3 Cách Tự Chế Màu Nhuộm Áo Quần Lên Màu Cực Chuẩn | Cleanipedia

Màu sắc của mỗi nguyên liệu tự nhiên khi nhuộm quần áo tại nhà

Bạn muốn tự nhuộm những chiếc quần áo mặc lâu ngày bạc màu ở nhà? Trước khi thực hiện, đầu tiên, bạn nên tìm hiểu các nguyên liệu và màu sắc khi nhuộm trước khi tiến hành nhé.

Cụ thể như: Tất cả các bộ phận của lá và vỏ của cây bạch đàn có màu rám nắng, đỏ gỉ đậm, vàng, xanh lá cây, cam, nâu socola và tùy theo cách mà bạn thực hiện sẽ cho ra màu sắc khác nhau; vỏ bí đao có màu vàng, cam; rễ bồ công anh có màu nâu; hoa giấy có màu hồng, vỏ quả óc chó có màu nâu; quả dâu tây, hoa hồng hoặc anh đào có màu hồng; bắp cải đỏ có màu xanh lam hoặc tím; lá atiso có màu xanh lục; cỏ ba lá đỏ có màu vàng và lá cần tây có màu vàng;…

Bạn có thể tìm hiểu trước để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu và màu sắc mình muốn khi tiến hành nhuộm quần áo tại nhà.

Màu sắc của mỗi nguyên liệu tự nhiên khi nhuộm quần áo tại nhàMàu sắc của mỗi nguyên liệu tự nhiên khi nhuộm quần áo tại nhà

Cần chuẩn bị những gì trước khi tự nhuộm màu áo quần?

1. Chọn lựa áo quần phù hợp để nhuộm màu

Để việc nhuộm màu phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên lựa chọn những chiếc áo có chất liệu vải tự nhiên như: len, lụa, cotton, lanh và vải gai. Những chất vải có pha polyester hoặc vải tổng hợp sẽ khó lên màu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn những chiếc áo có màu trắng tinh, màu trắng ngà… để màu nhuộm lên rõ nét nhất.

Chọn lựa áo quần phù hợp để nhuộm màuChọn lựa áo quần phù hợp để nhuộm màu

2. Giặt sạch đồ trước khi nhuộm

Quần áo trước khi nhuộm cần phải được giặt sạch sẽ, không có những vết bẩn hay vết ố vàng. Để quần áo sạch hơn, bạn có thể dùng sản phẩm thuộc top 10 nước giặt được yêu thích năm 2020 để giặt sạch đồ trước khi tiến hành nhuộm. Vì một chiếc áo trắng tinh khi được nhuộm lên sẽ cho màu sắc đẹp hơn rất nhiều so với một chiếc áo xỉn màu.

Giặt sạch đồ trước khi nhuộmGiặt sạch đồ trước khi nhuộm

Cách nhuộm màu áo quần từ trái cây, rau củ

Có nhiều nguyên liệu bạn có thể tận dụng ngay tại gian bếp của mình để chế màu nhuộm quần áo một cách an toàn, đơn giản mà không hề tốn kém. Hãy tham khảo những nguyên liệu được nêu sau.

1. Lựa chọn nguyên liệu làm màu nhuộm áo quần

Các nguyên liệu trong nhà bếp vừa đảm bảo an toàn, vừa có thể mang đến cho bạn những sắc màu khá đa dạng. Có thể kể đến như màu xanh dương từ quả việt quất, quả mâm xôi đen; màu vàng từ nghệ, vỏ cam; gam tím từ bắp cải tím; màu đỏ từ vỏ củ cải đường; xanh lá từ lá dong, lá cải bó xôi và màu cam từ vỏ hành khô. 

>>> Xem thêm: Cách làm thuốc nhuộm tại nhà với 7 nguyên liệu dễ kiếm

Nhuộm quần áo bằng bắp cải tím - cách nhuộm quần áo tại nhàNhuộm quần áo bằng bắp cải tím - cách nhuộm quần áo tại nhà

2. Sơ chế nguyên liệu làm màu nhuộm áo quần

Sơ chế nguyên liệu: rửa sạch từng nguyên liệu và cắt nhỏ. Bạn sẽ cần lượng nguyên liệu tương đương với một chiếc cốc 200ml nếu bạn muốn màu sắc lên đậm và sắc nét. Việc cắt nhỏ nguyên liệu sẽ giúp màu dễ tan ra và ngấm vào quần áo hơn.

3. Các bước thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc nồi lớn ít nhất gấp đôi chiếc áo quần mà bạn nhuộm. Đổ nước vào nồi và mở lửa lớn đun sôi. Khi nước đã sôi bạn bật lửa nhỏ 60 phút.

  • Bước 2: Dùng rây lọc nước màu để loại bỏ phần bã nguyên liệu. Tiếp đó bạn đổ lại nước vào nồi, cho áo vào đun cùng với lửa nhỏ trong tối thiểu 30-40 phút. Bạn hãy đun cho đến khi đạt được màu mong muốn. Lưu ý màu nhuộm sẽ nhạt hơn sau khi khô.

  • Bước 3: Thường xuyên đảo áo trong nồi để màu nhuộm ngấm đều. Để màu có thể lên đậm hơn nữa, bạn hãy ngâm áo trong nồi nước nhuộm 8 tiếng hoặc để qua đêm.

Cách nhuộm quần áo tại nhà bằng màu nhuộm từ trái cây, rau củCách nhuộm quần áo tại nhà bằng màu nhuộm từ trái cây, rau củ

Cách nhuộm vải màu cho quần áo tại nhà bằng acrylic

Màu Acrylic được tạo ra từ những sắc tố có nguồn gốc khoáng và hữu cơ. Thành phần của màu này là những hợp chất rất thân thiện với con người, an toàn cho trẻ em, không độc hại và gây bệnh ung thư. 

Đối với bất kỳ màu nhuộm nào, trước khi nhuộm bạn phải chú ý đến các quy tắc chính; Đó là, giặt quần áo trước khi nhuộm; sử dụng găng tay mỏng; không nhuộm vải có hàm lượng sợi tổng hợp hơn 60%; chỉ nhuộm vải khi chúng còn ẩm. Đối với quần jean, bạn có thể áp dụng để nhuộm mới quần jean bị bạc màu.

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhuộm quần áo tại nhà bằng màu Acrylic.

Các bước thực hiện cách nhuộm vải quần áo tại nhà

  • Bước 1: Hòa tan màu Acrylic trong hộp kim loại với nước theo liều lượng đã được chỉ định.

  • Bước 2: Ngâm quần áo trong chất lỏng đã pha 30-40 phút. Nén chặt các nếp gấp và lật quần áo bằng một thìa kim loại lớn để bề mặt được thấm đều màu. Ngâm quần áo trong dung dịch tạo màu càng lâu thì màu sẽ càng đậm và đẹp hơn. 

  • Bước 3: Cuối cùng, đeo găng tay cao su mỏng và giặt sạch quần áo trong dung dịch giấm pha loãng. 

Cách nhuộm vải màu cho quần áo tại nhà bằng acrylicCách nhuộm vải màu cho quần áo tại nhà bằng acrylic

Cách làm màu nhuộm áo tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại cây gia vị phổ biến và nó có tính chất dược học nên thường được dùng làm vị thuốc. Lá trầu không có thể chữa các bệnh như: suy nhược thần kinh, đau đầu, các bệnh về phổi, chống ngứa,… Ngoài ra, lá trầu không cũng có thể là một loại màu tự nhiên để chúng ta nhuộm lại những bộ đồ cũ một cách hiệu quả mà không cần dùng đến màu nhuộm quần áo hóa học. 

Cách làm màu nhuộm áo tại nhà bằng lá trầu khôngCách làm màu nhuộm áo tại nhà bằng lá trầu không

Cách nhuộm màu vải quần áo tại nhà bằng lá trầu không như sau

  • Đầu tiên, bạn hãy hái lá trầu không rửa sạch và vò nát lá trầu không trong xoong nước.

  • Sau đó, lọc sạch hết bã lá trầu không đi, chỉ để lại nước.

  • Tiếp theo, giặt sạch quần áo trước khi ngâm vào nước trầu không.

  • Ngâm quần áo vào nước trầu không vừa lọc khoảng 45 phút. Lật quần áo để chúng được đều màu hơn.

  • Cuối cùng ngâm quần áo trong nước trầu không xong, bạn lấy quần áo ra vắt khô nước rồi phơi không cần phải giặt lại để giữ màu tốt hơn.  

Cách làm này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều quần áo yêu thích hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chúc các bạn thành công nhé!

Cách nhuộm quần áo bằng cafe (cà phê)

Bước 1: Pha nhiều cà phê

Nếu bạn có ý định nhuộm lại quần áo của mình thành màu đen hoặc màu nâu thì cafe là một ý tưởng không tồi. Bạn cần sử dụng các loại cafe hòa tan hoặc cafe pha lạnh, cả hai loại này đều có hiệu quả khi nhuộm. Khi pha cafe, bạn nên chuẩn bị một cái bình thật lớn để chứa nhé.

Độ đậm của nước pha cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ tối của quần áo. Ví dụ: Bạn sử dụng nước pha là bia mạnh, thì sẽ làm quần áo sẫm màu hơn nước thông thường.

Bước 2: Đun sôi cà phê đã pha

Đầu tiên bạn bật bếp lên và đun sôi nước, sau đó bỏ cafe vào nồi và tiếp tục đun trên bếp. Khi cafe đã sôi khoảng 5 phút thì bạn hãy tắt bếp rồi đậy nắp nồi và để trên lò đốt giúp giữ cafe nóng nhất có thể. Nhưng khi nhuộm vải thì bạn không nên để cafe sôi, vì như vậy rất dễ làm hư chất liệu vải bạn đang định nhuộm.

Bước 3: Nhúng quần áo của bạn vào chậu

Bạn cần chuẩn bị một cái nồi lớn gấp đôi quần áo bạn cần nhuộm, sau đó cho nước nhuộm cafe vào chậu. Quần áo phải được ngâm hoàn toàn trong dung dịch pha, trừ khi bạn chỉ muốn nhuộm một phần quần áo. Sau khi đã ngấm hết nước, bạn dùng thìa khuấy quần áo để loại bỏ hết các bọt khí. Nếu bạn muốn nhuộm hết màu cho quần áo thì phải cho quần áo tiếp xúc trực tiếp và ngập hoàn toàn trong cafe.

Khi muốn màu càng đậm thì để quần áo dốc một lúc lâu và sau một giờ bạn có thể kéo quần áo ra để xem nó trông như thế nào. Đặc biệt, nếu bạn muốn nhuộm nhiều hơn thì chỉ cần hâm nóng cafe.

Bước 4: Xả quần áo đã nhuộm

Khi bạn đồng ý với kết quả nhuộm, hãy xả sạch quần áo bằng nước lạnh cho đến khi nước thoát ra từ quần áo trong. Khi nước xả không còn màu cafe nữa thì chứng tỏ quần áo đã được xả sạch.

Bước 5: Giặt quần áo nhuộm cà phê của bạn một cách nhẹ nhàng

Khi nhuộm cafe tại nhà, mặc dù quần áo của bạn đã được nhuộm rất kĩ nhưng thuốc nhuộm tự nhiên đều không bền màu lâu. Khi giặt quần áo nhiều lần, màu nhuộm vải sẽ mờ dần. Để hạn chế độ phai màu của thuốc nhuộm, hãy giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Đặc biệt, khi giặt quần áo đã nhuộm thì không nên giặt chung với quần áo có màu trắng, vì thuốc nhuộm rất dễ dính vào áo và làm bẩn chúng.

Cách nhuộm quần áo bằng cafe (cà phê)Cách nhuộm quần áo bằng cafe (cà phê)

Lưu ý khi nhuộm quần áo

Để nhuộm quần áo hiệu quả và thành công thì bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau. Cụ thể:

1. Trước khi nhuộm, bạn nên loại bỏ hết các vết bẩn hay vết ố vàng trên quần áo và bạn có thể dùng nước giặt giúp làm sạch trước khi nhuộm để đạt được kết quả màu đồng nhất khi nhuộm.

2. Mẹo sơ chế nguyên liệu làm màu trước khi nhuộm quần áo là bạn cần phải rửa sạch và cắt nhỏ rau củ quả. Việc cắt nhỏ nguyên liệu sẽ giúp màu dễ tan và thấm vào quần áo nhanh hơn.

3. Để không tốn công sức nhuộm nhiều lần, bạn nên chuẩn bị một cái thau thật lớn, có thể chứa đủ các loại quần áo chuẩn bị nhuộm.

4. Khi đang xử lý vải nhuộm, bạn hãy dùng găng tay cao su vì thuốc nhuộm có thể làm bẩn tay bạn. Trong đó, găng tay cao su tự nhiên được làm từ vật liệu có thể tái chế là một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe.

5. Đặc biệt, tất cả quần áo nhuộm phải được giặt trong nước lạnh và giặt riêng, để không làm loang màu áo khi giặt chung.

Những câu hỏi thường gặp khi làm màu nhuộm

Có nên tự nhuộm màu áo quần?

Nhuộm màu áo quần giúp làm mới những bộ trang phục đã cũ, có thể “hô biến” chiếc áo cũ nhàm chán thành những màu sắc khác mà bạn yêu thích. Một trong những cách nhuộm vải màu cho áo quần phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các loại thuốc nhuộm công nghiệp, có các thành phần hóa học không tốt cho sức khỏe.

Có nên nhuộm màu quần áo?Có nên nhuộm màu quần áo?

Tác hại của thuốc nhuộm màu áo quần là gì?

Các loại thuốc nhuộm màu áo quần này nếu tiếp xúc trong thời gian dài với nồng độ cao, được cho là tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh và không tốt cho sức khỏe người sử dụng. Thuốc màu nhuộm có một số tác hại như:

Viêm da dị ứng với các hợp chất màu nhuộm

Khi các hợp chất này thâm nhập vào cơ thể, chúng có thể phân hủy trong hệ trao đổi chất của cơ thể và sản sinh ra những chất không có lợi. Khi tiếp xúc với các chất này trong thời gian dài sẽ không tốt cho da của bạn. Chúng có thể thẩm thấu qua da và dễ dàng gây dị ứng, kích ứng da, dẫn tới các bệnh liên quan về da,… Nguy hiểm hơn, có thể xảy ra trong đường ruột, trong gan hoặc gây bệnh ung thư.

Viêm da dị ứng với các hợp chấtViêm da dị ứng với các hợp chất

Dị ứng, ngộ độc với chất diệt khuẩn

Nhiều nhà sản xuất còn sử dụng chất diệt khuẩn, nấm mốc trên vải và trong quá trình nhuộm. Chất này làm cho quần áo có mùi hơi hắc, khó ngửi. Nếu chưa giặt quần áo mới mà mặc ngay có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ đối với người mẫn cảm. Chất này ở nồng độ thấp, có thể gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi họng, chảy nước mắt, hắt hơi và ho,… Ở nồng độ cao, có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở.

Thế nhưng, bỏ đi hết những quần áo cũ còn sử dụng được thì thật lãng phí. Lời khuyên là bạn nên sử dụng loại thuốc nhuộm màu áo quần có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên hoặc bạn có thể tự tay tạo ra những màu nhuộm từ các loại trái cây, rau củ,…

GettyImages-1024817634-e1553188537271GettyImages-1024817634-e1553188537271

Hy vọng rằng những cách nhuộm vải quần áo tại nhà trên đây từ Cleanipedia có thể giúp bạn có được những màu nhuộm quần áo đẹp như ý muốn, an toàn và tiết kiệm. Đồng thời cũng đừng quên khử mùi thuốc nhuộm để quần áo sạch thơm bạn nhé! Chúc các bạn thực hiện thành công!

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Rate this post

Viết một bình luận