27/7 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sỹ

Việt Nam có khá nhiều ngày lễ trong năm, hầu như tháng nào trong năm cũng có ngày lễ. Tháng 7 cũng vậy, đây là tháng mà người dân Việt Nam hướng về cội nguồn, về những người đã cống hiến cho hòa bình dân tộc. Đọc bài viết dưới đây để biết 27/7 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sỹ nhé!

1. 27/7 là ngày gì?

Ngày 27/7 hằng năm được mọi người biết đến là ngày Thương binh Liệt sỹ. Đây là ngày mà toàn dân, đặc biệt là Hội cựu chiến binh tưởng niệm về những thương binh, liệt sỹ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cống hiến cho hòa bình nước nhà.

Ngày Thương binh Liệt Sỹ - 27/7 có ý nghĩa rất lớn với nhân dân Việt Nam

Ngày Thương binh Liệt Sỹ – 27/7 có ý nghĩa rất lớn với nhân dân Việt Nam

2. Lịch sử ngày Thương binh Liệt sỹ

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại sau năm 1945, có không ít đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh. Nỗi đau của những người ở lại là không thể diễn tả. Vì thế, Chính quyền Việt Nam đã thành lập “Hội giúp binh sĩ tử nạn” để xoa dịu phần nào nỗi mất mát của gia đình các chiến sĩ.

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” được thành lập tại Thuận Hóa, Hà Nội và một số nơi khác. Sau đó, Hội được đổi tên thành “Hội giúp binh sĩ bị thương”.

Ngày 19/12/1946, Hà Nội phát động chiến tranh với Pháp. Nhanh chóng, chiến tranh lan rộng ra một số vùng lân cận, số người thương vong cũng từ đó mà tăng lên bởi chênh lệch giữa chiến thuật chiến tranh và vũ trang giữa hai bên.

Rất nhiều chiến sĩ đã hi sinh, thương tật, cống hiến cho hòa bình nước nhà

Rất nhiều chiến sĩ đã hi sinh, thương tật, cống hiến cho hòa bình nước nhà

Ngày 16/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra văn bản pháp quy đầu tiên – Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ – khẳng định vị trí của công tác thương binh liệt sĩ đối với chiến tranh của Việt Nam.

Ngày 26/2/1947, thành lập Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam.

Đầu tháng 7/1947, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập.

Ngày 27/7/1947, trong cuộc họp do Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cân nhắc và lấy ngày này làm ngày Thương binh Liệt sỹ.

Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, nhân dân Việt Nam luôn biết ơn những công lao, đóng góp của Bác cho nước nhà. Bạn có thể tham khảo bài viết để biết thêm nhiều điều thú vị về Người nhé!

  • Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngày nào? Sơ lược về tiểu sử Bác Hồ

Dâng hương tưởng nhớ công lao các anh hùng trong ngày 27/7

Dâng hương tưởng nhớ công lao các anh hùng trong ngày 27/7

Từ đó, cứ vào ngày 27/7 hàng năm, toàn dân đều hướng về cội nguồn, bày tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sỹ và tưởng nhớ đến những người đã hy sinh cho hòa bình dân tộc.

3. Ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sỹ

Ngày 27/7 có ý nghĩa rất lớn với nhân dân cả nước, đặc biệt là Hội Cựu chiến binh. Ngày này không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn mang cả ý nghĩa chính trịnhân văn sâu sắc.

3.1. Ý nghĩa chính trị

Ngày 27/7 hàng năm cũng là thời điểm Đảng và Nhà nước, toàn dân đánh giá và ghi nhận công lao đối với những gia đình có người hy sinh cho Tổ quốc. Hoạt động này vừa tiếp nối tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng ra cả nước, vừa động viên, khuyến khích nhân dân tiếp nối truyền thống cách mạng trong thời đại đổi mới.

Tinh thần cách mạng được tiếp nối đến ngày nay

Tinh thần cách mạng được tiếp nối đến ngày nay

Không chỉ vậy, đây còn là dịp củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao tiềm lực cách mạng.

3.2. Ý nghĩa nhân văn

Đây là dịp để những người đang hưởng cuộc sống hòa bình nhớ ơn, ghi nhận công lao của những người đã hy sinh cho đất nước và cả những thương binh liệt sỹ.

Thắp nến tri ân tại nghĩa trang nhân dân vào ngày 27/7

Thắp nến tri ân tại nghĩa trang nhân dân vào ngày 27/7

Nhờ đó mà truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa luôn được phát huy. Tinh thần “Gia đình cách mạng gương mẫu” cũng được củng cố, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế nước nhà.

4. Chính sách tặng quà của Nhà nước vào ngày 27/7

Vào ngày này hàng năm, Nhà nước ta cũng có những chính sách tặng quà cho những nhóm đối tượng khác nhau có công trong cách mạng và gia đình của những anh hùng dân tộc đã khuất.

4.1. Mức 400.000 VND

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

– Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

– Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993) và được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc tặng quà cho mẹ Việt Nam Anh Hùng

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc tặng quà cho mẹ Việt Nam Anh Hùng

4.2. Mức 200.000 VND

– Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 80% trở xuống (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993) và đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

– Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.

– Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (Bao gồm: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ).

– Người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học, suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống và đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Tặng quà cho cựu chiến binh, thương binh, liệt sỹ trong ngày 27/7

Tặng quà cho cựu chiến binh, thương binh, liệt sỹ trong ngày 27/7

5. Một số bài hát ý nghĩa về Thương binh Liệt Sỹ

– Màu hoa đỏ.

– Vết chân trên hòn cát.

– Huyền thoại mẹ.

– Chuyện tình thảo nguyên.

– Giai điệu tổ quốc.

Một số mẫu loa giúp bạn nghe những bài hát ý nghĩa về Thương Binh Liệt Sỹ hay hơn:

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu thêm về lịch sử, ý nghĩa của ngày 27/7 – Ngày Thương binh Liệt sỹ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Chúc các bạn thành công!

CHIA SẺ

Rate this post

Viết một bình luận