từ bên ngoài gây hại cho cây. Khi trồng cây bạch đàn vào mùa xuân thì cứ năm đầu chăm sóc 3 lần. Năm 2 chăm sóc 2 lần và năm thứ 3 chăm sóc 1 lần là được.
Còn nếu cây bạch đàn non được trồng vào đúng dịp mùa thu thì năm nhất chỉ cần chăm 1 lần thôi. Năm 2 chăm 3 lần và năm thứ 3 thì tiến hành chăm 2 lần. Nhân tiện lúc chăm sóc thì phải nhổ cỏ, cuốc đất xới gốc luôn. Và tiện thể tỉa cành cho cành luôn.
4.3 Nhân giống bạch đàn
Những giống bạch đàn cho năng suất cao hay bạch đàn lai đều là những giống được lai tạo từ nhiều loài. Những giống này vượt trội hơn hẳn so với các giống cũ. Cả về năng suất lẫn tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thành rừng.
Những cây gỗ như thế khi lấy bột làm giấy thì giấy cũng trắng, bền và làm được nhiều giấy hơn. Các loại bạch đàn truyền thống. Thậm chí còn hơn cả những cây ở trong 1 tập thể đã chọn lọ và bố mẹ của chúng nữa.
Khi nhân giống người ta thường dùng hom – mô để nhân giống. Bởi chúng hoàn toàn có những đặc điểm tuyệt vời của bổ mẹ để lại.
4.4 Thời điểm thu hoạch bạch đàn
Ở nước ta, cây bạch đàn cứ trồng được khoảng 5 đến 7 năm là người ta bắt đầu đốn hạ rồi. Gỗ của cây được dùng trong xây dựng để chằng chống, làm ván okal hay làm bột giấy. Chính vì thế mà người ta cho rằng gô của cây bạch đàn kém chất lượng và mềm. Và gần như gỗ của nó chỉ được dùng làm các việc đơn giản mà thôi.
Nhưng bạn biết không ở Úc có những rừng cây bạch đàn có tuổi thọ 70 đến 80 năm cơ. Mỗi cây vài người ôm mới xuể. CHiều cao của cây có khi 50, 60m là bình thường. Chính vì thế gỗ của cây bạch đàn này được dùng trong rất nhiều việc. Ví dụ như làm bột giấy, cây chống công trình, xây nhà cửa, làm trụ cột,…
5. Kết luận
Vậy là các công dụng của cây bạch đàn bạn đã biết hết rồi đấy! Nếu bạn đang có ý định dùng cây bạch đàn chữa bệnh. Thì cần chú ý tham khảo bác sĩ trước khi dùng cho an toàn nhé! Chúc các bạn luôn khỏe mạnh với các kiến thức này.
5/5 – (1 bình chọn)
5/5 – (1 bình chọn)