17 loại cây lọc không khí trong nhà mà bạn nên trồng | Cleanipedia

1. Tác dụng của cây lọc không khí

1.1 Lọc không khí

Ngoài việc hấp thụ CO2 (cacbonic) và thải ra O2 (oxy) thông qua quá trình quang hợp giúp duy trì nồng độ O2, và cung cấp nhũng năng lượng cần thiết cho Trái Đất. Bên cạnh đó, một số loại cây còn có khả năng loại bỏ đi các mầm hại trong không khí như thủy ngân, fomandehit, benzene,… Đây chính là một trong những tác nhân không thể nhìn thấy được bằng mắt thường dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ho khan, đau mắt đỏ.

Ngoài tác dụng lọc không khí cho không gian sống, cây lọc không khí còn có khả năng đuổi côn trùng. Ở những khu vực có độ ẩm cao, dân sinh thường ưu tiên trồng cây ngũ gia bì để hạn chế muỗi sinh sôi nảy nở. Hay đối với lưỡi hổ ngoài tác dụng lọc không khí, cây cũng được nhiều hộ gia đình trồng ở những khu vực dễ có mùi để mang lại không gian tươi mát trong gia đình.

1.2 Thẩm mỹ

Xu hướng mang những mảng không gian xanh vào nhà phố sẽ làm cho ngôi nhà của bạn trở nên tràn đầy sức sống và mát mẻ hơn . Đương nhiên, các loại cây lọc không khí cũng chính là một trong những sự lựa chọn mà các gia đình Việt ưu tiên hàng đầu để mang vào nhà. Với những ngôi nhà được thiết kế tinh tế, hiện đại thì cây xanh quả thực là một vật trang trí vừa đẹp vừa lợi phải không nào.

2. Cách trồng cây lọc không khí

2.1 Chọn cây trồng phù hợp

Tùy thuộc vào không gian ngôi nhà bạn, nhu cầu mà bạn đang cần Cleanipedia sẽ giúp bạn tìm được cây trồng phù hợp với bạn trong chi tiết bài viết này.

2.2 Trồng cây

Việc sỡ hữu hay nuôi dưỡng cho mình một chậu cây lọc không khí thật sự không khó. Hầu như các loại cây lọc không khí đều rất dễ tính trong việc phát triển. Vì thế, hãy tự tin trong việc mang thiên nhiên vào tổ ấm nhé.

3. Các loại cây lọc không khí bạn nên trồng ngay hôm nay

3.1 Cây dương xỉ

Dương xỉ là loại cây lọc không khí thường thấy trong những căn hộ yêu mảng xanh. Dương xỉ trồng trong nhà thường có 2 loại chính đó là Cây dương xỉ Mỹ (Boston Fern) và Dương xỉ Kimberley Queen (Kimberley Queen Fern). Hai giống cây nêu trên là loại cây lọc không khí dễ chăm sóc nhất thuộc họ dương xỉ.

Cây dương xỉ lọc không khíCây dương xỉ lọc không khí

Loài này có thể thích nghi để sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, màu sắc của lá sẽ khác nhau tùy theo điều kiện sống. Nếu cây được đặt lâu trong bóng râm, lá cây sẽ cho màu xanh xỉnh, ngược lại nếu được đặt ở môi trường đủ sáng lá cây sẽ có màu xanh sáng hoặc ngả sang vàng một ít.

Các chất độc hại như toluene, fomandehut, xylen, thủy ngân, asen hay kể cả điện từ từ các thiết bị điện tử cũng sẽ được dương sỉ hấp thụ phần lớn. Đây chính là một máy lọc không khí sống không tồi đặc biệt là dân văn phòng đấy!  

3.2 Cây lan ý lọc không khí

Giống này thường mọc san sát nhau sống thành từng bụi. Hoa lan ý có màu trắng đục, cánh hoa vươn thẳng, độ tầm vài tháng mới tàn.  Theo nghiên cứu của NASA, Lan ý đã được gọi tên trong top 20 loại cây có khả năng thanh lọc không khí.

Lan ý có thể sinh trưởng tốt ở môi trường thiếu ánh nắng mặt trời. Cây thường được trồng ở dưới các tán cây lớn, trong các chậu hoa hoặc trên ban công đều được. Có thể nói, cây rất thích hợp để trồng trong mọi không gian nhà bạn

Cây có thể làm giảm lượng khí Xylene, Formaldehyde từ các động cơ xe, các loại sơn trong nhà. Đặc biệt, bạn nên trồng một chậu lan ý trong nhà, để lọc sạch khí amoniac từ khói thuốc lá, linh kiện được tử. Đây là hoạt chất có khả cao gây nên tình trạng ung thư phổi. 

3.3 Cây vạn niên thanh

Vạn niên thanh có nguồn gốc từ Ấn Độ, loài này có rất nhiều chi với những đặc tính và đặc điểm khác biệt. Cây không chỉ được ưa chuông bới tính năng lọc không khi hiệu quả nó còn mang lại thịnh vượng tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên nên lưu ý vì cây dễ gây ngứa khi chạm vào, thậm chí gây ngộ độc ở trẻ nếu vô tình ăn phải. 

Đây là loại cây ưa sáng, tuy nhiên không nên đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cây rất thích hợp trồng ở ban công, hành lang, những nơi rộng rãi để tránh chạm vào gây ngứa. 

Cây giúp giảm bớt các chất độc hại trong nhà như axeton, benzen, xylene từ các chất dùng để đánh bóng hay sơn chẳng hạn. Các hợp chất này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, đâu nửa đầu, dị ứng,…

3.4 Cây lưỡi hổ lọc không khí

Điểm đặc biệt của lưỡi hổ là chúng không thải ra khí CO2 vào ban đêm những nhừng loài khác, nên có thể an toàn cho gia chủ nếu đặt trong phòng ngủ kín. Cây lưỡi hổ rất phổ biến trong, bởi sự dễ chiều của chúng. Thậm chí, có thể nói lưỡi hổ vứt đâu cũng mọc.

Cây với ưu điểm dễ trồng, sức sống vô cùng mạnh mẽ cho nên sẽ không tốn nhiều thời gian để chăm sóc. Lưỡi hổ cần lượng ánh sáng nhẹ để sinh trưởng, tưới cây rơi vào tầm 2-3 tuần một lần. Lưu ý không tưới trực tiếp lên lá cây mà nên tưới một lượng nước vừa đủ dưới gốc là được.

Lợi ích đầu tiên của lưỡi hổ là mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sau hơn, nhờ đặc tính không thải CO2 vào ban đêm. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng giải phóng các hợp chất có hại như Nitrogen Oxit, Toluene, Xylene có mặt trong không khí.

Cây lưỡi hổCây lưỡi hổ

3.5 Cây nha đam

Cây nha đam hay còn gọi là lô hội đã quá quen thuộc về các công dụng như làm đẹp, chữa bệnh, thực phẩm cho con người. Đây là loài cây thân thảo, mọng nước và lá không có cuống sinh trưởng rất nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam

Nha đam rất dễ sinh trưởng và phục hồi. Bạn có thể trồng nha đam ngoài vườn để làm thực phẩm, hay đặt trong những chậu nhỏ trên bàn làm việc hay phòng ngủ đều mang lại khả năng thanh lọc không khí hiêu quả.

Tương tự lưỡi hổ, nha đam cũng thải ra khí O2 về đêm nên có thể đưa bạn vào giúp ngủ ngon và sâu hơn. Hơn nữa, nha đam cũng sẽ giúp hút bụi, và tiêu diệt các loại vi khuẩn tồn tại trong không khí đấy. Một điểm hay của nha đam so với các loại cây lọc không khí khác là khả năng hiển thị mức độ ô nhiêm thông qua những đốm đen trên thân cây. 

3.6 Cây dây nhện lọc không khí

Cây dây nhện thường được ưa chuộng trồng trong vườn, trên sân thượng, hay trồng trong chậu treo trên ban công. Về ý nghĩa phong thủy dây nhện được cho là mang đến sựu tài lộc, thịnh vượng cả may mắn cho người trồng. Chính vì vẻ đẹp, phong thủy tốt và cả khả năng lọc không khí tốt nên rất được lòng người chơi cây cảnh.

Dây nhện không đòi hỏi về loại đất trồng, chỉ cần đất đủ độ ẩm, tơi xốp thì sẽ sinh trưởng tốt. Cây phù hợp trồng ở những nơi có ánh sáng yếu, độ ẩm trong không khí cao, tránh ánh sáng trực tiếp từ mắt trời. Đặc biệt dây nhện có thể trong thủy canh bằng việc cắm bộ rễ của chúng xuống nước đã được thêm chất dinh dưỡng. Bộ rễ đẹp của chúng sẽ tô điểm thêm cho căn nhà của bạn đấy.

Dây nhện tuy nhỏ bé nhưng chỉ với 1 chậu nhỏ cũng đủ để lọc không khí đến tận 200m2. Chúng hút lấy các hoạt chất độc hại có trong không khí như benzene, Formaldehyde, Styrene. Hơn thế nữa, chất gây ung thư như Aldehyde formic sẽ được dây nhện hấp thụ và chuyển hóa thành đường và amoni acid

3.7 Cây tuyết tùng

Tuyết tùng là loại cây thân gỗ, có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khác nhau. Cây thường được trồng thành hàng rào xung quanh lối đi, cũng như là loại cây được giới trẻ yêu thích mua về trang tri vào mỗi dịp giáng sinh.

Chúng là giống cây ưa ánh nắng mặt trời nên nếu trồng trong nhà tốt nhất nên để ở nơi có gần với ánh sáng. Tuyết tùng ưa ẩm, tuy nhiên không cần tưới nước quá nhiều tránh cây bị thối rễ. Phun sương thường xuyên chính là cách tốt nhất để bổ sung độ ẩm cho cây.

Tuyết tùng giúp thanh lọc không khí và bụi bẩn quanh nhà. Còn giảm các chịu trứng đau đầu, và đâu nữa đàu nếu bạn chọn tuyết tùng là cây lọc không khí cho ngôi nhà của mình nhé.

3.8 Cây thường xuân lọc không khí

Thường xuân hay còn được gọi với cái tên khác như vạn niên trường xuân. Cây được NASA xếp vào top cây lọc không khí hiệu quả nhất. Với đặc tính dễ trồng dễ nuôi thường xuân chính là sự lựa chọn tốt cho ga đình bạn. 

Thường niên rất ưa ánh nắng mặt trời nên rất thích hợp trống ở ban công, hiên nhà hay cả trên chiếc bàn làm việc của bạn. Nên tưới cây bằng bình phun sương 2 lần/ tuần. Cây thích nghi được tất cả mọi loại đất trồng chỉ cần có lượng dinh dưỡng và mùn phù hợp sẽ phát triển tốt.

Ngoài khả năng hút đi các chất có hại cho sức khỏe như benzen, phenol. Thường xuân còn hoạt động hiệu quả để tiêu diệt các loại nấm mốc và các chất ngay ung thư khác. 

3.9 Cây cọ cảnh

Cọ cảnh hay cọ lùn xuất xứ từ Đảo Guadalupe và hiện nay đã có mặt trên rất nhiều nơi trên thế giới. Ngoài việc tô điểm thêm cho ngôi nhà, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí, các chất độc hại, đuổi các loại côn trùng, muỗi, gián.

Cây lọc không khí này rất được ưa chuộng tại các sảnh khách sạn, đại sảnh. Cọ cảnh nên được đặt ở những nơi có ánh sáng dịu nhẹ như văn phòng hoặc phòng khách. 

Lưu ý, khi chăm sóc cọ cảnh nên tưới nước hàng ngày vì cây rất ưa nước.

Cọ cảnh được xếp vào hàng top các cây lọc không khí tốt nhất theo NASA công bố. Nó chính là chiếc máy lọc amoniac từ thiên nhiên rất đáng được đầu tư.

3.10 Cây ngũ gia bì lọc không khí

Xét về độ phổ biến ngũ gia bì chưa được phổ biến lắm so với các cây lọc không khí khác. Về mặt phong thủy cây tương trưng cho sự phát triển vững vàng, tài chính ổn định. Ngoài công dụng thanh lọc không khí, ngũ gia bì còn giúp đuổi muỗi và là vị thuốc lâu đời.

Vị trí đặt cây tốn nhất là những nỏi râm mát, không bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Mỗi tuần chỉ nên đem đi phơi nắng 1-2 lần trong 4-6 giờ đồng hồ là thích hợp. Ngũ gia bì cần được tưới nước 2-3 lần một tuần, nên quan sát lá cay nếu chuyển vàng là cây dư nước cần cân chỉnh cho phù hợp.

Ngũ gia bì có tác dụng thanh lọc không khí và làm giảm lượng bụi trong không khí đáng kể. Hãy sỡ hưu cho căn nhà của mình 1 chậu ngũ gia bì để không gian thêm trong lành bạn nhé.

3.11 Cây trầu bà

Không được trông cây trầu bà ở nhiệt độ thấp hơn 5 độ, nếu không cây sẽ dễ chết cóng.

Cây trầu bà là loại cây có tác dụng thanh lọc độc tố rất tốt, rất thích hợp trồng trong phòng khách, phòng tắm hoặc một số vị trí thoáng gió, nhiều ánh sáng, có tác dụng thanh lọc các chất độc có hại như xylene, benzen, formaldehyde và trichloroethylene trong không khí. Cây rất dễ cho việc chăm sóc, đất không phải lúc nào cũng cần ẩm, nhiệt độ môi trường không quá thấp cây có thể sống được.

3.12 Hoa nhài Châu Phi lọc không khí

Hoa nhài Châu Phi không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí giúp không khí trong lành hơn mà còn tiết ra tinh dầu dễ bay hơi, có tác dụng diệt khuẩn đáng kể, có tác dụng thư giãn tinh thần, nâng cao hiệu quả công việc.

3.13 Cây trúc phú quý

Cây trúc phú quý là loại cây tốt cho sức khỏe, thích hợp trồng trong phòng ngủ hơn, hiệu quả cho những căn phòng không thường xuyên được thông gió, cải thiện chất lượng không khí, có chức năng khử độc, hút chất thải để cải thiện không khí trong nhà.

3.14 Cây xương rồng lọc không khí

Cây xương rồng mở khí khổng vào ban đêm để hấp thụ khí cacbonic và nhả oxy, nếu đặt trong nhà có thể làm tăng ion âm trong không khí, rất tốt cho việc cải thiện giấc ngủ.

3.15 Cây phát tài

Cây phát tài có thể thải ra một lượng lớn khí ôxy, hấp thụ khí cacbonic trong không khí, dễ quản bóng, nhân giống tại nhà đơn giản, ý nghĩa tốt đẹp.

3.16 Cây măng tây lọc không khí

Măng tây có chứa hương thơm thực vật với thành phần kháng khuẩn, có thể loại bỏ vi khuẩn và vi rút trong không khí, có tác dụng chăm sóc sức khỏe.

3.17 Hoa hồng

Hoa hồng là chuyên gia hấp thụ khí độc hại, có thể hấp thụ các khí độc hại như hydro sunfua, hydro florua, benzen, phenol,… đồng thời có khả năng chống chịu rất mạnh với sulfur dioxide và nitrogen dioxide.

Hi vọng những chia sẻ trên hữu ích từ bài viết mang lại. Mong bạn sẽ có thể tìm được cho mình những chậu cây lọc không khí phù hợp với gia đình mình. Đừng quên đón đọc  những bài viết và cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác từ Cleanipedia nhé!

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Rate this post

Viết một bình luận