Bưởi – một loại quả rất quen thuộc, thường hay xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt. Tuy vậy, ngoài là một loại trái cây, bưởi còn có nhiều công dụng như một loại thuốc mà không phải ai cũng biết.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại quả này ngay tại bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu đặc điểm của trái bưởi
Việt Nam trồng rất nhiều loại bưởi ngon như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, bưởi đường, bưởi Nghệ,…Tùy theo loại bưởi mà độ mọng nước cũng như độ ngọt của múi bưởi khác nhau. Hạt bưởi dẹt và có chất nhầy xung quanh.Các phần của quả bưởi như hoa, vỏ, hạt, lá, dịch múi bưởi đều được dùng để chế biến ra thuốc.
Thành phần có trong quả bưởi phần lớn là tinh dầu và vitamin C. Lượng tinh dầu thường tập trung có trong lá, hoa và vỏ bưởi từ 0,2%, cứ 100g quả sẽ chứa khoảng từ 80 đến 100mg vitamin C, ngoài ra còn có 1 lượng nhất định dầu béo, đường giúp tạo ngọt, flavonoid và pectin,…
Theo Đông y, bưởi có rất nhiều tác dụng tốt, nhờ tính ấm của lá mà có thể giúp trừ hàn, giải cảm tiêu đờm, lưu thông khí huyết, giảm sưng. Tình bình từ vỏ quả giúp trừ phong hỏa, giảm đau rất hiệu quả,…
Múi bưởi có vị ngọt, chua, tính mát giúp giải nhiệt, giải rượu, nhuận phế hóa đờm. Có tác dụng tốt trên người bị ho, đầy trướng bụng, say rượu, say tàu xe,…
2. Bưởi có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời của trái bưởi
1. Bưởi giúp chữa các triệu chứng thông thường như cảm lạnh, cảm cúm,…
Cách làm : 100g lá bưởi tươi, 50g lá sả, 100g lá cúc tần, 20g lá hương nhu vfa 20g lá tre. Cho hỗn hợp lá vào nồi đun sôi cùng với nước, sau đó ngồi quanh nồi trùm chăn kín xông cho đổ mồ hôi. Xông xong thì dùng khăn sạch lau mồ hôi, lưu ý không tắm lại ngay với nước và tránh tiếp xúc với gió. Cách này không áp dụng với người bệnh ra nhiều mồ hôi.
2. Tác dụng tuyệt vời giúp giảm đau đầu
Cách 1: nguyên liệu gồm 500g múi bưởi, đường trắng và mật ong. Múi bưởi đem thái nhỏ rồi ngâm qua đêm với đường trắng, hôm sau đem chưng cách thủy rồi cho thêm mật ong vào khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội rồi bảo quản trong bình thủy tinh để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 3ml.
Cách 2: Giã nát 2 củ hành cùng với 2 lá bưởi, sau đó dùng băng dính dán cố định hỗn hợp lên 2 thái dương. Dùng đều đặn sẽ thấy kết quả bất ngờ.
3. Trị mẩn ngứa do thời tiết thay đổi
Đun sôi 50g vỏ bưởi với nước, để nguội và lấy nước ngâm vài lần mỗi ngày đến khi thấy hết triệu chứng.
4. Giúp hơi thở thơm mát, giúp tỉnh rượu
Công thức: Nhai 100g tép bưởi rồi nuốt dần dần. Hoặc đun sôi hỗn hợp gồm nước ép 1 quả bưởi, 6g gừng tươi, 10g vỏ quýt, đường đen vừa đủ rồi lọc lấy nước. Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì dùng trong 5 ngày liên tục.
5. Bài thuốc với bưởi giúp giảm đau nhức xương khớp, giúp vết thương bớt sưng
Cách làm: 250g vỏ bưởi tươi, 30g gừng tươi. Băm nhuyễn hỗn hợp trên. Bọc vào 1 chiếc khăn sạch rồi đắp tại chỗ đau, mỗi ngày thay 1 lần.
6. Giúp chữa đầy hơi, khó tiêu
Cách làm: 12g vỏ bưởi, 12g vỏ quýt, tất cả thái nhỏ sao vàng rồi cho vào đun sôi với 3 lát gừng tươi và 300ml nước cho tới khi cạn còn 100ml. Bảo quản trong bình giữ nhiệt để giữ ấm, chia ra ngày uống 2 lần.
7. Trị chứng bị trào ngược nước dãi, hệ tiêu hóa bị rối loạn
Khi bị trào ngược nước dãi hoặc tiêu hóa kém hãy làm theo các cách sau.
Cách 1: Ngày 3 lần, mỗi lần ăn hết 60g tép bưởi.
Cách 2: Uống nước ép bưởi, uống 3 lần 1 ngày, mỗi lần 50ml và duy trì trong 5 ngày liền.
Cách 3: Nấu hỗn hợp gồm nước ép bưởi, 500ml mật ong, 10ml nước ép gừng tươi, 100g đường phèn thành cao rồi để nguội, bảo quản trong bình kín để dùng dần. Dùng mỗi ngày 2 lần và 15ml cho mỗi lần. Duy trì trong 5 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả.
8. Giúp điều trị chứng ho dai dẳng, ho ra đờm
Cách 1: chưng cách thủy 100g tép bưởi, 30ml mật ong, 15ml rượu trắng cho đến khi chín nhừ, duy trì mỗi ngày ăn 1 lần.
Cách 2: ngâm rượu với tép bưởi đã cắt nhuyễn qua đêm, hôm sau đem nấu nhừ, trộn thêm với mật ong. Mỗi ngày ngậm nuốt vài lần và duy trì sẽ thấy kết quả.
9. Bài thuốc giúp lưu thông khí huyết
Cách làm: 5g hoa bưởi, đường phèn, 200ml nước. Đun sôi hỗn hợp sau 5 phút cho thêm đường vào đun tiếp. Để nguội rồi chia ra uống trong ngày. Duy trì để thấy hiệu quả.
10. Giảm đau do bị bong gân
Dùng lá bưởi đã nướng chín để nắn và xoa bóp chỗ đau. Hoặc cũng có thể nấu sôi để ngâm hoặc xông. Duy trì vài ngày sẽ thấy bớt đau.
11. Tác dụng tuyệt vời trong việc chữa ho nhiều ở người cao tuổi
Đun sôi 300g cùi bưởi cùng với 50g phèn chua và 500ml nước để uống mỗi ngày.
12. Giúp da dẻ khỏe đẹp
Nấu dầu oliu cùng với 3g vỏ bưởi, đợi dầu sôi thì cho thêm nước, đun lửa nhỏ. Đun từ 4 đến 5 tiếng, sau đó lọc lấy dầu để nguội, bảo quản trong lọ thủy tinh và tránh ánh nắng, mỗi lần làm vậy sẽ dùng được khoảng 6 tháng.
13. Bưởi giúp tóc chắc khỏe
Dùng tinh dầu vỏ bưởi để mát xa da đầu và tóc. Hoặc cũng có thể nấu nước với vỏ bưởi để gội đầu. Dùng thường xuyên sẽ giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe và nhanh dài.
14. Làm thuyên giảm tình trạng gan nhiễm mỡ và mỡ trong máu
Sao vàng bưởi non đã được thái nhỏ và phơi khô. Mỗi ngày sắc từ 30 đến 50g sắc kỷ với 500ml nước để uống, ngày uống 3 lần. Kiên trì dùng sẽ cho hiệu quả.
15. Chữa chứng ho khan, ngứa cổ
Vỏ bưởi đem phơi khô rồi tán thành bột, đun sôi cùng với ngư tinh thảo chia làm 4 lần uống trong ngày, mỗi lần chỉ uống từ 4 đến 6g.
16. Hỗ trợ giảm cân một cách hiệu quả
Trong bưởi có chứa hàm lượng vitamin và chất xơ cao nên sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân. Hãy ăn hoặc uống nước ép từ bưởi kết hợp với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn giảm cân một cách an toàn và hiệu quả nhanh.
17. Hỗ trợ giúp trị bệnh đau dạ dày
Nấu hỗn hợp nước gồm hoa bưởi tươi 5g với 200ml nước và thêm ít đường phèn để uống thay trà mỗi ngày.
18. Rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày
Chất nhầy trong hạt bưởi có tác dụng tốt giúp giảm viêm loét dạ dày. Vì vậy chỉ cần ngâm hạt bưởi trong nước cho ra hết chất nhầy rồi lọc lấy nước đó uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn 2 giờ sẽ thấy hiệu quả.
19. Giúp điều trị tốt đái tháo đường tuýp 2
Ngâm hạt bưởi vào nước cho ra chất nhầy rồi uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần chỉ 50ml và uống trước bữa ăn chừng 30 phút.
20. Hỗ trợ điều trị tốt cho người bị suyễn
Thực hiện: 150g vỏ bưởi, 20g hành khô, 30g bách hợp, đường trắng. Sắc hỗn hợp trên lấy nước uống trong 10 ngày, mỗi ngày 3 lần.
21. Chữa chứng buồn nôn do ăn không tiêu
Nước ép bưởi, 6g gừng tươi, 9g trần bì, đường đỏ. Đun sôi hỗn hợp trên thật kỹ rồi lấy nước uống trong ngày.
22. Chữa bệnh sưng khớp kinh niên
Cách làm: 20g vỏ bưởi đào, 20g bồ thông, 20g bồ hóng, 8g cỏ bấc, 12g diêm tiêu. Sắc hỗn hợp trên lọc lấy nước. Uống khi đói ngày 2 lần và kiêng muối, thức ăn mặn.
23. Chữa chứng ngứa cổ, ho ra đờm loãng trắng
Uống nước ép bưởi đào thêm đường. Duy trì sẽ cho kết quả tốt.
24. Trị sa tinh hoàn ở nam giới
Cách làm: băm nhuyễn 15g hạt bưởi rồi đun sôi với nước, lọc nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần cho tới khi thấy hiệu quả.
25. Giảm ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Cách 1: Đun sôi 300ml cùng với 15g vỏ bưởi cho tới khi cạn còn 1 nửa. Mỗi ngày uống 3 lần trước giờ ăn 20 phút. Duy trì từ 3 đến 5 ngày để thấy hiệu quả.
Cách 2: Nước ép bưởi, 100g đường, 500ml mật ong và 10ml nước ép gừng tươi, đun hỗn hợp trên thành dạng sệt, bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng từ từ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh pha với nước sôi để nguội.
26. Giảm áp xe vú ở phụ nữ sau sinh
Sắc 10 lá bưởi tươi, 30g vỏ bưởi, 30g bồ công anh lọc lấy nước rồi uống trong ngày. Kiên trì để thấy hiệu quả.
3. Những lưu ý khi sử dụng bưởi
-
Trong bưởi có nhiều axit không tốt cho dạ dày nên không nên ăn bưởi khi đang đói dễ bị cào ruột khó chịu. Những người đang bị tiêu chảy hoặc hệ tiêu hóa yếu càng không nên ăn bưởi vì bưởi có tính lạnh càng khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
-
Chỉ nên ăn bưởi sau khi uống thuốc kháng sinh 2 giờ vì các chất có trong bưởi sẽ làm giảm tác dụng và khả năng hấp thụ kháng sinh vào nhu mô ruột, làm giảm hiệu quả của thuốc.
-
Trong tép bưởi có chứa nhiều chất xơ tự nhiên tốt cho việc tiêu hóa nên lời khuyên là nên ăn bưởi nhiều hơn uống nước ép.
-
Sau khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia thì không nên ăn hoặc uống nước ép bưởi vì trong bưởi có chứa Pyranocoumarin – một chất làm tăng hoạt động của men ruột, khiến tăng khả năng hấp thụ độc tố từ các chất kích thích này.
-
Ngoài những công dụng chữa bệnh như trên người ta còn chế biến chè từ cùi bưởi, ướp trà bằng hoa bưởi, chế tinh dầu từ vỏ bưởi.
4. Bốn loại bưởi tiền triệu thu hút khách dịp Tết
4.1 Bưởi đỏ tiến vua
Với màu sắc đẹp, thời gian chưng được lâu, mùi vị lại cha chua ngọt ngọt ăn không nhanh ngán nên vài năm trở lại đây bưởi đỏ tiến vua rất được người dân ưa chuộng trong dịp Tết.
Loại bưởi này còn có tên gọi khác là bưởi Luận Văn do có xuất xứ từ làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ lâu. Khác với những giống bưởi khác, bưởi tiến vua cả vỏ và ruột đều đỏ, múi tròn và vị ngọt thanh mát. Mùa bưởi ngon nhất thường vào các tháng 8, 9, 10, khi đó bưởi ngọt và mọng nước.
Những ngày Tết, bưởi đỏ tiến vua được bày bán rộng rãi với giá từ 150.000 – 25.000 nghìn đồng một quả. Đối với các quả được trang trí vẽ chữ thư pháp thì có giá mắc hơn khoảng từ 300.000 – 500.000 nghìn đồng một quả. Còn nếu là hàng tuyển lựa, được trang trí cầu kì hơn thì mỗi quả có giá lên tới hàng triệu đồng.
4.2 Bưởi Diễn
Đây là loài quả từ lâu được xem là đặc sản của đất Hà thành. Với màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh và mọng nước nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau nên vài năm nay bưởi Diễn không còn được trồng nhiều, dịp Tết muốn có bưởi Diễn chưng thì phải đặt hàng trước mới có. Cũng chính vì vậy giá bưởi Diễn mua tại vườn có giá cao từ 60.000 – 80.000 nghìn đồng một quả.
Những loại bưởi Diễn được nhân giống và trồng ở nơi khác thường giá rẻ hơn chỉ từ 20.000 – 40.000 nghìn đồng một quả. Nếu muốn mua bưởi Diễn cảnh, bạn có thể phải bỏ ra từ vài triệu đến vài chục triệu cho một cây tùy kích cỡ.
4.3 Bưởi kỳ đà
Bưởi kỳ đà có kích thước lớn, mỗi quả nặng từ 5 đến 10kg. Loại bưởi này cũng rất được ưa chuộng để chưng trong những ngày Tết.
Do kích thước lớn nên mỗi cây không nhiều quả, cũng vì vậy mà giá đắt từ 200.000 đến 500.000 nghìn đồng một quả. Đối với những quả to và đẹp hơn thì giá lên tới hàng triệu đồng.
4.4 Bưởi tạo hình và khắc chữ
Ngoài ra vào mỗi dịp Tết những quả bưởi còn được khắc chữ hoặc tạo thành nhiều hình dáng đẹp mắt khác nhau như hồ lô, phật thủ,… để bán được giá cao và còn mang ý nghĩa cho sự may mắn. Vì lý do này nên dù đắt từ vài trăm đến hơn triệu đồng loại bưởi này cũng bán rất đắt hàng.
5. Lời kết
Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo nên trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các thầy thuốc để được hướng dẫn.
4/5 – (1 bình chọn)
4/5 – (1 bình chọn)