23 loại thực phẩm “hai mặt” gây tranh cãi cho mẹ sau sinh

Xôi, dưa hấu, trà lipton, tỏi, quả bầu, sữa tươi, sữa bột, sữa ông thọ, sữa chua, cá thu, cá ngừ, cá nước ngọt, trứng, cua, ốc, hến, cam, bưởi, quả bơ, trà xanh, sơn tra (táo mèo, lúa mỳ, mướp đắng, bông cải xanh, động phộng (lạc)…

Bạn đang thực sự hoang mang vì không biết sau sinh ăn được những gì? Câu mà bạn thường hỏi là Sau sinh ăn … có được không? Hay sau sinh có ăn được… không? Sau sinh uống… được không?…

Nhưng…

Người thì bảo ăn được, người lại bảo không. Người bảo nên uống, người bảo không được. Thật không hề đơn giản chút nào. Dưới đây là danh sách liệt kê các thực phẩm trả lời cho bạn sau sinh nên ăn gì?

Sau sinh ăn được những gì?

Tại sao lại có sự tranh cãi như vậy?

Quả thực, mỗi loại thực phẩm chúng ta ăn đều đem lại những giá trị và tác dụng khác nhau, với những cơ thể khác nhau. Có loại thực phẩm sẽ là tốt với người này, nhưng không tốt với người khác, tốt trong trường hợp này, nhưng là có hại trong trường hợp khác.

Và đó là lý do vì sao lợi sữa Mommy gọi chúng là thực phẩm “hai mặt”.

Sau sinh có rất nhiều thực phẩm được coi là hai mặt như vậy. Hãy cùng Lợi sữa Mommy tìm hiểu xem lợi hại của chúng ra sao nhé!

Xôi

Đa số chúng ta đều được khuyên ăn xôi để nhiều sữa, nhưng hầu hết đều lo lắng ăn xôi sẽ ảnh hưởng đến vết mổ, hoặc vết sẹo khâu tầng sinh môn.

Xôi bản chất là gạo nếp được nấu chín, nó có hàm lượng dinh dưỡng, chất béo, protein và năng lượng tốt, nên tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.

Xôi

Tuy nhiên, trong xôi có một chất mang tên amylopectin (một chất tạo nên độ dẻo) là chất khó tiêu tiêu, nên mới sinh ăn xôi nhiều có thể khiến mẹ sau sinh bị trướng bụng, đầy hơi.

Còn về quan niệm ăn xôi có thể khiến vết thương lâu lành, mưng mủ và để lại sẹo lồi, thì thực tế, việc vết thương lâu ành, mưng mủ, để lại sẹo hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Bởi vậy, việc ăn xôi sau sinh bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không ăn quá nhiều

  • Người béo hoặc có nóng trong thì nên hạn chế, vì xôi có tính nóng.

  • Người bị đau dạ dày thì không nên ăn, đặc biệt là lúc đói.

Lúa mì

Lúa mì là một loạt hạt ngũ cốc cung cấp nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, và đây cũng được coi là một loại ngũ cốc giúp lợi sữa.

Tuy nhiên, trong lúa mì có một chất mang tên gluten. Với những trường hợp không dung nạp gluten, trẻ có thể có biểu hiện dị ứng.

Khi bé bú mẹ nhạy cảm với thực phẩm hoặc dị ứng, các phân tử gây dị ứng có thể đi qua sữa mẹ vào hệ thống tiêu hóa của em bé, và ở đây chúng kích thích niêm mạc ruột của bé. Các các triệu chứng thường xuất hiện vòng 12 đến 24 giờ sau khi ăn.

Các triệu chứng có thể kể đến là:

  • Đầy hơi

  • Khóc và đau bụng

  • Bệnh tiêu chảy

  • Phân có máu hoặc chất nhầy

  • Dị ứng, phát ban

  • Chàm sữa

  • Nôn trớ nhiều

  • Khó ngủ…

 Cách tốt nhất để biết có nên ăn hay không là khi ăn bất kì thực phẩm mới nào, bạn hãy chú ý quan sát bé và “đầu ra” của bé.

Cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người lo lắng phụ nữ sau sinh bụng dạ kém ăn cá tanh sẽ bị đau bụng đi ngoài.

Thực tế, khi bạn nấu chính và chế biến đúng cách thì ăn cá sẽ không ảnh hưởng gì đến việc tiêu hóa của mẹ sau sinh.

Chỉ có một số điều mà mẹ cần lưu ý khi ăn cá nước mặn, đó là vấn đề về hàm lượng thủy ngân. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và WHO đều cảnh báo danh sách các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà mẹ sau sinh cần tránh, bao gồm: cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá thu… Bởi vậy mẹ sau sinh hãy tránh ăn những loại cá này trong thời gian cho con bú để tránh những ảnh hưởng không tốt của thủy ngân đến sức khỏe của mẹ và bé.

Trứng

Trứng là một nguồn protein động vật tuyệt vời dành cho mẹ sau sinh, bởi nó có chứa đa dạng các chất dinh dưỡng với hàm lượng cao như: vitamin A, B2, B12, axit béo omega-3, canxi, phốt pho và khoáng chất.

Trứng gà

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ. Nếu bạn thấy bất kỳ loại triệu chứng nào như buồn nôn, phát ban, đau bụng, khó chịu, khó thở, nôn, sưng…thì bạn nên tránh trứng trong chế độ ăn uống.

Cam

Bạn có thể đang lo lắng cam có vị chua sẽ không tốt cho mẹ sau sinh, nhưng thực tế đây là loại quả giúp cung cấp vitamin C rất tốt cho mẹ sau sinh.

Tuy nhiên, cam có tính nhuận tràng. Bé hoặc mẹ đang bị đi ngoài thì không nên ăn những loại quả này, vì có thể gây ra tình trạng sinh hơi nhiều.

Bình thường, một ngày bạn có thể ăn 2 quả cam nhỏ, và nên chọn những loại cam có vị ngọt hoặc ít chua.

Bưởi

Bưởi là một loại trái cây rất giàu vitamin C và vitamin A, axit citric, fructose và các chất xơ cần thiết. Đây được coi là một trong những bổ sung lành mạnh nhất, cung cấp lượng nước và vitamin rất tốt, đặc biệt là với phụ nữ sau sinh.

Tuy nhiên, cũng giống như cam, bưởi cũng là loại quả không thích hợp trong trường hợp bé đang bị đi ngoài.

Trà xanh/ trà lipton

Trà lipton được làm từ những lá trà xanh, và nhiều người rỉ tai nhau về tác dụng lợi sữa của trà lipton. Vậy thực sự đây có phải là sản phẩm có thể giúp tăng tiết sữa mẹ hay không?

Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa và có tác dụng giúp thư giãn, lưu thông máu và giảm mỡ máu. Ở một số nước, đặc biệt là ở các nước phương Tây, thì Trà xanh hay trà lipton được coi là phương pháp giúp tăng tiết sữa và rất được các mẹ Tây ưa chuộng.

Trà lipton

Tuy nhiên, đây là loại đồ uống có chứa hàm lượng nhỏ chất caffeine. Với mỗi người, sự chuyển hóa và dung nạp là khác nhau, và với trẻ bú mẹ cũng vậy. Do vậy, bạn cần theo dõi lượng trà xanh/caffein mà bạn uống vào và xem bao nhiêu sẽ gây ra những thay đổi về hành vi của em bé để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Tỏi

Tỏi nổi tiếng trong việc giúp tăng cường miễn dịch, phòng chống các bệnh đường hô hấp và tốt cho tim mạch Một số tài liệu còn cho rằng, tỏi có chứa hoạt chất giúp kích thích tăng tiết sữa mẹ.

Tuy nhiên, mẹ sau sinh ăn tỏi sẽ ảnh hưởng đến hương vị và mùi sữa mẹ. Một số trẻ sơ sinh tỏ ra thích sự thay đổi này, nhưng đa phần sẽ tỏ ra không thích bú loại sữa có mùi nồng của tỏi này.

Nếu bé có biểu hiện chê ti mẹ, hãy kiểm tra xem trước đó bạn có ăn món gì sử dụng đến tỏi không nhé.

Quả bầu

Quả bầu là loại quả khá phổ biến ở Việt Nam, với tính chất thanh mát và hay được sử dụng để chế biến trong các món canh. Quả bầu được coi là một loại rau theo mà với hàm lượng nước cao, nó cung cấp vitamin và tốt cho việc tiêu hóa.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm, thì quả bầu có tính hàn, nên nếu mẹ sau sinh đang cho con bú mà bé đang có dấu hiệu bị đầy bụng, tiêu chảy, thì không nên ăn bầu trong thời gian này.

Mướp đắng

Cũng giống như quả bầu, mướp đắng được coi là một loại thực phẩm có tính hàn, không tốt cho những mẹ mà cơ thể ở thể hàn hay những mẹ có bé đang bị đi ngoài.

Với những người bình thường, thì đây là loại thực phẩmcó  nguồn folates tốt, giàu chất phytonutrients và chất xơ. Ngoài ra, nó còn giúp giải độc gan cải thiện tiêu hóa, và cung cấp nhiều vitamin. Ở nhiều nơi, mướp đắng còn được sử dụng để hỗ trợ cho các bệnh nhân bị tiểu đường.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin và chất xơ tốt. Nhưng thực tế, có nhiều người đang cho con bú, khi ăn bông cải xanh bé sẽ có hiện tượng bị kích thích, đầy hơi và đi ngoài.

Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, nhưng để yên tâm, các mẹ khi ăn thử món ăn có bông cải xanh hãy quan sát vấn đề tiêu hóa của bé để biết mình có nên ăn loại thực phẩm này hay không nhé.

Quả bơ

Quả bơ chứa nhiều protein thực vật, đặc biệt giàu kali nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, hàm lượng protein cao lại là nguyên nhân khiến nhiều người ăn bơ cảm thấy bị đầy bụng.

Với mẹ sau sinh khi ăn bơ cần lưu ý, trung bình mỗi ngày mẹ có thể ăn khoảng một quả, nhưng mẹ cần chú ý đến bé. Nếu bé có biểu hiện đầy bụng, khó chịu, ăn không tiêu, thì mẹ không nên ăn hoặc ăn ít hơn mức bình thường.

Đậu phộng/ lạc

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng đậu phộng (lạc) thì bạn cũng nên hạn chế việc ăn lạc trong thời gian cho con bú. Các hợp chất gây dị ứng có thể được truyền qua sữa mẹ và khiến bé bị dị ứng. Hãy theo dõi các dấu hiệu của việc dị ứng để biết liệu bé có bị dị ứng với động phộng hay không.

Trường hợp bạn và bé không dị ứng với lạc, thì đây là loại thực phẩm lành mạnh, có thể cung cấp nguồn chất béo từ thực vật tốt nhất cho bạn.

Sữa ông thọ/ sữa bột/ sữa tươi

Nhiều người cho rằng mẹ sau sinh uống sữa tươi sẽ khiến trẻ bị đi ngoài. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Ngược lại, việc uống sữa ấm giúp cung cấp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn và đặc biệt còn giúp phòng chống thiếu canxi ở phụ nữ sau sinh.

Tuy nhiên, các mẹ sau sinh cũng lưu ý, một số trẻ nhỏ không thể dung nạp được chất đạm trong một số loại sữa, đặc biệt là sữa bò. Vì vậy, trong những trường hợp này, khi mẹ ăn hoặc uống các thực phẩm từ sữa bò như bơ, phô mai, kem,…hoặc uống sữa bột hay sữa tươi được làm từ sữa bò thì các bé cũng có thể bị dị ứng.

Sữa chua

Đây là loại thực phẩm tuyệt vời để cung cấp nguồn lợi khuẩn sinh học cho cơ thể. Nó cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protein, canxi, kali, phốt pho & vitamin B-12. 

Và cũng giống như sữa tươi, sữa bột hay sữa ông thọ, sữa chua cũng được làm chủ yếu từ sữa bò. Và nếu bé nhà bạn thuộc tuýp bị dị ứng sữa bò, thì bạn cũng không nên ăn sữa chua.

Ngoài ra, còn một vấn đề nữa mà mẹ sau sinh cần lưu ý khi ăn sữa chua đó là: Sữa chua thường được bảo quản lạnh, ở trong tủ mát. Với các mẹ sau sinh, việc ăn đồ lạnh, và đồ trong tủ lạnh thường dễ khiến mẹ bị đau bụng. Nên những mẹ bụng dạ yếu, muốn ăn sữa chua thì nên làm ấm sữa chua trước khi ăn, và ăn ngay sau khi đã làm ấm.

Cua/ ốc/ hến

Theo quan điểm của cả Tây Y và Đông Y thì cua, ốc, hến hay các loại hải sản có vỏ sẽ là những thực phẩm mẹ sau sinh cần lưu ý.

Các loại thực phẩm này tuy cung cấp nguồn canxi tự nhiên rất tốt, nhưng trong chúng lại có chứa nhiều chất dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ. Ngoài ra, các thực phẩm này thường lạnh và tanh, có thể khiến bé bị đau bụng.

Bởi vậy, mẹ sau sinh, đặc biệt các mẹ có con dưới 3 tháng, nên kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm này. Sau 3 tháng, mẹ có thể ăn nhưng không nên ăn nhiều, khi ăn cũng nên thử một ít và theo dõi các dấu hiệu của bé trước.

Thịt vịt

Sau sinh có được ăn thịt vịt không? Sở dĩ có câu hỏi như vậy là vì theo quan niệm của Đông Y thịt vịt có tính hàn không tốt cho mẹ sau sinh, đặc biệt là những mẹ cơ thể ở thể hàn. Tuy nhiên, theo quan điểm của Tây Y, thịt vịt cũng giống như thịt gà và các loại thịt khác, thịt vịt cung cấp nguồn dinh dưỡng và protein tốt cho cơ thể.

Vì vậy nếu bạn hỏi, sau sinh ăn thịt vịt được không, thì câu trả lời dành cho bạn là được, nhưng hãy chú ý và tốt nhất là không nên ăn ngay sau sinh.

Dưa hấu

Theo nhiều tài liệu của Tây Y, thì đây là một trong những loại quả giúp tăng tiết sữa mẹ và giúp bổ sung nước, khoáng chất rất tốt cho mẹ sau sinh. Bởi dưa hấu rất giàu khoáng chất, fructose, chất xơ và nước. 

Dưa hấu theo quan niệm của Đông Y là thực phẩm có tính hàn, phụ nữ sau sinh mất máu nhiều, cơ thể suy nhược thì không nên ăn dưa hấu. Thông thường, bạn nên kiêng dưa hấu trong khoảng 1-2 tuần đầu sau khi sinh.

Sơn tra (táo mèo)

Mẹ sau sinh có thể sử dụng quả sơn tra (hay một số nơi còn gọi là táo mèo) có vị chua và chát, giúp tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho tiêu hóa, và đặc biệt nó còn có tác dụng thúc đẩy tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài.

Tuy nhiên, mẹ mới sinh không nên ăn nhiều loại quả có vị chua, vì có thể hại men răng và khiến dạ dày bị kích thích, nhưng 1-2 quả nhỏ một ngày thì sẽ là an toàn cho bạn.

Tóm lại, việc ăn uống hay kiêng cữ trong thời gian cho con bú đều có nguyên nhân và nó phụ thuộc vào thể trạng, và vấn đề bệnh lý ở từng người. Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Mẹ sau sinh không nên kiêng cữ quá mức, nhưng khi ăn uống cũng cần lưu ý, và quan trọng là cần để tâm để biết đâu là thực phẩm không phù hợp với mẹ và bé.

Mẹ sau sinh gặp khó khăn trong vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ như: Mẹ ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa, bé bú mẹ chậm tăng cân, bé bú mẹ bị tiêu chảy, bé bú mẹ bị táo bón… có thể liên hệ với DS Hương – chuyên gia sữa mẹ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận