Theo dõi Massageishealthy trên Google News
I – Trà hoa cúc – Phương thuốc kỳ diệu tác dụng chữa bách bệnh
Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà (gọi là trà hoa cúc) và có tác dụng phòng, chữa nhiều bệnh rất tốt.
Tác dụng của trà hoa cúc dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở. Hơn thế, hoa cúc còn giúp chữa đau dạ dày, giải độc, ngừa tế bào ung thư, mất ngủ,…
1. Thuộc tính khoa học của trong trà hoa cúc là gì?
Hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Nhiều người sử dụng trà hoa cúc hàng ngày vì những tác dụng rất tốt của nó cho sức khỏe như giải độc, làm đẹp, ngăn tế bào ung thư.
Không chỉ là một thức uống bổ dưỡng, trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả. Hoa cúc không chỉ là loài hoa trang trí cho không gian sống mà còn được sử dụng như một loại thức uống.
Với y học ngày càng tiên tiến hiện nay, hoa cúc đã được công nhận là một thức uống đầy tinh tế với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.
Cùng với trà hoa sen, trà hoa cúc cũng được xem là một loại thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà phong phú của người Việt Nam.
2. Thành phần trong trà hoa cúc
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong hoa cúc chứa apigenin – một chất có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thư. Đối với dân văn phòng, người ít di chuyển, ngồi máy tính nhiều trà hoa cúc như một người bạn thân thiết giúp thư giãn tinh thần.
Từ lâu, hoa cúc được xem là một loại thảo dược có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như công dụng chữa bệnh. Ngoài việc chế biến thành món ăn, cả hoa cúc khô và tươi đều có thể dùng để chế biến thành các loại trà.
Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu hoa cúc là bisalobol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bisalobol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.
Không những vậy, hoạt chất này còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Chúng được dùng như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.
Nghiên cứu mới tại Mỹ phát hiện hóa chất tự nhiên apigenin có trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thưTrà hoa cúc cũng đặc biệt hữu ích với những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển, ăn uống không đủ chất.
Đặc tính kháng viêm của gừng sẽ trung hòa các axit trong dạ dày, tăng dịch tiêu hóa trong khi gingerol giảm khó chịu và buồn nôn. Gừng kết hợp với trà hoa cúc, một “liều thuốc” tự nhiên sẽ giúp cơn đau được xoa dịu một cách nhanh chóng.
Hoa cúc được dùng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác giúp thanh nhiệt, chữa bệnh rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp hoa cúc với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt.
Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính. Cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với phục linh để cho sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ.
Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược nổi tiếng có giá trị chữa bệnh về tâm thần. Nó có thể làm dịu tâm trạng và giãn cơ.
Hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác.
Người Ai Cập cổ đại sử dụng trà hoa cúc để làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều này vẫn đúng cho tới tận bây giờ. Một nghiên cứu cho thấy uống trà hoa cúc tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lý do tại sao trà hoa cúc giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.
Theo Giáo sư Dương Trọng Hiếu – một trong những chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền Việt Nam cho biết: “Hoa cúc có tính mát, vị hơi đắng, đi vào kinh phế, kinh can. Mà theo quan niệm của Đông Y, thì kinh can liên quan đến các bệnh lý như: đau đầu, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ,….”.
GS Dương Trọng Hiếu cũng cho biết: hoa cúc dùng làm trà là loại hoa cúc nhỏ màu trắng, hoặc vàng. Hoa cúc sau khi nở vừa tới được hái về, rửa sạch bụi bẩn, sao đó đem phơi hoặc sấy khô.
Khi uống, chúng ta bỏ 4 đến 5 bông hoa cúc vào ấm trà, cho nước sôi vào và đợi 3 – 4 phút là có thể uống được. Bên cạnh hoa cúc, có thể kết hợp thêm với cỏ ngọt, kỷ tử, hồng táo,… để đậm trà hơn.
Trà hoa cúc là một trong những bài thuốc quý từ thiên nhiên. Tuy nhiên, GS Dương Trọng Hiếu cũng khuyên chúng ta nên lưu ý, đó là phụ nữ mang thai, người có thể trạng dị ứng phấn hoa không nên dùng trà hoa cúc.
Những người tỳ vị hư hàn, thường bị lạnh bụng, huyết áp thấp, những người bị hư hại chức năng gan, hoặc mắc bệnh hen suyễn,… cũng nên hạn chế dùng trà hoa cúc. Ngoài ra, chúng ta cũng chỉ nên dùng trà hoa cúc từ 1-2 lần/ ngày, và không nên dùng trà hoa cúc ngay khi vừa ăn xong.
3. Cách pha và uống trà hoa cúc đúng cách ra sao?
Cách pha trà hoa cúc: bạn có thể dùng hai muỗng hoa cúc khô cho vào một tách nước nóng và ngâm nó khoảng 10 phút. Sau đó, vớt ra và bạn sẽ có một tách trà hoa cúc thơm ngon. Bác sĩ khuyên bạn nên uống 3 tách nhỏ mỗi ngày để nhận được tối đa tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe.
4. Trà hoa cúc cps tác dụng phụ và ảnh hưởng đến cơ thể không?
Hoa cúc là loại thảo mộc an toàn cho sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ cũng như không có chống chỉ định nào. Tuy nhiên, những người mắc bệnh dị ứng hoa họ cúc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
II – Những tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe ít ai biết
Từ lâu, người ta đã xem hoa cúc như một loại thảo dược giúp giảm viêm và nhiễm trùng. Nhưng bạn có biết toàn bộ tác dụng của trà hoa cúc cũng như lý do vì sao loài hoa này lại phổ biến trong các thành phần thuốc như vậy không? Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu nhé.
Các nhà khoa học đánh giá cao giá trị dược học mà hoa cúc mang lại mặc dù đây là một loài hoa dại phổ biến mà hiện nay vẫn chưa có tên trong danh sách các loại thảo mộc.
Hoa cúc dại thường mọc lẫn trong các luống cây hay các loài hoa khác và dễ tìm thấy vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Ngoài ra, chúng cũng có nhiều loại khác như hoa cúc vàng, hoa cúc trắng, hoa cúc tím hay cúc họa mi,..
Trong những bài thuốc truyền thống, bác sĩ khuyên bạn nên ăn lá cúc tươi để kích thích sự hấp thụ chất dinh dưỡng nhờ vào vị đắng của nó. Lá, hoa, nụ và cánh hoa đều có vị khá ngon và có thể dùng để ăn kèm với nhiều món khác.
Cây hoa cúc được trồng rộng rãi vì nó dễ chăm sóc, có thể chịu đựng mưa gió cao và là thức ăn tự nhiên cho các loại gia cầm, gia súc. Loại hoa này có vị chua dịu nhẹ. Lá của chúng có thể dùng làm món xà lách trộn và ăn kèm với các loại thực phẩm khác như lá bồ công anh và lá cây me đất.
Bạn cũng có thể chế biến hoa cúc với rau củ và thịt. Hơn nữa, cụm hoa có thể dùng làm giấm hoặc chế biến nước sốt, còn có thể dùng hoa để trang trí các món ăn như bánh mì hoa cúc,…
Hoa cúc trắng có thể dùng để giảm đau và trị tiêu chảy, ho và co thắt đường tiêu hóa. Một số người dùng hoa cúc làm trà trị chứng ho, viêm phế quản, rối loạn gan và thận và các bệnh viêm.
Người ta cũng sử dụng hoa cúc làm thuốc làm đẹp da và thanh lọc máu. Hoa cúc là loài hoa đẹp thường dùng để chưng cắm, nhưng bên cạnh đó chúng cũng có rất nhiều lợi ích về sức khỏe ít ai biết. Dưới dây là một số tác dụng của hoa cúc, cùng tìm hiểu nhé.
1. Hoa cúc được sử dụng như một vị thuốc giải tỏa căng thẳng
Hoa cúc có thể giúp bạn ngăn ngừa sự lo lắng và giúp cho cơ thể bớt căng thẳng. Những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng thể nên dùng loại thảo dược này để điều trị. Đơn giản là hãy pha khoảng 2 thìa trà hoa cúc và thưởng thức chúng giữa các bữa ăn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
2. Ngăn ngừa mất ngủ
Nếu bạn bị mất ngủ thì hoa cúc cũng giúp bạn điều trị hiệu quả. Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên trong 2 tuần bạn sẽ thấy giấc ngủ của mình được cải thiện đáng kể. Theo đó chỉ cần uống một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ nửa tiếng đồng hồ là được bạn nhé.
3. Hạn chế tổn thương của bệnh chàm
Hoa cúc có đặc tính chống kích ứng da bởi vậy nên chúng có khả năng điều trị bệnh chàm đáng kể. Bệnh chàm thường gây khô, ngứa và đỏ trên bề mặt da, hoa cúc giúp giảm các triệu chứng này và chống viêm.
Điều trị bằng cách cho 120gr hoa cúc khô hoặc 5 đến 10 giọt tinh dầu hoa cúc vào bồn tắm để ngâm mình để hạn chế các triệu chứng. Ngâm mình với tinh dầu hoa cúc để chữa vết thương ngoài da
4. Chữa lành vết thương. Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người
Những vết thương ngoài da cũng mau lành hơn khi bạn đắp hoa cúc trực tiếp lên chúng. Bạn nghiền lá hoa cúc khô hoặc tươi với một ít nước và đắp lên vết thương chừng 30 phút để dưỡng chất ngấm vào da và phát huy tác dụng điều trị. Hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần thoa thuốc mỡ chiết xuất từ hoa cúc là được.
Các bác sĩ Đông y khẳng định rằng việc phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Với tính giải nhiệt, trà hoa cúc có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Nếu bị phát ban, bạn hãy uống trà hoa cúc mỗi 2–3 giờ và uống trà cho đến khi các vết ban biến mất.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên tránh ăn các loại thức ăn nhiều gia vị hoặc đồ cay, nóng vì chúng sẽ góp phần làm bạn bị nóng trong người.
5. Trị viêm lợi
Chứng viêm lợi có thể gây đau, sưng tấy khoang miệng và làm bạn khó chịu vô cùng khi không thể nhai, nuốt được như bình thường. Việc tích tụ mảng bám thức ăn trên răng và nướu là nguyên nhân gây ra chứng này.
Bạn hãy dùng nước ấm pha với 10-15 gitoj tinh dầu hoa cúc để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần ngậm chừng 2 phút để sát trùng trị viêm.
6. Ngăn ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ là chứng khó nói và gây khó chịu vô cùng cho người mắc chúng. Hoa cúc cũng có tác dụng đáng kể với căn bệnh này khi giúp hạn chế viêm nhiễm và tăng cường lưu thông đường ruột. Bạn chỉ cần sử dụng dược phẩm chiết xuất từ hoa cúc hay trà hoa cúc mỗi ngày là được nhé.
7. Trà hoa cúc rất tốt cho tiêu hóa
Chắc chắn một trong những tác dụng của hoa cúc chính là mang đến lợi ích cho hệ tiêu hóa. Hoa cúc có thể điều trị chứng khó tiêu, đau bụng cũng như hội chứng kích thích đường ruột và đau dạ dày.
Uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày vào sau các bữa ăn để có được tác dụng này của hoa cúc.
8. Hạn chế viêm nhiễm vùng kín
Vùng kín của chị em phụ nữ là một trong những khu vực dễ viêm nhiễm nhất trên cơ thể. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khả năng bài tiết cũng như đời sống tình dục.
Để điều trị chúng một cách tự nhiên và hiệu quả bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu hoa cúc trong nước ấm và ngâm mình chừng 20 đến 30 phút là được. Ngâm mình mỗi ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm và chấm dứt bạn nhé.
9. Ngăn ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ
Bệnh hăm tã thường vẫn thấy ở trẻ em vì các bé phải mặc tã suốt cả ngày. Với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, hoa cúc có thể giúp da bớt kích ứng hay mọc vảy đỏ hơn.
Bạn chỉ cần dùng trà hoa cúc thay nước rửa để làm sạch phần thân dưới của trẻ sau khi thay tã là được.
10. Hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chống lại bệnh tiểu đường
Nồng độ đường huyết tăng cao khi bạn mắc bệnh tiểu đường khiến cho thần kinh của bạn dễ bị tổn thương, chức năng tim bị suy giảm, thận cũng yếu hơn và thị lực cũng bị ảnh hưởng.
Hoa cúc có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, hạn chế các tác hại của chúng. Hãy uống một ly trà hoa cúc trong bữa ăn để giữ cho đường huyết của bạn luôn ở mức ổn định.
Tuy nhiên, hoa cúc không phải là thuốc nên tốt nhất bạn nên có lối sống lành mạnh để ngăn ngừa căn bệnh này.
11. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hoa cúc có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu.
Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành.
12. Giải cảm cúm
Theo tạp chí sức khỏe Natural Health, các thầy thuốc cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng trà hoa cúc để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Nhờ vào tính mát của loại thảo dược này mà chúng được dùng để hạ sốt rất hiệu quả.
Để chế biến ra những tách trà hoa cúc giúp giải cảm, bạn hãy cho vào ấm trà một thìa cà phê trà hoa cúc khô với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, sau đó rót một lít nước sôi vào và đợi trà nguội dần. Uống một tách trà hoa cúc mỗi hai giờ sẽ giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh khó chịu trong cơ thể.
13. Cải thiện sức khỏe đôi mắt
Trà hoa cúc đem lại nhiều lợi ích cho “cửa sổ tâm hồn” của bạn, bao gồm tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Nếu mắt hay bị đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian dài, trà hoa cúc chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
14. Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu mới tại Mỹ phát hiện chất apigenin trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và giúp các thuốc trị ung thư phát huy tác dụng hơn.
15. Trị mất ngủ, hạ huyết áp
Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, đặc biệt là làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.
16. Giải nhiệt
Tác dụng giải nhiệt hiệu quả của hoa cúc rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc trong môi trường chật hẹp, như văn phòng, công xưởng… Bạn có thể kết hợp loại trà này với trà xanh và hoa hòe để tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị chứng nhức đầu do sốc nhiệt.
17. Tiêu độc, nhuận gan
Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân và bồ công anh là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính. Bạn cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn với làn da sáng mịn.
18. Chữa đau bụng kinh nguyệt
Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh khó chịu.
Bạn cũng có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để xoa dịu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng trà hoa cúc bởi loại thảo dược này có thể tác động tới bào thai trong bụng.
19. Lợi ích khác
Một nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong hoa cúc có tác dụng kháng sinh chống lại một số loại vi khuẩn, đặc biệt là streptococcus và staphylococcus.
Trà hoa cúc cũng có thể làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng. Thêm vào đó, trà hoa cúc giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh và thanh lọc tâm trí.
III – Nên uống trà hoa cúc vào thời điểm nào trong ngày là tốt?
Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Trong nhiều trường hợp, các dược sỹ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng trà hoa cúc thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ. Ví dụ như:
Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể người bình thường cần tới 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm giàu mỡ. Nếu sử dụng trà sau khi ăn, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, tránh cảm giác ngán và đầy bụng.
Sau khi ăn mặn: Ăn mặn làm lượng muối trong cơ thể tăng cao, bạn nên uống trà để trung hòa cơ thể và nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc thường xuyên còn góp phần giảm nguy cơ ung thư.
Sau khi vận động, ra mồ hôi: Vận động cơ thể sau một khoảng thời gian thường khiến mồ hôi ra nhiều, làm cơ thể bạn mất đi một lượng nước đáng kể và có cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà là thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.
IV – Một số lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc cho đúng cách
Trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn nên lưu ý những trường hợp sau đây.
1. Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc Tây
Chất axit tannic có trong trà có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc (chẳng hạn như viên sắt sulfate, berberine,…) tạo nên kết tủa, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.
Nếu như dùng nước trà để uống thuốc an thần (như phenobarbital …), thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, hoặc mất tác dụng. Do vậy bạn không nên dùng trà hoa cúc kết hợp với bất kì loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.
2. Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc
Không có nhiều nghiên cứu đảm bảo rằng trà hoa cúc hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai. Một cốc trà hoa cúc có thể giúp nâng cao tinh thần và trấn an hệ thần kinh.
Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai có miễn dịch thấp, lá lách và dạ dày đều yếu nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày. Thậm chí, nếu uống lượng nhiều còn gây nên tiêu chảy và các triệu chứng khác
3. Không uống trà hoa cúc khi đói
Khi đang đói bụng thì chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” với các dấu hiệu như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày.
Vì vậy, khi mời ai dùng trà hoa cúc, bạn có thể mời kèm theo đồ ngọt, vừa là để ăn kèm vừa một phần là chất đường trong đồ ngọt giúp tăng đường huyết. Đôi khi dù không đói nhưng uống quá nhiều trà cũng dễ bị say.
Mỗi ngày nhấm nháp vài tách trà hoa cúc là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình. Tuy nhiên, hoa cúc có thể gây ra một số dị ứng khi sử dụng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng trà hoa cúc.
Như vậy, với những tác dụng của trà hoa cúc nêu trên, hy vọng rằng bạn có thể tận dụng được những lợi ích của loại hoa này trong cuộc sống của mình. Hoa cúc là loài hoa giá rẻ, dễ tìm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn nên chắc chắc nguồn gốc hoa không được bảo quản bởi thuốc và tốt nhất, nếu có thể, hãy tự trồng cho mình để dùng bạn nhé.
V – Tác dụng của trà hoa cúc trong việc tái tao da mặt và trị mụn
Trà hoa cúc vốn nổi tiếng lâu đời trong nền văn hóa Trung Hoa. Người Trung Quốc xưa thường dùng trà hoa cúc để trị bệnh cúm, sốt, viêm nhiễm và thậm chí là say nắng vì tính hàn của hoa. Hoa thảo mộc này còn giúp điều chỉnh sự mất cân bằng chức năng gan.
Trà hoa cúc rất tốt cho tiêu hóa, giúp bạn hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Trà hoa cúc không chứa hàm lượng calorie nên cực kì thích hợp để điều trị béo phì và giúp giảm cân. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện thị giác, thính lực và điều trị chóng mặt, mờ mắt,đốm ở phía trước mắt, mù đêm và viêm kết mạc.
Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng acacetin flavonoid trong hoa cúc có khả năng ức chế sự tăng trưởng tế bào ác tính ở vùng tiền liệt tuyến. Điều này biến nó thành một vũ khí hữu ích trong cuộc chiến chống lại ung thư tuyến tiền liệt và các dạng ung thư khác.
Trà hoa cúc được cho là tốt cho tim và làm giảm huyết áp. Nó cũng có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim. Y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng những đặc tính này của hoa để điều trị các trường hợp tăng huyết áp và đau thắt ngực.
Không chỉ nổi tiếng với hương thơm nhẹ nhàng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm thải độc, thanh lọc cơ thể, giảm các triệu chứng đau họng và sốt cao, cải thiện thị lực; trà hoa cúc còn giúp da bạn đẹp hơn nữa đó!
Có rất nhiều loại hoa cúc và tất cả các loại này đều rất tốt cho làn da của các nàng. Hoa cúc giúp phái đẹp giảm kích ứng da, da mẩn đỏ hay viêm da và đồng thời chất beta-carotene trong hoa tham gia vào quá trình trao đổi chất và biến thành vitamin A để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Vitamin A giúp chống oxy hóa da và đồng thời kết hợp với chất flavonoid sẽ chống lại các gốc tự do. Uống trà hoa cúc hay sử dụng mỹ phẩm chiết xuất hoa cúc sẽ giúp giảm nếp nhăn, bọng mắt và làm đều màu da. Với tác dụng khử trùng và chống viêm, hoa cúc còn thường được sử dụng để làm giảm sưng đỏ của mụn trứng cá.
Mẹo dùng hoa cúc làm đẹp đơn giản tại nhà
Uống trà thảo mộc hoa cúc không phải là cách duy nhất giúp nàng sở hữu làn da xinh đẹp. Sau đây chính là một vài mẹo dùng hoa cúc để làm đẹp đã được chứng minh là vô cùng hiệu quả:
1. Mặt nạ tái tạo da bằng hoa cúc và lòng trắng trứng
Hiệu quả: giảm nếp nhăn, giúp da mềm mịn, sử dụng thường xuyên sẽ ức chế sản xuất melanin. Nguyên liệu: 5g hoa cúc khô, 1 lòng trắng trứng
Bước thực hiện:
- Ngâm hoa cúc khô trong 50ml nước nóng và chờ hỗn hợp nguội
- Xay hỗn hợp đến khi thật mịn
- Cho lòng trắng trứng vào hỗn hợp và khuấy đều tay
- Rửa sạch mặt và thoa đều hỗn hợp mặt nạ lòng trắng trứng
- Khi mặt nạ khô hãy rửa sạch bằng nước ấm, sau đó thoa kem dưỡng ẩm
2. Phương pháp trị mụn bằng hoa cúc
Hiệu quả: giảm sưng tấy do mụn và thúc đẩy quá trình lành da, sử dụng trong thời gian dài sẽ kiểm soát mụn tái phát. Nguyên liệu: 50g hoa cúc khô, đá viên lạnh
Bước thực hiện:
- Đun sôi hoa cúc khô cùng 300ml nước trong vòng 20 phút
- Để hỗn hợp nguội và vớt hoa cúc bỏ đi
- Đổ hỗn hợp nước hoa cúc đã nguội vào khay làm đá và để tủ đông
- Chà xát viên nước đá hoa cúc lên vùng bị mụn trong vòng 5 phút, lặp lại 2 lần 1 ngày
Lưu ý: Bạn nên dùng khăn sạch bọc viên nước đá hoa cúc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vậy là Massageishealthy đã giúp được các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe cũng như làm đẹp, đồng thời hướng dẫn cách pha trà hoa cúc uống hằng ngày rồi. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.
Nguồn tham khảo:
- WHY CHRYSANTHEMUM TEA IS GOOD FOR SKIN, https://helloteacup.com/2017/11/21/why-chrysanthemum-tea-is-good-for-skin/, 09/01/2019
- Chrysanthemum: Health Benefits, Uses, Side Effects, Dosage & Interactions, https://www.rxlist.com/chrysanthemum/supplements.htm, 09/01/2019
Ngày chỉnh sửa cuối: 09/01/2019
4.2/5 – (18 bình chọn)