20 tuổi nên học nghề gì?

1. Sửa chữa ô tô:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nhanh chóng. Thu nhập bình quân đầu người tăng, vì vậy tỷ lệ mua ô tô ở Việt Nam cũng tăng là một sự phát triển tất yếu. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu thị trường ô tô trong nước đạt khoảng 500.000-600.000 xe và xu thế ô tô hóa sẽ diễn ra khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 3.000 USD và tiến tới sở hữu bình quân đạt trên 50 xe/1.000 dân. Xu hướng phổ cập ô tô cũng sẽ diễn ra tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030. Do dó, dự báo thị trường ô tô đến năm 2025 có thể đạt 750.000-800.000 xe và đến năm 2035 sẽ đạt từ 1,7 triệu đến 1,85 triệu xe.  

Qua số liệu thống kê đó có thể thấy rằng ngành nghề sửa chữa ô tô là một trong những nghề rất có tương lai. Khi mà số lượng người sử dụng ô tô ngày càng tăng tự nhiên sẽ nảy sinh nhu cầu sửa chữa xe. Có cầu thì phải có cung, sửa chữa ô tô chắc chắn sẽ trở thành một nghề cần thiết, ổn định và đem lại lợi nhuận cao trong hiện tại và tương lai.

2. Sửa chữa xe máy:

Việt Nam được coi là đất nước sở nước sở hữu lượng xe máy nhiều thứ 2 trên thế giới (tính theo bình quân đầu người) với hơn 80% dân số đang sử dụng xe máy để tham gia giao thông. Vậy nên, nghề sửa chữa xe máy là một trong những nghề có lượng học viên tham gia đông đảo nhất hiện nay. Lợi thế của nghề này so với những nghề khác là rất dễ kiếm việc và dễ học. 

Đồng thời nghề này không kén người học, không đòi hỏi trình độ cao siêu mà chỉ cần chăm chỉ, chịu khó nâng cao tay nghề thì chắc chắn bạn sẽ làm không bao giờ hết việc. công việc sửa chữa xe máy chủ yếu là áp dụng những kiến thức kỹ thuật cơ bản liên quan đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, các hệ thống để bảo dưỡng và sửa chữa xe. Trong đó, công việc bảo dưỡng bao gồm việc thường xuyên chạy thử, kiểm tra động cơ, chi tiết máy hoặc thay các bộ phận khi cần. Còn công việc sửa chữa thì phức tạp hơn bởi người thợ sửa sẽ phải vận dụng sự hiểu biết về kỹ thuật để phát hiện ra các nguyên nhân gây hỏng hóc và đưa ra biện pháp khắc phục tốt nhất; công việc này có thể bao gồm: sửa đề, phanh, khắc phục các trục trặc về bộ hơi, phân phối khí và nhiều thứ khác.

3. Sửa chữa điện lạnh:

Điện lạnh là các công việc và các thiết bị liên quan đến nhu cầu làm nóng lạnh, tăng, hạ nhiệt độ của môi trường chúng ta đang sống bằng các loại máy dùng điện năng hoặc nguồn năng lượng khác như: gió, ánh nắng mặt trời,… gọi là điện lạnh. Một số thiết bị điện lạnh như: tủ lạnh, điều hòa, nóng lạnh,…

Theo nhu cầu của xã hội hiện nay, các thiết bị điện lạnh được sử dụng trong các hộ gia đình ngày càng tăng, từ những máy điều hòa, tủ lạnh cho đến những thiết bị phức tạp hơn như hệ thống làm mát, thông gió, máy lạnh công nghiệp… Những chiếc tủ lạnh, máy lạnh giờ đây đã rất thân thuộc, không còn xa lạ kể cả đối với người dân nông thôn. Do đó, cần một lượng lớn thợ sửa chữa điện lạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

Mặt khác, Việt Nam hiện nay đang được các tập đoàn điện tử lớn như Samsung, LG… đổ về Việt Nam để đặt cơ sở nhà máy sản xuất đòi hỏi nhân lực ngành điện lạnh tại các công ty, khu công nghiệp rất cao. Làm việc tại các khu công nghiệp đòi hỏi tay nghề chắc, chất lượng nhưng sẽ đem lại thu nhập cao và ổn định.

4. Sửa chữa điện dân dụng

Những công việc mà một thợ điện dân dụng có thể làm bao gồm:

– Lắp đặt và bảo trì máy phát điện: bao gồm những phần việc như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các máy phát điện một pha, quấn dây, sửa chữa các mạch tự động của máy…

– Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ ba pha: thực hiện các công đấu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho động cơ hoặc đảo dòng điện chiều xoay chiều.

– Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng: sửa chữa, lắp đặt các loại quạt, đèn, máy bơm, điều hòa, lò vi sóng, bàn ủi, bếp điện, bình nước nóng…..

– Lắp đặt, bảo trì máy biến áp: lắp mạch, quấn dây, sửa chữa mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.

– Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo: lắp các mạch điện chiếu sáng, báo cháy, chống trộm, cửa tự động…

– Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng: nối dây, đi dây điện, lắp đặt hệ thống ống luồn, lập bảng điện điều khiển, hệ thống ổ cắm; lắp đặt hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng….

– Thực hiện các công việc bổ trợ nghề: đục kim loại, cưa, khoan, cắt, mài, hàn thiếc, uống ống , tạo ren….

Ngoài 7 công việc mang tính chuyên môn kể trên thì người học sửa chữa điện dân dụng còn có thể thực hiện những công việc khác như thực hiện các biện pháp an toàn lao động và quản lý công việc. Tuy nhiên những công việc này thường dành cho những người đã có kinh nghiệm công việc lâu năm đảm nhiệm.

Nghề sửa chữa điện lạnh dân dụng có lẽ là một trong những nghề thiết thực nhất hiện nay. Trong thời buổi kinh tế hiện đại, các thiết bị điện dân dụng trở nên gắn bó, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình dù ở bất cứ vùng miền nào. Đồng nghĩa với việc thợ sửa chữa điện dân dụng sẽ luôn có việc, không lo thất nghiệp.

Bên cạnh đó, nghề này cực kỳ dễ học và dễ làm, do các kỹ thuật chuyên môn sử dụng để sửa chữa ít thay đổi, cập nhật và thường theo nguyên tắc, nguyên lý chung. Vì vậy khi học nghề này, thợ chỉ cần làm theo nguyên tắc cơ bản để vững tay nghề chứ không cần cập nhật theo công nghệ mới như các ngành khác.

5. Sửa chữa điện tử:

Nghề sửa chữa điện tử là các công việc gồm lắp đặt, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các mạch điện tử, sửa chữa vi mạch, thay thế các linh kiện điện tử bị hỏng bằng những thiết bị tương đương, chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của thiết bị. Đó chính là những đồ vật chúng thường dùng hằng ngày như tivi,âm ly, lò vi sóng, điều khiển từ xa, nồi cơm điện…

Số lượng thiết bị điện tử gia dụng ngày càng tăng cao, cho thấy mức nhu cầu sử dụng nó càng lớn, như vậy cần có lượng đội ngũ bảo hành, sửa chữa cao để đáp ứng nhu cầu trên. Nhưng thực tế hiện nay lượng người theo học nghề sửa chữa điện tử đang thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của xã hội. Trong khi đó một số công ty điện máy, hay các khu công nghiệp đang liên tục tuyển những kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề với mức lương hấp dẫn và số lượng lớn. 

Do vậy, nghề sửa chữa điện tử  tuy cũ nhưng không hề lỗi thời. Đây là cánh cửa việc làm cho những ai đam mê và cố gắng trong nghề này, nghề sửa chữa điện tử không quá yêu cầu cao về trình độ, bạn chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ, cẩn thận. Ngoài ra với tay nghề vững bạn có thể vào làm các công ty lớn của nước ngoài hay tư nhân hay các trung tâm bảo hành, hoặc có thể mở cho mình một cửa hàng kinh doanh sửa chữa.

TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ THANH XUÂN


Địa chỉ chính và duy nhất: Số 83 Triều Khúc, Thanh Xuân , Hà Nội.


Hotline : 0978.045.938– 0243.995.8989 

Rate this post

Viết một bình luận