Như chúng ta đã biết vì sao cá lại tốt cho sức khỏe mình xin nhắc lại để cho các bạn chưa đọc qua Phần 1 và phần 2 của mục này.
Cá không chỉ là món ăn trong bữa cơm gia đình mà còn là “thuốc bổ” tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch và não bộ nhờ những nguồn dinh dưỡng quý giá.
Ăn cá tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch và não bộ
Cá là thực phẩm lành mạnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong cá có chứa hàm lượng protein khá cao, đặc biệt là chất béo omega-3 – một loại axit béo lành mạnh mà cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra được.
>> Xem phần 1: 20 loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe từ trẻ đến già [Phần 1]
>> Xem phần 2: 20 loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe từ trẻ đến già [Phần 2]
Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyên người dân nên thường xuyên bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này mà cần phải có chế độ sử dụng phù hợp trong bữa ăn hàng ngày. Sau đây là một số loài cá tốt cho sức khỏe con người khi sử dụng làm thực phẩm.
Qua 2 phần chúng ta đã điểm qua 10 loại cá nước ngọt tốt mà giá khá bình dân. Phần 3 này sẽ tiếp tục tìm hiểu 5 loại cá khác và sẽ có 1 vài sản phẩm cao cấp với giá thành cũng cao hơn chút. Mời các bạn đọc tiếp nhé:
11- Cá rô phi: Cá rô phi có nguồn protein và chất dinh dưỡng tuyệt vời. Trong khoảng 100 gram cá rô phi chứa 26 gram protein và 128 calo. Bên cạnh đó, loài cá này còn có hàm lượng vitamin, khoáng chất, niacin, vitamin B12, phốt pho, selen và kali cao.
Cá rô phi có nguồn protein và chất dinh dưỡng tuyệt vời
Thành phần dinh dưỡng cá rô phi có trong 100 gram cá rô phi như sau:
- Lượng calo: 128
- Carb: 0 gram
- Chất đạm: 26 gram
- Chất béo: 3 gam
- Niacin: 24% RDI
- Vitamin B12: 31% RDI
- Phốt pho: 20% RDI
- Selenium: 78% RDI
- Kali: 20% RDI
- …
Với những thành phần giàu dinh dưỡng trên thì ăn Cá rô phi sẽ rất tốt cho cấu trúc xương vì có hàm lượng phốt pho cao, Ngăn ngừa ung thư vì có chứa selenium nhiều làm ức chế sự đột biến của các tế bào ung thư, Hàm lượng omega-3 làm tăng chức năng hệ thần kinh bảo vệ não khỏi các bệnh alzheimer, parkingson, động kinh. Nó cũng làm giảm huyết áp ngăn ngừa cơn đau tim đột quỵ.
Cá rô phi có chứa chất chống oxy hóa cùng với vitamin C và E rất tốt cho làn da của bạn. Điều này giúp cho làn da của bạn rạng rỡ và bảo vệ da khỏi các bệnh liên quan đến da khác.
Cá rô phi có chứa chất chống oxy hóa
Cá rô phi cũng có thể giúp bạn giảm cân. Cá chứa nhiều protein và rất ít calo. Đây là một cách tuyệt vời để giảm lượng calo mà cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
1 thành phần quan trọng là Cá rô phi có chứa vitamin B12, một loại vitamin quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người và nó giúp các tế bào hồng cầu hình thành đúng cách.
12- Cá tầm: một loại cá đã quá quen thuộc ở các nước phương Tây nhưng lại khá lạ lẫm với thực khách và người tiêu dùng Việt Nam. Bởi lẽ đây là một loài cá nước lạnh trong khi Việt Nam thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới, chỉ một số vùng mới đủ điều kiện nhiệt độ để cá sống và phát triển.
Do vậy, mà mấy năm gần đây dân ta mới nhập con giống về nuôi thử và từ đó phát triển việc nuôi trồng cá tầm.
xương cá tầm hoàn toàn có thể ăn được vì được cấu tạo từ sụn
Cá tầm có thịt trắng, dai, vị béo ngậy có thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và dễ tiêu hoá. Điểm đặc biệt nhất là xương cá tầm hoàn toàn có thể ăn được vì được cấu tạo từ sụn, vì thế dùng cá tầm làm nguyên liệu chế biến món ăn thì gần như không bỏ đi một phận nào của cá. Đầu xương, đuôi làm món hấp xì dầu. Thịt cá vừa ngọt mà dai được thái mỏng chế biến món gỏi, hoặc làm món nướng muối ớt, nướng mọi, nấu cháo hay nấu súp….Cá tầm sau khi chế biến, người ăn sẽ cảm nhận được vị thơm dai của món gỏi, vị bùi, ngậy béo của món nướng, vị đậm đà giòn tan khi cá hấp xì dầu.
Thịt cá tầm chứa nhiều vitamin A, phốt-pho, selen và vitamin B6, B12
Giá trị dinh dưỡng của cá tầm Thịt cá chứa nhiều vitamin A, phốt-pho, selen và vitamin B6, B12 đặc biệt là omega 3 và omega 6. Hàm lượng DHA trong 100gr thịt cá là khoảng 0,54gr, cá tầm là nguồn cung cấp DHA cho bà mẹ mang thai và trẻ em.
sụn cá tầm còn được sử dụng để bào chế ra các loại thuốc
Ngoài ra cá tầm còn cung cấp hàm lượng đáng kể Protein, Niacin và Vitamin 12, những dưỡng chất có lợi cho hoạt động của cơ thể và bộ não của con người. Có thể nói cá tầm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tất cả mọi lứa tuổi trong gia đình. Hàm lượng Vitamin A, omega 3 và omega 6 trong cá tầm rất tốt cho làn da và mái tóc của chị em phụ nữ. Ngoài ra, sụn cá tầm còn được sử dụng để bào chế ra các loại thuốc có lợi cho xương khớp, giúp phát triển chiều cao của trẻ em và phục hồi các khớp xương của người già.
13- Cá chép ta:
Cá chép là loại cá nước ngọt phổ biến ở nước ta, chúng sống ở khắp các ao, hồ, sông suối. Theo Đông y, cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy.
Cá chép chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa
Đặc biệt, cá chép còn được ví như là “thuốc tiên” chữa bệnh phụ nữ như giúp an thai, tăng lượng sữa, chứa ứ huyết sau sinh, chữa động thai,….Bởi vậy phụ nữ sau sinh ăn cá chép rất bổ.
Trong 100 gram cá chép có lượng calo là 162, trong đó, lượng calo từ chất béo là 64. Ngoài ra còn có các thành phần dinh dưỡng tuyệt vời khác.
- Tổng chất béo 7,2g – 11%
- Chất béo bão hòa 1.4g – 7%
- Cholesterol 84mg – 28%
- Kali 427mg – 12%
- Chất đạm 22,9g – 46%
- Vitamin B6 – 11%
- Vitamin B12 – 25%
- Magnesium – 10%
- Phosphorus – 53%
- Pantothenic Acid – 9%
- ….
Tác dụng chính của cá chép giúp bổ máu và tăng cường sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị tốt các căn bệnh như: liệt dương, chữa rong kinh, chữa băng huyết, thông sữa bổ huyết và an thai cho phụ nữ, trẻ con bị tắt tiếng không nuốt được, hoặc phù nề vàng da, viêm phế quản cấp tính…
hỗ trợ điều trị tốt các căn bệnh như: liệt dương, chữa rong kinh, chữa băng huyết, thông sữa bổ huyết
Ngoài ra, cá chép cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào như omega-3, acid amin cần thiết, eicosapentaenoic acid (EPA)… các hợp chất này có tác dụng phòng ngừa và điều trị tình trạng xơ vữa động mạch, chống ung thư, làm giảm chất béo trong máu. Không những thế cá chép còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin D, vitamin B2, vitamin B1, vitamin E….
14- Cá mè hoa: sống ở sông hồ, dài khoảng 30 – 40cm hoặc hơn nữa, thân cá dẹt, 2 bên gồ cao, lưng cá màu xám đen. Cá mè hoa nuôi 2 năm nặng khoảng 1,5kg đến 2kg, nếu nuôi 5 năm trở lên cá mè hoa có thể nặng tới 7- 8kg, cá mè hoa có đầu to hơn cá mè thường, đầu nhiều mỡ là chỗ ngon nhất của con cá.
Cá mè hoa thịt béo ngon
Cá mè hoa thịt béo ngon, cứ 100g thịt cá chứa 15,3g đạm; 2,2g mỡ; 4,7g carbohydrate; 82mg canxi; 18mg photpho; 0,8mg sắt; 229mg kali và các vitamin B1, B2; 2,8mg axit Nicotinic; 2,65mg vitamin E.
Theo y học truyền thống thì cá mè hoa tính ôn vị ngọt, có tác dụng bổ tì vị, khoẻ gân cốt, ích thận khí, thích hợp đối với những người phong hàn đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhiều đờm, thận suy, gân cốt yếu, lưng khớp đau, tì vị suy hàn, tiêu hoá kém, tứ chi phù.
cá mè hoa tính ôn vị ngọt, có tác dụng bổ tì vị, khoẻ gân cốt, ích thận khí
Trong dân gian thường dùng đầu cá mè hoa để bổ hư, trị chứng tai ù, mắt hoa, phong hàn, đầu đau, cá mè hoa còn có tác dụng hạ huyết áp. Cá mè hoa tính ôn, người nội nhiệt và có bệnh mẩn ngứa da không nên ăn.
Cá mè hoa tính ôn, người nội nhiệt và có bệnh mẩn ngứa da không nên ăn
Cá mè hoa có thể chữa được một số bệnh như: Trị nhiều đờm ở người già; Trị phong hàn đau đầu; Trị chóng mặt; Trị chóng mặt sau khi sinh; Trị tì vị hư hàn; Trị thần kinh suy nhược; Trị mụn cơm; Trị cao huyết áp …
15- Cá song (Cá mú): là một loài cá thuộc họ cá Serranids, còn được biết đến với cái tên Cherna. Giống cá này có nhiều loại, màu sắc và kích cỡ. Giống như hầu hết các loại cá, cá này chứa một lượng lớn protein, lượng chất béo bão hòa tối thiểu và không có đường.
Cá song (Cá mú)
Không giống như cá nước lạnh béo, loại cá này không cung cấp một lượng lớn axit béo omega-3 lành mạnh. Cá mú cũng có thể mang một loại độc tố và có thể gây ra các vấn đề về thần kinh nếu bạn ăn phải.
Cá mú là một loại cá bán béo. Có nghĩa là vào những thời điểm nhất định trong năm, hàm lượng chất béo của nó làm cho nó trở thành cá xanh. Trong khi những lúc khác, nó là cá trắng.
100 gam loại cá này sẽ cung cấp 6 gam chất béo và chỉ khoảng 120 calo. Do đó, chúng ta có một loại cá ngon lý tưởng trong chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, ít chất béo và hạ canxi.
Cá mú là một loại cá bán béo
Nó cung cấp một lượng thú vị chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Đồng thời, cũng có một lượng nhỏ chất béo bão hòa.
Cá mú cũng cung cấp các khoáng chất (như phốt pho, magiê và kali) và vitamin (vitamin B như B2, B3, B6, B9 và B12). Trong số các loại vitamin, chúng ta có thể làm nổi bật sự hiện diện của vitamin E, một chất dinh dưỡng rất hiếm trong cá.
Cá mú cũng cung cấp các khoáng chất (như phốt pho, magiê và kali)
Trong cá mú có chứa nhiều vitamin, chúng ta có thể kể đến một số loại như sau:
- Vitamin B2: can thiệp vào quá trình enzyme. Ngoài ra, nó rất cần thiết cho da và màng nhầy.
- Vitamin B3: Đây là chất cơ bản trong việc sử dụng năng lượng có trong các chất dinh dưỡng đa lượng. Nó lần lượt tham gia vào quá trình sản xuất hormone sinh dục và tổng hợp glycogen.
- Vitamin B6: Có chức năng là tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng đa lượng. Đồng thời vitamin này có vai trò trong việc hình thành các hormone, hồng cầu và tế bào máu.
- Vitamin B9: được biết đến với cái tên axit folic. Chất này rất cần thiết cho phụ nữ muốn mang thai (và không chỉ trong thời kỳ mang thai). Nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở nhau thai, các khuyết tật ở não và cột sống ở thai nhi.
- Vitamin B12: Vitamin này hữu ích trong sự trưởng thành của các tế bào hồng cầu. Và trong hoạt động bình thường của tế bào thần kinh.
- Hàm lượng khoáng chất cao, đặc biệt là sự hiện diện của phốt pho và kali.