28 Tác dụng của Cây Mía trong phòng và trị bệnh hữu hiệu

Mọi người mới biết cây mía dùng ép nước uống, làm mật, làm đường, muối dưa cà, kho cá thịt… Nhưng sẽ bất ngờ hơn khi biết mía là nguyên liệu trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh rất hữu hiệu.

Mía là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam với sản lượng lớn, đặc biệt là trong sản xuất đường tinh luyện, gia vị… Từ lâu mía được mệnh danh với tên “Thanh thuốc phục mạch” nhờ những tác dụng tốt của loại cây này.

Cây mía tốt da, tóc, trị táo bón, chữa ngộ độc, hạ sốt, chữa các bệnh đường tiết niệu, bàng quang, ho gà, sởi, sốt rét… Bài viết này se tìm hiểu đầy đủ về tác dụng và các bài thuốc từ mía để áp dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.

Mía là cây gì

  • Cây mía có tên khoa học là: Saccharum offcinarum L
  • Họ: Lúa Poaceae
  • Theo tiếng Ấn, saccharum có nghĩa là đường.

Mía còn được gọi là Cam giá, tức là cây có vị ngọt, giống cái gậy (cam – ngọt, giá – gậy).

Ở Việt Nam mọi người còn gọi là Mía đường, Mía lau…

cây mía

Đặc điểm của cây mía

Cây mía là một loại cây cỏ, sống dai, thân yếu. Thân rễ mang các thân mọc trên mặt đất, độ cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, ngoài cùng là một lớp lá, dài 0.3-1m.

Thân cây mía có các đốt, giữa các đốt có các mắt, chưa nhiều đường sacaroza.

Mía có nhiều loại khác nhau: Mía thân nhỏ, gầy và thấp là mía đe; mía thân to vào cao là mía bầu.

Vỏ mía có thể là trắng, đỏ, xanh hoặc tím.

Tùy loại mía mà có chứa lượng đường nhiều hay là ít

Phân bố, thu hái và chế biến mía

Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, trên thế giới nước nổi tiếng với ngành sản xuất mía chính là Ấn Độ, Cuba.

Ở nước ta, mía được trồng phổ biến chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh phía Bắc.

Mía ưa với vùng đất có phù sa nhẹ và sâu, có chất vôi trong đất, có thể trồng bằng ngọn hoặc cây non.

Sau khoảng 1 năm thu hoạch, người ta trồng mía để làm đường tinh luyện, làm thuốc.

Mía được thu hoạch chủ yếu vào mùa thu đông tháng 8 -12 hằng năm. Bộ phận thường dùng là thân cây mía, ngọn để trồng vụ mía mới.

Thành phần hóa học của cây mía

Trong thân cây mía người ta chỉ ra có các thành phần: khoảng 7-10% là đường sacaroza, 0.22% protein, 0.5% chất béo và tro 0.5%.

Trong tro có Canxi dioxit, Magie dioxit, oxit sắt III, Kali oxit, Natri oxit, Silic oxit, Lưu huỳnh, phốt pho, clo, mangan.

Có chứa các loại men như lacaza, oxydaza, tyrozinara trong nước mía non và các men khác như: gluxin, glutamin, loxin, asparagin, xylan, tanin và guanin.

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm acid linolic, acid oleic, acid stearic, acid panmatic, acid capronic, lexitin và phytosterin.

Nước mía thường có màu vàng nâu.

Công dụng dược lý của mía

Mía có vị ngọt, tính bình, không độc, chủ bổ khí kiêm hạ khí, đại bổ tỳ âm, an thần trấn kinh tức phong, bổ dưỡng, dưỡng huyết cường gân cốt, lợi yết hầu, tả phế nhiệt, chi nôn, hạ đờm hỏa, tiêu phiền nhiệt, hòa vị.

mía có tác dụng gì

Tác dụng của cây mía

1. Chữa viêm dạ dày mạn tính

Dùng rượu nhỏ và nước mía mỗi thứ 200ml, ngày uống 2 lần sáng và tối có tác dụng trị bệnh dạ dày tốt.

2. Chữa táo bón

Lấy 50ml mật ong, 200ml nước mía, hòa tan với nhau ngày uống 2 lần sáng và tối giúp chứng tảo bón giảm đáng kể.

3. Chữa nứt nẻ da chân

Lấy 100g bèo cái và 100g ngọn mía giã nát, cho vào 1 bát nước tiểu (nước tiểu trẻ em là tốt nhất) nấu sôi, để nước nguội bớt đến khoảng 70 độ, ngâm chân 30 phút mỗi ngày.

Cách làm này sẽ giúp tình trạng nứt nẻ giảm sau 5-7 ngày thực hiện liên tục

4. Chữa ngộ độ

Cam thảo bắc 30g, thục địa 30g, ý dĩ 30g, thân mía 80g, ngưu tất 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 20g, kim ngân 20g. Tất cả nấu sôi với một lít nước, khoảng 15-20 phút đun lửa nhỏ. Lấy nước đó uống sẽ giảm triệu chứng bị ngộc độc.

Hoặc cách khác dùng thân cây mía giã nát với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi rồi trộn với nước dừa uống.

5. Chữa bệnh viêm da

Vỏ mía đem nướng thành tro, nghiền nát rồi trộn với dầu vừng bôi lên vùng bị viêm da ngứa, tróc vảy.

6. Trị chứng chín mé (xứt mé)

Dùng lõi trắng của ngọn cây mía đường, giã nát rồi trộn với lòng trắng trứng, đắp lên vết mé băng lại.

7. Thanh nhiệt, nhuần hầu

Mùa hè thì uống nước mía tươi, còn mùa đông thì nấu nước mía cho nóng hoặc cho lát gừng vào uống giúp thanh nhiệt cơ thể

8. Trị chứng đái rắt ở trẻ

Trẻ bị đái rắt thì cho uống nước mía để giải nhiệt, giảm triệu chứng này

9. Dưỡng âm nhuận táo

Nếu người ho khan, bứt rứt, khô họng thì lấy 200ml nước mía cho vào nồi cháo trắng (khoảng 60g gạo nấu cháo) rồi ăn nóng rất tốt.

10. Nhuận phế

Người hay nóng rát cổ, giọng khàn thì thực hiện theo cách sau: 50g bách hợp nấu nhừ sau cho thêm 100g nước củ cải và 100g nước mía. Uống hỗn hợp này 1-2 tiếng trước khi đi ngủ.

11. Chống nôn mửa, chống khát, tiểu tiện đỏ

Lấy 10 giọt nước gừng tươi với 150ml nước mía, uống từng ngụm một không uống liền một hơi. Sẽ giảm triệu chứng nôn mửa nhất là khi đi tàu xe.

12. Đầy bụng, miệng hôi

Lấy 40g vỏ cây đại, 8g phèn chua (Tán nhuyễn), 300ml nước mía cô đặc. Vỏ cây đại tán nhuyễn rồi trộn vào với nhau nặn thành viên 0,5g.

Mỗi lần uống 8 viên (tương đương 4g) vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

13. Chữa bệnh đường tiết niệu

Lấy 500g nước mía ép, hòa với 500g nước ép ngó sen tươi chia nhỏ ra uống trong ngày 3-4 lần.

Hoặc có thể làm theo cách sau: 200g mã đề, 150g râu ngô và 300g mía đường. Rửa sạch cắt khúc mía chẻ nhỏ rồi sắc với hai loại kia uống ngày 2 lần.

14. Chữa suy nhược, khó ngủ, mệt mỏi

Ép 500ml nước mía, nấu sôi rồi đập 2 quả trứng gà vào, ăn nóng sẽ giúp ngủ sâu giấc và phục hồi cơ thể tốt.

15. Da khô, tóc cháy

Lấy 1 quả dừa xiêm, 200g nước rau má xay, 1 chén nước mía, thêm mật ong hoặc sữa ong chúa vào hỗn hợp mỗi lần trước khi uống (không pha sẵn). Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ.

Hoặc dùng 200g chuối khô nấu với 1 lít nước mía, nấu sôi hỗn hợp rồi đập 2 quả trứng gà vào, ăn nóng. Tuần dùng 2-3 lần.

16. Chữa chứng viêm màng mắt kết hợp, mí mắt sưng đỏ

Lấy nước mía sạch bôi lên mí mắt hoặc tẩm nước mía vào một tấm gạc rồi đắp lên. Đồng thời pha nước mía với 4g xuyên hoàng liên uống ngày 2 lần.

17. Trị chứng trẻ ra mồ hôi trộm

Cho trẻ ăn mía hoặc uống nước mía ép sẽ giảm tình trạng này mà ăn ngủ tốt hơn.

18. Ho gà, sổ mũi

Dùng 3 khúc mía, 1 nắm rau má tươi và 2 lát gừng mỏng sắc với 2 bát nước để uống ngày 2-3 lần. Hoặc dùng nước ép mía nấu cháo ăn cũng hiệu quả

19. Tốt cho người bị bệnh về phổi

Lấy 50ml nước mía, 50ml nước ép củ cải, đường phèn, mật ong và dầu vừng trộn đều vào hỗn hợp trên rồi chưng thành dạng cao.

Mỗi ngày đánh 2 lòng đỏ trứng gà với cao rồi hấp ăn.

20. Bệnh sởi

Lấy 40g sắn dây, 20g rau mùi (ngò rí), 2 khúc mía, sắc với 2 bát nước sao cho còn lại 1 bát, uống dài ngày để phòng bệnh trong mùa dịch.

Ép nước mía đường uống tốt cho người sau sởi, mau phục hồi và ổn định đường huyết.

21. Chữa sốt rét

Ăn mía hằng ngày khi bị sốt rét sẽ giúp giảm sốt đáng kể, kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

22. Giã rượu

Uống nước ép mía tươi giúp giã rượu hiệu quả, giảm nôn mửa và mệt mỏi.

23. Ngăn ngừa ung thư

Nước mía có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư phổi, đại tràng hay ung thư vú nhờ thành phần hóa học chứa nhiều kiềm.

24. Giữ nhiệt cho cơ thể

Khi cơ thể mất nước và bị lạnh, hãy dùng nước mía để duy trì nhiệt độ và làm ấm cơ thể.

25. Tốt cho người bị tiểu đường

Trong nước mía có chứa chất làm ngọt tư nhiên, do đó không gây hại hay làm tăng đường huyết, người bị tiêu đường dùng mía với lượng vừa phải chứ không cần kiêng kị tuyệt đối.

26. Tốt cho bệnh nhân bị sỏi thận

Nước mía có thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận giúp tái hydrat hóa cơ thể.

27. Chữa bệnh vàng da

Vàng da là bệnh do có sự hiện diện của sắc tồ vàng trong bliirubin máu, thường người bí suy giảm chức năng gan sẽ bị vàng da.

Nước mía giúp khôi phục lại chức năng gan nên sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh này.

28. Trị nôn mửa do nghén khi mang thai

Dùng nước mía với 2 lát gừng để uống mỗi ngày sẽ giảm tình trạng nôn mửa ở thai phụ.

Kiêng kị khi dùng mía

  • Những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng mía nhiều.
  • Không ăn mía khi còn nguyên vỏ, phải rửa sạch và dóc bỏ vỏ bên ngoài vì vỏ mía là nơi chứa nhiều trứng giun và các loại vị khuẩn.

Cây Thuốc Dân Gian nghĩ mía là loại cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó chứa hàm lượng đường rất cao. Vì vậy những người đang muốn giảm cân cũng cần lưu ý khi ăn mía nhé.

Rate this post

Viết một bình luận