18 tầng địa ngục gồm những gì, hình phạt ở 18 tầng địa ngục như thế nào – SAIGON METRO MALL

Địa ngục là danh từ truyền miệng trong dân gian từ ngàn đời để lại, người ta tin rằng, những người làm nhiều việc ác, sau khi chết đi sẽ bị đầy xuống 18 tầng địa ngục, không được siêu sinh.

Vậy cụ thể hơn thì địa ngục là gì? 18 tầng địa ngục là thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: 18 tầng địa ngục gồm những gì

1. Địa ngục là gì và địa ngục có thật không?

1.1 Địa ngục là gì

Địa ngục hiểu nôm na là tù ngục giam giữ các linh hồn ở thế giới Âm phủ. Một người chết đi sẽ vào thế giới Âm phủ, sau đó dưới sự phán xét, luận tội của Diêm Vương sẽ quyết định cho luân hồi vào một trong lục đạo hoặc bị trừng phạt trong 18 tầng địa ngục.

Nếu khi sống làm nhiều việc ác thì linh hồn đó sẽ phải đi vào địa ngục giam giữ và chịu các hình phạt. Người ta tin rằng địa ngục có 18 tầng. Có quan niệm còn cho rằng “nếu bị đầy vào đó thì không được siêu sinh”.

Theo dân gian truyền miệng, Thập điện Diêm Vương là 10 vua cai quản cõi âm, nơi sẽ trừng phạt những kẻ có tội. Trong điện có gương Nghiệt kính đài. Tất cả những hành vi của người chết khi còn tại thế sẽ được lưu giữ trong gương.

Chiếu theo những điều đã được lưu lại mà linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi thụ hình tại các ngục khác nhau. Có 8 cửa ngục lớn, 128 cửa ngục nhỏ.

*

Địa ngục là nơi tối tăm, lạnh lẽo nhất trong lục giới

Mỗi cửa ngục có kiểu trừng phạt riêng, mổ bụng, moi tim, đun trong vạc dầu sôi, chặt chân, chặt tay, cưa người… Kiểu nào cũng đầy đau đớn, ghê rợn. Một số lời truyền miệng còn cho rằng, Diêm Vương có Bổ kinh Sở để phạt các sư sãi tụng kinh không đủ, phải vào đó để tụng bù.

Điện Diêm Vương thứ 10 cai quản toàn bộ chuyện đầu thai, chuyển kiếp. Ở điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên. Ven sông Vong xuyên có một tảng đá gọi là Tam Sinh Thạch.

Những kẻ giết người, gieo nhân ác trên nhân gian khi leo lên cầu sẽ bị ác loài vật ở dưới sông cắn xe. Những linh hồn được đầu thai sẽ trở lại làm người đều qua Vọng Đài uống canh Mạnh Bà để quên hết mọi chuyện của kiếp trước.

1.2 Địa ngục có phải ở dưới lòng đất không?

Theo Luận Bà Sa thì Địa ngục không phải đều ở dưới đất, có khi ở trên mặt đất hoặc dưới nước, hoặc trong hư không. Vì thế mà bổn kinh Phạm văn không gọi Địa ngục mà gọi là Nại lạc ca (có nghĩa là: Khổ cụ, phi đao, ác nhơn, chỉ cho nơi người tội ác làm điều sai trái ở). Địa ngục là nơi chứa đầy đau khổ.

Địa ngục tuy nhiều nhưng đại ước có hai loại là chánh ngục và biên ngục. Chánh ngục vị trí ở dưới châu Diêm Phù Đề và giữa núi Thiết Vi. Chánh ngục lại có hai chữ Hàn ngục và Nhiệt ngục.

Hàn ngục và Nhiệt ngục mỗi thứ có 8 nơi, mỗi nơi có 16 ngục phụ. Mỗi ngục phụ lại có nhiều tiểu ngục khác nhựa. Biên ngục cũng gọi là độc ngục thì ở lẻ loi trên núi, nơi mé biển. Hoặc nó ở dưới nước, chỗ đình miếu, giữa đồng trống hoặc hang sâu. Ở châu Nam Thiện Bộ có đại Địa ngục, còn 3 châu kia chỉ có biên ngục, độc Địa ngục.

Địa ngục là nơi khổ đau nhất. Nhìn vào bên trong tội nhân la liệt. Khổ đau tuyệt vọng, kêu réo la khóc. Ngục A Tỳ được xem là nơi đáng sợ nhất. Cay đắng bốn bề tường sắt, dọc ngang tám vạn do tuần. 

1.3 Địa ngục có thật không?

Câu hỏi này thật không dễ trả lời, bởi người phàm nên không ai thể thấy được địa ngục cả – chỉ trừ đức Phật và các vị Thánh La Hán. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn được thấy bằng trí, bằng tuệ quán, căn cứ và Kinh điển Phật giáo. 

Ta thấy, Phật giáo Nam tông và Bắc Tông đều ghi nhận của địa ngục sau khi người ta qua đời. Địa ngục chỉ là một trong 6 cảnh giới của cõi dục mà con người sẽ thác sinh vào. Kinh Trường A hàm còn nói rõ vị trí địa ngục nằm ở giữa núi Đại Kim Cương thứ nhất và Đại Kim Cương thứ hai, xung quanh là biển bao bọc.

Trong Luận lập thế A Tỳ Đàm chỉ rõ, Địa ngục ở ngoài núi Thiết Vĩ, đại địa ngục thì ở phía Nam thiệm Bộ châu. Luận Đại tỳ bà sa nêu rõ, có Cô địa ngục và Biên địa ngục nằm ở khắp nơi, trong bài thơ Khai hồng chung của Hòa thượng Thích Trí Quảng có nói đến “Địa ngục A Tỳ thăm thẳm sâu”… Những chúng sinh rơi vào địa ngục này đều chịu sự hành hạ kinh khủng nhất, luôn đói khát và sợ hãi.

Trong Kinh Vu Lan có đoạn kể về bà Thanh Đề (mẹ của Đại thánh Mục Kiền Liên) đọa địa ngục do khi ở dương thế sân hận mà phát lời nguyền tà ác, lại có hành vi phá hoại sự thanh tịnh của tăng chúng. Trong địa ngục, khi bưng bát cơm ăn thì cơm chưa đến miệng đã hóa than hồng. Rồi khi quả địa ngục của bà Thành Đề trả xong, do thời quá khứ lại từng cúng dường Chư tăng lon gạo nên bà liền được thác sinh vào cõi trời. 

2. Bẩy cửa Địa ngục và cảnh sống khi xuống Địa ngục

Theo một số ghi chép, dưới Địa ngục có 7 cửa đại. Cụ thể:

Đại cửa số 1 (hành xác), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa này tập hợp những linh hồn khi sống trên nhân gian tạo nghiệp, gồm các nghiệp dối trên lừa dưới chia ra làm:Nói dối lừa đảo gây tổn hại đến thân xác người khácChiếm đoạt tài sản.Đại cửa số 2 (hành hình), có 9 cửa ngục nhỏ. Đại cửa này là nơi hành hình những linh hồn khi sống trên nhân gian tạo nghiệp, gồm các nghiệp giết người chia ra làm:Mình đi giết ngườiGiết chính mìnhPhá thai của mình.*Đại cửa số 3 (lao tối lạnh giá), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa này là nơi hành hình những người khi sống trên nhân gian phạm các tội tà dâm:Vi phạm 1 vợ 1 chồng (ngoại tình)Ấu dâm, hiếp dâm, sát sinh sau khi hiếpChà đạp nhân phẩm người khác, vu khống, đánh đập, khẩu nghiệp, chửi rủa người khác…Đại cửa số 4 (lao động khổ sai), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa này là nơi hành hình những người lười lao động.Bóc lột sức lao động của người khácChà đạp nhân phẩm người lao động.Đại cửa đố 5 (hỏa thiêu), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa ngục này là nơi hành hình những người bất hiếu.Bất kính, giết, chửi rủa, đánh đập cha mẹ, Ruồng bỏ không nuôi dưỡng cha mẹ…
*
Đại cửa số 6 (băng giá), có 9 cửa ngục nhỏ. Đây là nơi hành hình nhưng linh hồn sống trên dương thế phạm tội như:Tham ô tham nhũng, bán nước hại dân, quân thần bất trung,Kích động chiến tranh, tạo phản, Mê tín dị đoan, báo bổ thánh thần… Đại cửa số 7 (tổng hợp), có 18 cửa nhỏ (18 tầng địa ngục – xem bên dưới): Là tổng hợp 6 cửa kia từ hành xác, hành hình, lao tối lạnh giá, lao động khổ sai, hỏa thiêu, băng giá. Cửa số 7 này dành cho người ấn định. 18 tầng địa ngục này rất nguy hiểm vì toàn là quỷ, từng nhóm tội sẽ bị giam vào các phòng riêng để phản chiếu lại nghiệp lực khi sống tạo ra. 

(hành xác), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa này tập hợp những linh hồn khi sống trên nhân gian tạo nghiệp, gồm các nghiệp dối trên lừa dưới chia ra làm:Nói dối lừa đảo gây tổn hại đến thân xác người khácChiếm đoạt tài sản.(hành hình), có 9 cửa ngục nhỏ. Đại cửa này là nơi hành hình những linh hồn khi sống trên nhân gian tạo nghiệp, gồm các nghiệp giết người chia ra làm:Mình đi giết ngườiGiết chính mìnhPhá thai của mình.Địa ngục là nơi giam giữ, hành hình những linh hồn gây nghiệp ác khi còn sống trên dương thế(lao tối lạnh giá), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa này là nơi hành hình những người khi sống trên nhân gian phạm các tội tà dâm:Vi phạm 1 vợ 1 chồng (ngoại tình)Ấu dâm, hiếp dâm, sát sinh sau khi hiếpChà đạp nhân phẩm người khác, vu khống, đánh đập, khẩu nghiệp, chửi rủa người khác…(lao động khổ sai), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa này là nơi hành hình những người lười lao động.Bóc lột sức lao động của người khácChà đạp nhân phẩm người lao động.(hỏa thiêu), có 9 cửa ngục nhỏ. Cửa ngục này là nơi hành hình những người bất hiếu.Bất kính, giết, chửi rủa, đánh đập cha mẹ, Ruồng bỏ không nuôi dưỡng cha mẹ…Địa ngục là nơi giam giữ, trừng phạt những linh hồn gây nghiệp ác khi còn sống trên dương thế(băng giá), có 9 cửa ngục nhỏ. Đây là nơi hành hình nhưng linh hồn sống trên dương thế phạm tội như:Tham ô tham nhũng, bán nước hại dân, quân thần bất trung,Kích động chiến tranh, tạo phản, Mê tín dị đoan, báo bổ thánh thần…(tổng hợp), có 18 cửa nhỏ (18 tầng địa ngục – xem bên dưới): Là tổng hợp 6 cửa kia từ hành xác, hành hình, lao tối lạnh giá, lao động khổ sai, hỏa thiêu, băng giá. Cửa số 7 này dành cho người ấn định. 18 tầng địa ngục này rất nguy hiểm vì toàn là quỷ, từng nhóm tội sẽ bị giam vào các phòng riêng để phản chiếu lại nghiệp lực khi sống tạo ra.

Dưới địa ngục cũng có nhiều cảnh sống cụ thể: Cảnh sống địa âm; cảnh địa phật; cảnh địa ngục – ngã quỷ; quy tắc khi chuyển cảnh giới.

3. 18 tầng địa ngục là thế nào và ở đâu?

Dân gian vẫn truyền miệng có 18 tầng địa ngục, vậy 18 tầng địa ngục gồm những tầng nào? 18 tầng địa ngục ở đâu? Sống ở 18 tầng địa ngục như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi tiếp nhé.

18 tầng địa ngục là nơi giam giữ và trừng phạt những linh hồn mà khi sống phạm vào các tội khác nhau. Đại cửa ngục thứ 7 chính là lối vào của 18 tầng địa ngục

Chúng ta cùng theo dõi tiếp để xem 18 tầng địa ngục là như thế nào? Mỗi tầng sẽ bị trừng phạt ra sao nhé.

18 tầng địa ngục như thế nào

1. Bạt Thiệt Địa Ngục (Rút lưỡi – tầng địa ngục thứ nhất)

18 tầng địa ngục như thế nào

Người nào lúc sống hay trêu chọc li gián, phỉ báng hại người, chửi rủa người khác, gian ngôn xảo biện, nói dối gạt người, sau khi chết sẽ vào Bạt Thiệt Địa Ngục.

Hình phạt trong Bạt Thiệt Địa Ngục

Ở đây các linh hồn sẽ bị Tiểu quỷ sẽ bạnh mồm rồi dùng kềm thép gấp lấy lưỡi rút ra, không phải là giật một cái cho đứt hẳn mà là từ từ kéo cho dài ra.

Tiếp theo linh hồn sẽ bị chuyển suống tầng Nhập Tiễn Đao Địa Ngục (tầng 2), Thiết Thụ Địa Ngục (tầng 3) để tiếp tục chịu hình phạt.

2. Tiễn Đao Địa Ngục (Chặt ngón tay – tầng địa ngục thứ 2)

Đây là tầng thứ 2, là nơi giam giữ và hình phạt những người đi xúi giục, mai mối cho những phụ nữ goá chồng.

Nếu trên dương gian chồng của người phụ nữ không may chết sớm, người phụ nữ phải thủ tiết. Nếu bạn xúi giục cô ta tái giá, hoặc mai mối cho cô ta, vậy thì sau khi bạn chết sẽ bị đày vào “Tiễn Đao Địa Ngục”.

Cũng xin giải thích thêm. Không phải như vậy là người phụ nữ không được tái giá (sau 3 năm để tang chồng). Mà ở đây là trừng phạt những người cố tình xúi giục tái giá và mai mối cho người đàn bà góa phụ đó sớm (trước 3 năm sau khi chồng mất).

Với lý luận nhân quả về địa ngục của Phật giáo ngày nay thì chuẩn tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người nữ lúc nhỏ thì theo cha, đến khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con), đã không còn phù hợp. Tuy nhiên việc để tang chồng 3 năm thì vẫn nên làm.

Hình Phạt trong Tiễn Đao Địa Ngục

Như có người đàn bà đã xúi giục phụ nữ góa chồng tái giá và mai mối người đàn ông khác cho người phụ nữ góa bụa đó nên chết bị đày vào Tiễn Đao Địa Ngục để cắt đứt mười đầu ngón tay.

3. Thiết Thụ Địa Ngục (Cây đao – tầng địa ngục thứ 3)

Đây là ngục giam giữ và hành hình những người khi sống trên dương gian phạm vào tội: Chia rẽ cốt nhục, li gián cha con, anh chị em và vợ chồng, sau khi chết sẽ bị đày xuống “Thiết Thụ Địa Ngục”.

Hình Phạt trong Thiết Thụ Địa Ngục

Linh hồn khi bị đầy vào đây sẽ bị những lưỡi dao sắc, cắm vào người từ sau lưng rồi treo lên trên cây. Sau khi chịu hình phạt này, còn bị đày xuống “Bạt Thiệt Địa Ngục, Chung Lưng Địa Ngục (Tầng 5)”.

4. Nghiệt Kính Địa Ngục (Gương soi ác nghiệp – tầng địa ngục thứ 4)

Nghiệt Kính Địa Ngục là tầng duy nhất không có hình phạt trực tiếp, ở đây chỉ là nơi công bố tội trạng sau đó căn cứ theo tội trạng mà đầy đến các tầng ngục nóng để nhận lãnh quả báo, linh hồn tội nhân bị giải tới trước Nghiệt Kính đài soi rõ những tội lỗi đã làm nơi dương gian, để không chối cãi vào đâu được.

Nếu trên dương gian phạm tội mà không nhận tội hoặc tìm mọi cách để thoát tội, cho dù có thoát được hình phạt, nhưng lúc chết khi xuống Âm phủ báo cáo, sẽ bị đày xuống “Nghiệt Kính địa ngục”, bị đem ra soi trước gương để thấy rõ tội trạng, rồi sau đó sẽ bị đưa đến các tầng ngục nóng khác để chịu phạt.

Xem thêm: Credit Default Swap Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Tám ngục nóng gồm:1. Đẳng hoạt địa ngục (zh. 等活地獄, sa. saṃjīva-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình, chết rồi sống lại và chịu tội báo như những lần trước;

2. Hắc thằng địa ngục (zh. 黒繩地獄, sa. kālasūtra-naraka): nơi chúng sinh bị trói bằng dây sắt;

3. Chúng hợp địa ngục (zh. 衆合地獄, sa. saṃghāta-naraka): nơi chúng sinh bị (núi đá) ép chặt;

4. Hào khiếu địa ngục (zh. 號叫地獄, sa. raurava-naraka): nơi chúng sinh kêu la thảm thiết;

5. Đại khiếu địa ngục (zh. 大叫地獄, sa. mahāraurava-naraka): nơi chúng sinh kêu la rất thống thiết;

6. Viêm nhiệt địa ngục (炎熱地獄, sa. tāpana-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình bằng thiêu đốt;

7. Đại nhiệt địa ngục (zh. 大熱地獄, sa. pratāpana-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình bằng sự thiêu đốt rất khổ sở;

8. Vô gián địa ngục (zh. 無間地獄, sa. avīci-naraka): dành cho 5 đại trọng tội: giết cha mẹ, phỉ báng và phản lại Đạo Trời, chia rẽ chúng tăng, giết A-la-hán, làm Phật chảy máu , ngoài ngũ nghịch trọng tội khi tạo đại nghiệp cũng có đủ khả năng đoạ xuống ngục này.

Nơi đó chúng sinh bị hành hình liên tục đời đời, không gián đoạn, tội nhân không thể chết, phải bỏ thân nầy thụ thân khác trả quả báo, mãi mãi không được siêu sinh đầu thai. Khám lớn là A Tì Đại Địa ngục, rộng 800 dặm do tuần, đều bao lưới sắt, lập riêng 16 Địa ngục nhỏ:

Đài Gương soi Ác Nghiệp, do khí thiêng Trời Đất kết tụ thành. Linh hồn phạm nhân tới đây, bản chất thực của họ bị chiếu rọi ra hết. Sự thực thì cũng chẳng kì ảo gì. Con người có linh tính, nên những việc mình làm, tự mình biết rõ. Tâm linh của mình như một cái máy chụp hình, có thể thâu hết những hành vi ở cõi thế vào trong ống kính, không sót mảy may, nên nó chính là “Tâm kính”. Trước khi hành động, đã tự vấn, cân nhắc kĩ càng rồi mới ra tay, thì hẳn là có sự chỉ dạy của “Tâm”. Do đó, thần thức âm thầm ghi lại hết những hành vi lớn nhỏ.

Nghiệt Kính Đài ở âm phủ do hai khí âm dương kết hợp, khi gặp hai khí hồn phách của người, lập tức hai luồng điển giao nhau, đem hết những hình ảnh của cả một kiếp người đã ghi chép được chiếu rọi rõ ra. Cho nên, kẻ làm ác đến trước Nghiệt Kính Đài thì những điều sâu kín lộ ra hết, không dấu diếm nổi. Kinh Phật có nói “Vạn pháp do tâm sở sanh” (mọi pháp do tâm đẻ ra) đó cũng là dựa theo nguyên lý này vậy. Do vậy dân gian có bài thơ:Hồn soi gương ác hiện nguyên hìnhBớt chữ gom văn ngầm sửa kinhLuật xử công minh nơi địa ngụcNgười đời tạo ác chịu nghiêm hình.

5. Chung Lưng Địa Ngục (Nồi hấp – tầng địa ngục thứ 5)

Chung Lưng Đia Ngục là nơi giam giữ và hành hình những người lúc sống thường hay để ý những chuyện vặt vãnh rồi tung tin đồn, hãm hại, phỉ báng người khác, loại người này thường được gọi là “kẻ đặt chuyện” đôi khi còn bị gọi là người sống tâm cơ.

Những linh hồn này đầu tiền sẽ bị hình phạt ở “Bạt Thiệt Địa Ngục” (tầng 1) sau đó mới được chuyển xuống Chung Lưng Địa Ngục (tầng địa ngục thứ 5).

Linh hồn khi bị đày xuống “Chung Lưng Địa Ngục”, sẽ bị nhốt vào lồng rồi bị đưa vào nồi để hấp lên như hấp bánh bao. Không những thế, sau khi hấp còn bị gió lạnh thổi khắp người.

6. Đồng Trụ Địa Ngục (Trụ đồng lửa – tầng địa ngục thứ 6)

Những người lúc sống phạm tội giết người sau đó lại cố ý phóng hỏa hoặc tiêu hủy tội chứng, giết người, sau khi chết sẽ bị đày xuống đây.

Hình Phạt trong Đồng Trụ Địa Ngục

Ở đây các linh hồn sẽ bị tiểu quỷ lột hết quần áo, xếp thành hàng và lần lượt từng người bị bắt khỏa thân ôm lấy cây trụ động đường kính 1m, chiều cao 2m. Trong trụ đồng đốt than nóng và không ngừng thổi gió, trụ đồng rất nhanh chóng được nung đỏ.

Tôi tiếp tục đi theo vị trưởng giả, bỗng nhiên giật mình nhìn thấy mẹ. Mẹ đang đứng xếp hàng dáng vẻ vô cùng tội nghiệp đáng thương. Nước mắt nước mũi lem luốc trên mặt, tôi với tay cố gắng ra sức gọi nhưng mẹ dường như không nghe thấy. Tôi quay sang hỏi: “Sao mẹ tôi lại ở đây? Bà đã phạm tội gì. Xin ông hãy tha cho bà ấy”. Vị trưởng giả nói: Mẹ ngươi khi còn sống từng mạo phạm Thần linh, hơn nữa đã sát sinh giết hại súc vật nên bị đày ải tới đây chịu tội. Đây là:

7. Đao Sơn Địa Ngục (Núi đao – tầng địa ngục thứ 7)

Đao Sơn Địa Ngục là nơi giam giữ và hành hình những người phạm vào 1 trong 2 tội sau:

Coi thường thần linh,Những kẻ sát sinh (lúc sống giết trâu, ngựa, chó mèo).

Coi thường thần linh,Những kẻ sát sinh (lúc sống giết trâu, ngựa, chó mèo).

Lúc sống con người có thể không nhìn thấy, không tin vào sự tồn tại của Thần Phật, nhưng không phải như vậy nghĩa Thần Phật không tồn tại. Vì vậy khi người nào coi thường Thần Phật sẽ là trọng tội và bị đày vào đây.

Ngoài ra theo luật của trời đất thì không có sự phân chia cao thấp, động vật (trâu, ngựa, mèo, chó…) và người đều được gọi là sinh linh và sinh mạng đều tôn quý như nhau. Vì vậy sát sinh động vật cũng là sát sinh và phải chịu báo ứng ở địa ngục.

Hình Phạt trong Đao Sơn Địa Ngục

Nếu phạm một trong hai tội trên, khi chết sẽ bị đày xuống đây bị lột sạch quần áo, phải khỏa thân rồi bắt phải trèo lên núi đao, xem xét tội nặng hay nhẹ mà có thể bị đày ở trên núi đao.

8. Băng Sơn Địa Ngục (Núi băng – tầng địa ngục thứ 8)

Những người nào khi sống mà phạm các tội như:

Hãm hại chồngThông dâm với người khácCố ý phá thai.Bất hiếu với cha mẹHam mê cờ bạc

Hãm hại chồngThông dâm với người khácCố ý phá thai.Bất hiếu với cha mẹHam mê cờ bạc

Khi chết sẽ bị đày xuống tầng Băng Sơn địa ngục.

Hình Phạt trong Băng Sơn Địa Ngục

Kẻ bị phạt sẽ phải lột hết quần áo, lõa thể leo lên núi băng. Ngoài ra, những người ham mê cờ bạc, bất hiếu với cha mẹ, bất nhân bất nghĩa, cũng sẽ bị đày trèo lên núi băng.

9. Dầu Oa Địa Ngục (Vạc dầu – tầng địa ngục thứ 9)

Những kẻ phóng đãng, trộm cắp, bắt nạt người lương thiện, lừa gạt phụ nữ trẻ em, phỉ báng người khác, chiếm đoạt tài sản và vợ của người khác, sau khi chết sẽ bị đày xuống Dầu Oa địa ngục.

Hình Phạt trong Dầu Oa Địa Ngục

Linh hồn sau khi bị lột sạch quần áo sẽ bị ném vào chảo dầu mà đảo đi đảo lại. Tùy vào mức độ tội nặng nhẹ mà sẽ bị đảo trong vạc dầu bao nhiều lần.

Những người tội nặng vừa ở tầng Băng Sơn địa ngục ra sẽ bị các tiểu quỷ áp giải xuống Dầu Oa Địa Ngục để chịu phạt nấu trong vạc dầu.

Đi mãi đi mãi tôi đi tới một bãi đất rộng tôi đang thấy tò mò vì ở đây có rất nhiều trâu. Tôi hỏi: “Sao ở đây lại có nhiều trâu vậy? Chúng dùng để làm gì?” Vị trưởng giả chỉ vào những chú trâu và nói: Đây là…

10. Ngưu Khanh Địa Ngục (Trâu húc – tầng địa ngục thứ 10)

Đây là tầng địa ngục để các loài động vật kêu oan, tố cáo tội ác của loài người. Phàm là người trên dương gian giết súc vật để làm niềm vui cho mình, khi chết sẽ bị đày xuống Ngưu Khanh Địa Ngục.

Hình phạt ở tầng Ngưu khanh địa ngục

Những linh hồn bị tống vào đây họ sẽ bị các loài trâu hoang dùng sừng húc, dùng chân giẫm đạp.

11. Thạch Áp Địa Ngục (Đá đè – tầng địa ngục thứ 10)

Nếu khi còn sống sinh ra một đứa con, dù bất cứ một nguyên nhân nào (khi đứa trẻ bị thiểu năng, tàn tật bẩm sinh; hoặc vì trọng nam khinh nữ mà vứt bỏ, dìm chết con mình). Những người này khi chết sẽ bị đầy vào Thạch áp địa ngục.

Hình phạt nơi Thạch Áp Địa Ngục

Linh hồn sẽ bị tống vào dưới hồ sâu. Bên trên là những tảng đá treo lơ lửng ở trên đầu. Những tảng đá này sẽ liên tục bị đứt dây và rơi xuống liên miên không rứt.

Linh hồn sẽ phải tránh né và chịu đựng những tảng đá nàu nếu bị trúng.

Đi qua Thạch áp địa ngục tôi nhìn thấy một chiếc cối. Tôi đang vừa run sợ vừa tò mò không biết cái cối này dùng để làm gì thì vị trưởng giả tiếp tục. Nơi này gọi là…

12. Thung Cữu Địa Ngục (Cối giã – Tầng địa ngục thứ 12)

Những người khi sống phạm phải các tội như:

Khi còn sống nếu lãng phí lương thực, thực phẩm, như vứt bỏ đồ ăn thừa, hoặc vì không thích ăn mà vứt thức ăn đi.Ngoài ra nếu khi ăn mà nói tục, chửi thề chết đi cũng sẽ bị đày vào đây. Cho nên nhắc nhở mọi người khi ăn không nên nói tục, đặc biệt không nên chửi thề.

Khi còn sống nếu lãng phí lương thực, thực phẩm, như vứt bỏ đồ ăn thừa, hoặc vì không thích ăn mà vứt thức ăn đi.Ngoài ra nếu khi ăn mà nói tục, chửi thề chết đi cũng sẽ bị đày vào đây. Cho nên nhắc nhở mọi người khi ăn không nên nói tục, đặc biệt không nên chửi thề.

Hình phạt ở Thung Cữu Địa Ngục

Những linh hồn phạm tội mà bị đầy vào đây sẽ bị tiểu quỷ vứt vào cối mà giã như giã gạo.

Đi một hồi lâu tôi nhìn thấy phía trước là một cái bể. Một mùi máu tanh hôi xộc lên tận mũi làm tôi không chịu nổi, bịt mồm bịt mũi nhăn mặt. Vừa lúc đó tôi nhìn thấy cha, nước mắt tuôn rơi tôi vừa hoảng sợ vừa với tay cố gọi nhưng cũng giống như mẹ, cha tôi không nghe thấy. Tôi quay sang hỏi: “Cha tôi bị sao vậy? Sao ông lại ở đây? Đây là đâu?”

Vị trưởng giả đáp: “Cha ngươi khi sống không hiếu kính với cha mẹ già. Họ đã có công sinh thành dưỡng dục nhưng khi họ đau yếu cha ngươi lại không phụng dưỡng mà đùn đẩy trách nhiệm nên khi chết bị xuống đây. Đây gọi là:

13. Huyết Trì Địa Ngục (Bể máu -tầng địa ngục thứ 13)

Phàm người không tôn trọng người khác, bất hiếu với cha mẹ, không ngay thẳng, tính tình tà đạo.

Đặc biệt là những người bất hiếu, cha mẹ có công sinh thành và nuôi dưỡng, nhưng đến khi cha mẹ già yếu lại không phụng dưỡng, đùn đẩy trách nhiệm thì sau khi chết sẽ vào Huyết Trì Địa Ngục.

Những linh hồn bị đầy xuống đây sẽ bị ngâm trong bể máu, chịu dựng mọi thống khổ đói khát…

14. Uổng Tử Địa Ngục (Chết uổng – tầng địa ngục thứ 14)

Hãy nhớ rằng trong lục đạo luân hồi thì chỉ có Cõi Người là cõi lý tưởng mà từ đó chúng sinh có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi. Cảnh giới này được xem là có nhiều điều thuận lợi để tu tập giải thoát, từ việc có ý thức cho đến các thử thách và lợi lạc trong cuộc sống giúp con người nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực và nỗ lực hết mình để đạt giác ngộ.

Có thể để được làm người trên thế gian này là điều không hề dễ. Nếu không biết trân trọng, mà tự sát, như cắt mạch máu, uống thuốc độc, treo cổ v.v.,

Hình phạt của Uổng Tử Địa Ngục

Những người tự tử sau khi chết sẽ bị đày xuống Uổng Tử Địa Ngục chịu khổ cực và mãi mãi không được đầu thai làm người nữa.

15. Trách Hình Địa Ngục (Ngũ mã phanh thây -tầng địa ngục thứ 15)

Những kẻ phạm trọng tội như đào trộm mộ người khác, sau khi chết sẽ bị đày xuống đây.

Hình phạt của Trách Hình Địa Ngục

Khi bị đầy xuống đây thì linh hồn sẽ bị tiểu quỷ hành hình bằng “ngũ mã phanh thây” (5 con ngựa buộc dây vào đầu, 2 tay, 2 chân sau đó chạy 5 hướng để xé cơ thể làm 5)

16. Hỏa Sơn Địa Ngục (Núi lửa – tầng địa ngục thứ 16)

Những kẻ tham nhũng làm giàu cho mình, ăn trộm chó gà, cướp bóc tiền bạc, phóng hỏa đốt nhà. Ngoài ra những đạo sỹ, tu sỹ mà phạm giới sau khi chết cũng sẽ bị đày xuống Hỏa Sơn Địa Ngục.

Hình phạt ở Hỏa Sơn Địa Ngục

*

Hỏa Sơn Địa Ngục (Núi lửa – tầng địa ngục thứ 16)

Khi chết đi linh hồn những người này sẽ bị đưa vào núi lửa để chịu khổ lửa thiêu mà không chết được.

Vị trưởng giá lôi tôi tới một nơi không biết có tên gọi là gì. Tôi nhìn thấy viên quan huyện cai quản nổi tiếng gian ác ở quê mình năm xưa đang đứng ở đó để đợi tới lượt chịu cực hình. Vị trưởng giả chỉ vào những người đứng xếp hàng và nói: Họ là

17. Thạch Ma Địa Ngục (Đá ma – tầng địa ngục thứ 17)

Những kẻ dẫm đạp ngũ cốc, trộm cắp, tham quan ô lại, chuyện hiếp đáp người khác. Khi chết sẽ bị đày xuống đây.

Ngoài ra hòa thượng, đạo sĩ ăn mặn cũng sẽ bị đưa vào đây.

Khi bị đầy xuống đây linh hồn sẽ bị mài nát thành nhục tương, rồi lại được phục hồi thân thể để tiếp tục bị mài nát.

18. Đao Cư Địa Ngục (Đao cưa – tầng địa ngục thứ 18)

Những kẻ ăn bớt vật liệu, giấu trên lừa dưới, dụ dỗ phụ nữ trẻ em, buôn bán không trung thực khi chết sẽ bị đày xuống Đao Cư Địa Ngục.

Hình phạt ở Đao cư địa ngục

Linh hồn ở đây sẽ bị lột sạch quần áo, sau đó tiểu quỷ sẽ trói họ vào bốn trụ gỗ theo hình “Đại”, rồi dùng cưa, cưa từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.

Xem thêm: Bằng Cao Đẳng Là Gì ? Bằng Cao Đẳng Gọi Là Gì

4. Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ về Địa ngục là gì, Địa ngục có thật không? 18 tầng địa ngục ở đâu? 18 tầng địa ngục như thế nào, hình phạt ở 18 tầng địa là gì?

Tuy có phần huyền hoặc nhưng nó cũng phần nào như một lời nhắc nhở, khuyên người nên tu thiện, tích đức, tránh làm việc ác. Hơn nữa Thuyết Âm Phủ và 18 tầng địa ngục từ người đời cho đến các tôn giáo đều nhìn nhận không phải là mê tín di đoan”.

Rate this post

Viết một bình luận