3 Cách Đọc Giá Trị Điện Trở Chính Xác 100% Cho Người Mới Học – Banmaynuocnong

Gia tri dien tro

Đọc giá trị điện trở là một trong những kiến thức cơ bản nhất của những bạn học viên mới hay kỹ sư trong lĩnh vực điện tử hiện nay? Vậy làm sao để đọc giá trị điện trở 4 vạch, 5 vạch màu, điện trở dán hay điện trở công suất chính xác nhất? Mời các bạn đọc bài viết bên dưới mình đã chia sẻ đầy đủ rồi nhé.

Hướng dẫn cách đọc giá trị điện trở 4 vạch, 5 vạch màu, điện trở dán hay điện trở công suất

Cách đọc giá trị điện trở 4 vạch, 5 vạch màu

Tiêu chuẩn quốc tế CEI 60757 năm 1983 quy định một bảng mã màu để tính giá trị của một điện trở (cũng áp dụng cho tụ, và một số linh kiện điện tử khác). Trong đó, màu sắc được quy ước thành các chữ số theo bảng sau:

Liên quan: gia tri dien tro

Dựa vào bảng mã màu như hình trên chúng ta đọc giá trị điện trở theo bảng màu như sau:

  • Đen = 0, Nâu = 1; Đỏ = 2; Cam = 3, Vàng = 4; Lục = 5; Lam = 6; Tím = 7; Xám = 8; Trắng = 9; Hoàng Kim sai số 5%, Bạc sai số 10%

Hoặc các bạn có cách đọc dễ nhớ hơn:

  • Đen không, nâu một, đỏ hai, cam ba, vàng bốn, lục năm, lam sáu, tím bảy, xám tám, chín trắng

Đối với cách đọc giá trị điện trở 4 vạch màu

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ: Điện trở màu vàng, cam, đỏ, ứng với chữ số là: 4,3,2. Hai chữ số đầu tiên tạo số 43. Chữ số thứ 3 (2) là lũy thừa của 10. Cách tính như sau: 43×10^2=4300Ω

Đối với cách đọc giá trị điện trở 5 vạch màu

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ: Một điện trở có các vạch màu xanh dương, vàng, đỏ, nâu, nâu, ứng với các chữ số là 6,4,2,1,1. Giá trị được tính như sau: 642×10^1±1%=6420Ω±1%

Cách đọc giá trị điện trở dán

Điện trở dán dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở. 2 chữ số đầu là giá trị thông dụng và số thứ 3 là số mũ của mười (số số không).

Ví dụ:

  • 334 = 33 × 10^4 ohms = 330 kilohms
  • 222 = 22 × 10^2 ohms = 2.2 kilohms
  • 473 = 47 × 10^3 ohms = 47 kilohms
  • 105 = 10 × 10^5 ohms = 1.0 megohm

Điện trở dưới 100 ohms sẽ ghi: số cuối = 0 (Vì 10^0 = 1).

Ví dụ:

  • 100 = 10 × 10^0 ohm = 10 ohms
  • 220 = 22 × 10^0 ohm = 22 ohms

Đôi khi nó được khi hẳn là 10 hay 22 để trán hiểu nhầm là 100 = 100ohms hay 223 là 220ohms.

Điện trở nhỏ hơn 10 ohms sẽ được ghi kèm chữ R để chỉ dấu thập phân.

Ví dụ:

  • 4R7 = 4.7 ohms R300 = 0.30 ohms
  • 0R22 = 0.22 ohms 0R01 = 0.01 ohms

Đối với trường hợp điện trở dán có 4 chữ số thì 3 chữ số đầu là giá trị thực và chữ số thứ tư chính là số mũ 10 (số số không).

Ví dụ:

  • 1001 = 100 × 10^1 ohms = 1.00 kilohm
  • 4992 = 499 × 10^2 ohms = 49.9 kilohm
  • 1000 = 100 × 10^0 ohm = 100 ohms

Một số trường hợp điện trở lớn hơn 1000ohms thì được ký hiệu chữ K (tức Kilo ohms) và điện trở lớn hơn 1000.000 ohms thì ký hiệu chử M (Mega ohms).

Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có trị số = 0ohms.

Cách đọc điện trở công suất

Cách đọc giá trị các điện trở này thông thường cũng được phân làm 2 cách đọc, tuỳ theo các ký hiệu có trên điện trở. Dưới đây là hình về cách đọc điện trở theo vạch màu trên điện trở.

Đối với các điện trở có giá trị được định nghĩa theo vạch màu thì chúng ta có 3 loại điện trở: Điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu. Loại điện trở 4 vạch màu và 5 vạch màu được chỉ ra trên hình vẽ.

Khi đọc các giá trị điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu thì chúng ta cần phải để ý một chút vì có sự khác nhau một chút về các giá trị. Tuy nhiên, cách đọc điện trở màu đều dựa trên các giá trị màu sắc được ghi trên điện trở 1 cách tuần tự

Tìm hiểu về điện trở là gì?

Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau. Hình dáng và ký hiệu như sau:

Đơn vị của điện trở

Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ

  • 1KΩ = 1000 Ω
  • 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω

Cách ghi trị số của điện trở

Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế giới.

Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi bạn có thể đọc các giá trị điện trở 4 vạch, 5 vạch màu; điện trở dán hay điện trở công suất chính xác nhé

Rate this post

Viết một bình luận