3 cách làm chè lam dẻo ngọt – đượm vị quê hương

Vào mùa thu mát mẻ hay những ngày se lạnh mà được thưởng thức món chè lam thơm ngọt thì con gì tuyệt vời hơn nữa. Chè làm là món ăn gây thương nhớ cho bao người dân xa xứ.

Đây còn là món ăn đặc sản thích hợp để những người đi du lịch mang làm quà tặng cho những người mình yêu thương. Khám phá 3 cách làm món chè lam ngon đượm vị trong bài viết này nào!

Chè lam là sự kết hợp đặc biệt từ bột gạo nếp, đường, gừng và lạc rang. Hãy theo dõi cách làm chè lam truyền thống sau đây.

– Bột nếp dùng để nấu chè lam khá dễ tìm, bạn có thể mua ở siêu thị hoặc chợ. bột nếp sau khi mua về thì rang trên chảo nóng, để nhỏ lửa, rang đến khi bột có mùi thơm là được.

Nếu không mua được thì bạn có thể dùng gạo nếp cái hoa vàng. Đem gạo rang thơm rồi để nguội và đem đi xay thành bột.

– Chỉ dùng ⅔ bột gạo nếp để làm chè lam, phần còn lại để làm lớp bột áo chống dính.

– Gừng rửa sạch, lau khô và thái nhỏ.

– Lạc rang chín, loại bỏ vỏ.

Đầu tiên, trộn lẫn 200g đường mật, 50g mạch nha và 50g đường nâu. Đun nóng chảo trên bếp, cho lửa ở mức nhỏ nhất rồi đổ hỗn hợp đường vào, khuấy nhanh tay.

Bước này đặc biệt quan trọng, cần cẩn thận đo thời gian nấu đường để tránh đường bị cháy, ăn sẽ đắng. Khi đường được thì cho gừng và lạc rang vào.

Đường tan hoàn toàn thì đổ từ từ 2/3 bột nếp vừa rang thơm vào, cho từng thìa bột vào, bột tan hết mới cho bột vào tiếp, để lửa nhỏ nhất. Thêm bột đến khi thấy hỗn hợp đã đặc quánh và dẻo thì tắt bếp là hoàn thành.

– Chuẩn bị 1 cái khay to, phẳng, lâu khô rồi rải 1 lớp bột nếp đã rang lên để làm áo cho chè làm.

– Đổ chè ra khay khi chè còn nóng, vừa đổ vừa dàn đều chè. Sau khi chè được dàn đều thì rải tiếp 1 lớp bột nếp đã rang nữa làm áo. Dùng cán bột hoặc chai thủy tinh để cán qua chè lam.

Đợi cho chè nguội thì cắt chè thành những miếng nhỏ hình chữ nhật dài 1.5cm, rộng 0.5cm là được. Khi thưởng thức chè lam nên uống nước chè là chuẩn vị. Bảo quản bằng cách bọc nilon từng miếng chè để trong tủ lạnh.  

Chè lam Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội nổi tiếng và được người dân làm để bán từ trăm năm nay. Bí quyết để món chè này có sức hút lâu đến vậy là gì? Công thức nấu chè lam ở đây là gì? Hãy cùng tìm hiểu đáp án ở công thức dưới đây, và xem có gì đặc biệt khác so với nấu chè sương sa hạt lựu không nhé!

Cho vào nồi 2 thìa mỡ lợn hoặc dầu ăn cùng mạch nha, đường và 1 bát rưỡi nước, khuấy đều đến khi nguyên liệu tan hết. Đun nóng, khuấy đều tay để mạch nha tan và không bị vón cục. Mạch nha tan hết thì cho gừng đã bào sợi mỏng vào.

Đổ từ từ bột nếp vào nồi nước đang nấu, vừa đổ vừa khuấy đều để bột nếp không bị vón cục. Tiếp tục cho lạc rang vào rồi khuấy đều, ở công đoạn này nếu đã mỏi tay bạn có thể chuẩn bị 1 cái mâm có rắc 1 lớp bột nếp rang mỏng chống dính và đổ hỗn hợp ra mâm để nhào nặn cho đều.

Khi hỗn hợp đã mịn và dẻo thì rắc thêm 1 lớp bột nữa rồi dùng chày cán bột hoặc chai thủy tinh cán mỏng tùy ý. Cắt chè lam thành từng khúc vừa ăn tùy theo sở thích nhé.

Chè lam Bắc Giang cùng nổi tiếng không kém 2 loại chè lam trên đâu. Hãy cùng khám phá công thức nấu chè lam Bắc Giang xem có gì khác biệt nhé.

Bột nếp rang chín.

Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi bào thật nhuyễn.

Lạc rang chín, xát loại bỏ lớp vỏ bên ngoài.

– Trộn lẫn đường mật, đường vàng và mạch nha cho vào nồi, đun với lửa nhỏ. Khuấy nhẹ để đường và các nguyên liệu khác hòa quyện vào nhau. Lưu ý khi đun đường hạ nhỏ lửa vì đường rất dễ cháy khét.

– Cho chút muối và gừng thái nhỏ vào nồi mạch nhà rồi khuấy đều.

– Đổ từ từ bột nếp rang vào nồi, đổ đến đâu khuấy đều đến đó. Không nên đổ bột nhiều cùng một lúc sẽ làm bột không chín và vón cục. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp dẻo và đặc thì tắt bếp.

– Bột nếp còn thừa thì đổ ra bàn hoặc mâm, sau đó đổ phần bột vừa đun lên. Tiếp tục cho lạc đã rang vào rồi đảo nhanh tay. Chú ý ở bước này phải đảo thật nhanh tay và đều tay vì nếu để chè lam nguội sẽ bị cứng và khó cán được mỏng.

Sau khi đã nhào xong, cho chè vào khuôn để cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Rắc thêm một chút bột nếp rang lên mặt trên sẽ giúp món ăn trông thu hút hơn.

– Khi chọn nguyên liệu nấu chè lam cần chọn đường mật mía và mạch nhay thay vì dùng đường trắng vì sẽ làm mất đi hương vị truyền thống của món ăn.

– Gừng để nấu chè lam chọn gừng tươi, độ già vừa phải. Nếu chọn gừng già quá sẽ làm mất đi mùi của món ăn.

– Khi nấu đường và bột nếp cần quấy liên tục để đường và bột chín, không bị vón cục. Bước này chú ý và rất quan trọng, tốn nhiều sức. Bột càng hòa quyện thì chè lam khi thành phẩm sẽ càng dẻo và ngon hơn.

Với cách làm chè lam ngon ngọt và đơn giản trên đây, bạn có thể tự trổ tài chế biến tại nhà cho cả gia đình thưởng thức mà không cần phải mua ngoài hàng quán nữa rồi!

Chúc bạn thành công với những công thức chúng tôi đã chia sẻ.

5/5

(1 Review)

Rate this post

Viết một bình luận