5/5 – (203 bình chọn)
Đạm cá hay còn gọi là phân cá, phân bón cá (fish fertilizer) chứa nhiều amino acid là một sản phẩm tuyệt vời để thúc đẩy tăng trưởng cây trồng và làm xanh vườn rau nhà bạn. Loại phân này có hàm lượng đạm sinh học tự nhiên rất cao, do đó có thể dễ dàng thay thế các loại phân hoá học thường dùng. Bên cạnh đó, phân đạm cá còn kích thích vi khuẩn có lợi phát triển và tăng dưỡng chất cho đất. Mua phân bón cá trong cửa hàng có thể tiêu tốn một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, bạn có thể tự mình tự ủ phân cá không hôi làm đạm cá bón cây hiệu quả vô cùng đơn giản ngay tại nhà. Mời các bạn theo dõi bài viết: ” Cách ủ đạm cá làm phân bón cá tưới cây là tốt “.
Có rất nhiều cách ủ đạm cá làm phân cá bón cây như:
- Sử dụng phương phấp chôn cá dưới đất.
- Sử dụng enzyme protease để thủy phân cá ( chi phí khá đắt, cách làm phức tạp )
- Dùng chế phẩm EM, chế phẩm IMO, nấm trichoderma …
Tuy nhiên, các cách ủ trên đều khử mùi hôi chưa triệt để, chi phí cao, thời gian ủ phân cá dài. Sử dụng chế phẩm Emzeo (chế phẩm vi sinh phân giải và khử mùi hôi chất thải hữu cơ ) – men ủ đạm cá là cách ủ đạm cá làm phâm bón cá tưới cây đơn giản, hiệu quả, ai cũng có thể làm được.
Protein và các chất dinh dưỡng có trong cá sẽ được thủy phân bởi các enzyme vi sinh vật có trong chế phẩm Emzeo ( men ủ đạm cá ), đồng thời một số chủng vi sinh vật chuyên khử sạch mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ phân cá.
Cách ủ phân cá tạo ra dịch đạm cá vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà. Nhờ đó có thể tự mình tạo ra đạm cá amino an toàn và tiết kiệm chi phí hiệu quả. Hãy cùng theo dõi cách làm phân đạm cá không hôi hiệu quả nhất hiện nay
1. Cách ủ đạm cá sử dụng men ủ cá Emzeo
Men ủ cá emzeo giúp thủy phân cơ thịt cá nhanh chóng, tạo ra dịch đạm cá vi sinh cao cấp đồng thời khử mùi hôi phân cá hiệu quả. Quy trình Cách ủ đạm cá không hôi chi tiết theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ ủ phân cá
Sử dụng nguyên liệu cá ủ là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như: đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá,… Hầu hết tất cả các loại cá đều có thể được dùng để làm phân bón, tuy nhiên bạn nên ưu tiên sử dụng các loại cá nước ngọt
Men ủ cá emzeo chuẩn bị theo tỉ lệ sau:
- 5 gói Emzeo/100kg cá (đối với cá đã xay)
- 8 gói chế phẩm Emzeo/100kg cá (đối với cá nguyên con nhỏ)
- 10 gói chế phẩm/100kg cá (đối với cá nguyên con lớn)
- 07 gói EMZEO/100kg cá (đối với đầu cá, ruột cá …)
Lưu ý: Cho nhiều men ủ cá Emzeo sẽ rút ngắn thời gian ủ cá.
Chuẩn bị nguyên liệu ủ 30 kg cá
- Cá tươi, đầu cá, ruột cá: 30 kg
- Men ủ phân cá: 3 gói chế phẩm Emzeo 200gr ——————> MUA TẠI ĐÂY
- Mật rỉ đường hoặc đường phên nấu chè: 3 lít mật rỉ hoặc 3,5 kg đường phên.
- Vỏ dứa hoặc đu đủ xanh: 3 – 4 kg ( không bắt buộc)
- Chuối chín bóp nhuyễn: 20 – 30 quả
- Nước sạch
Chuẩn bị dụng cụ
- Thùng phuy ( thể tích thường gấp đôi lượng nguyên liệu ủ và có nắp đậy kín )
- Găng tay, đũa khuấy đảo
Chú ý:
- Nếu muốn làm đạm cá humic thì cần chuẩn bị thêm 3 chai Phân bón humic Đức Bình (450gr/chai)
- Có thể bổ sung thêm chế phẩm vi sinh EM gốc, EM thứ cấp, chế phẩm IMO, nấm trichoderma … vào ủ cùng
Bước 2: Tiến hành xay hoặc nghiền nhỏ cá
Sau khi đã có đủ lượng cá cần thiết, bạn sẽ tiến hành xay hoặc nghiền nhỏ chúng. Bây giờ, lý tưởng nhất là bạn sẽ ném cá vào máy xay để nghiền thành từng miếng nhỏ.
Nếu bạn xay với số lượng lớn, hãy mua một máy xay riêng cho việc này, chỉ cần đảm bảo rằng máy đủ mạnh. Chẳng hạn, công suất 500W là hoạt động tốt đối với các loài cá có kích thước trung bình nhỏ. Hãy nhớ rằng, cá càng mịn, quá trình lên men ủ đạm cá càng hiệu quả.
Nếu bạn không có điều kiện xay cá thì bỏ qua bước này, tuy nhiên thời gian làm đạm cá sẽ lâu hơn và chất lượng không cao bằng.
Bước 3: Cách ủ đạt hiệu quả tốt nhất
- Pha chế phẩm emzeo với 3 lít nước sạch
- Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ( cá, mật đường, men vi sinh … ) và cho vào thùng ủ cá
- Dùng nilon chùm kín miệng và đậy chặt nắp thùng
- Sau 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần và nhớ đậy chặt kín lại
- Đổ thêm nước: Sau khi ủ được 10 -15 ngày tiến hành bổ sung nước sạch vào thùng ủ cá sao cho nước ngập bề mặt cá
- Đậy chặt kín ủ tiếp 25 – 30 ngày là được
- Lọc đạm cá bỏ vào các chai lọ vặn kín bảo quản dùng lâu dài
Lưu ý khi ủ đạm cá
- Cố gắng không sử dụng đường mía vì chúng được tẩy trắng bằng hóa chất. Đường thô (chưa tinh chế) như muscovado là tốt nhất, hoặc bất kỳ nguồn glucose nào cũng có tác dụng như siro, mật ong, v.v.. Glucose cung cấp năng lượng cho vi khuẩn, nhờ đó quá trình lên men và ủ phân được diễn ra thành công hơn
- Trong quá trình ủ nếu thấy mùi hôi xuất hiện trở lại, tiến hành bổ sung chế phẩm men ủ cá emzeo theo lượng: 1 gói 200gr + 500ml mật rỉ, cho vào thùng và khuấy đều
- Khi ủ cá, phải vặn chặt kín tránh ruồi nhặng đẻ trứng sinh giòi, có thể làm ống thoát khí cho thùng ủ.
Nhận biết ủ phân cá thành công:
- Trong quá trình ủ, nhiệt độ sẽ tăng trong giai đoạn đầu, tăng lên 35 – 450C (ở nhiệt độ này các enzyme sinh ra từ men ủ cá hoạt động tối ưu nhất)
- Từ 3 – 7 ngày khi mới ủ cá, trong thùng ủ phân cá có hiện tượng sôi trào ( gần giống sôi như nấu cám). Chính vì vậy bạn nên sử dụng thùng rộng rãi để ủ phân cá nhé!
- Không có mùi hôi thối. Phân cá ủ thành công có mùi lên men protein, hơi chua và có mùi hơi nhẹ như mắm cá!
Vì sao cần phải ủ phân cá với men ủ cá emzeo
Ủ phân cá với men ủ cá emzeo giúp tạo ra đạm cá tốt đồng thời giúp khử sạch mùi hôi trong quá trình ủ cá
Tiêu chí so sánh
Ủ cá theo phương pháp truyền thống
Làm đạm cá sử dụng men ủ cá Emzeo
Hệ vi sinh vật
Sử dụng vi sinh vật sẵn có trong tự nhiên
Sử dụng hệ vi sinh vật có ích với mục đích thủy phân cơ thịt cá
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng giảm dần theo thời gian vì đạm hữu cơ biến đổi dần tạo thành đạm thối
Dinh dưỡng của phân cá tốt lên vì dinh dưỡng từ cơ thịt cá biến đổi hoàn toàn thành đạm hoạt tính giúp cây trồng dễ dàng hấp thu
Cải tạo đất
Có ít tác dụng vì đạm thối rất dễ gây ngộ độc bộ rễ của cây trồng
Có tác dụng cải tạo đất rất tốt, giúp đất tơi xốp, bảo vệ và hỗ trợ bộ rễ phát triển mạnh
Tạo hệ sinh thái vi sinh vật
Không tạo được hệ vi sinh vật hữu ích trong đất cho cây trồng vì toàn vi sinh vật gây thối, gây hại cho cây trồng rất lớn
Tạo lập và cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển ổn định và bền vững lâu dài
Thời gian ủ phân cá
Ủ rất lâu vì lượng vi sinh vật có từ tự nhiên thấp. Ủ cá theo phương pháp truyền thống thì thời gian ít nhất khoảng 60 ngày thì cá mới phân hủy hoàn toàn.
Tăng tốc độ thủy phân cơ thịt cá vì hệ vi sinh vật được bổ sung có tác dụng rất mạnh. Vì vậy thời gian ủ cá rất nhanh. Tùy từng loại chế phẩm sinh học và phương pháp ủ cá, thời gian ủ cá chỉ từ 30 – 40 ngày
Dẫn dụ côn trùng gây dịch hại
Dẫn dụ rất nhanh và mạnh vì mùi hôi, thối rất khủng khiếp
Không dẫn dụ côn trùng vì mùi hôi đã được xử lý hết
Tạo ra kích thích tố sinh học cho cây trồng
Không
Rất mạnh
Bảo vệ môi trường sống
Gây ảnh hưởng rất lớn vì mùi hôi lan tỏa ra môi trường sống xung quanh rất đáng sợ
An toàn với người sử dụng, thân thiện và bảo vệ môi trường
Video hướng dẫn chi tiết Cách ủ phân cá không hôi
Video hướng dẫn chi tiết Cách ủ phân cá không hôi thu được dịch đạm cá tưới cây tốt nhất
2. Cách ủ phân cá bằng chế phẩm EM gốc ( EMGRO)
Bước 1: Tiến hành pha chế EM2 ( EM thứ cấp)
- 1 lít EM gốc + 2 lít mật rỉ đường + 38 lít nước sạch cho vào thùng khuấy đảo đều.
- Đậy chặt kín khí, ủ chế phẩm EM2 sau 3- 5 ngày là sử dụng được.
Bước 2: Ủ phân cá với chế phẩm EM
- Cho vào thùng ủ: 50kg cá tươi + 40 lít dịch EM2 + 2 lít mật rỉ đường + 2 quả dứa ( nếu không có bỏ qua). Đảo trộn đều và đậy kín thùng ủ
- Sau 10 ngày tiến hành bổ sung vào thùng ủ cá thêm 3 gói men ủ cá Emzeo + 3 lít mật rỉ đường + 20 lít nước sạch. Khuấy đảo đều và đậy kín ủ
- Thời gian ủ 35 – 40 ngày. Mở ra thấy xương mục hết là được, tiến hành chiết rót vào các chai lọ vặn chặt kín bảo quản và sử dụng dần.
Lưu ý: Trường hợp không có thời gian pha chế EM thứ cấp. Tiến hành cho tất cả các nguyên liệu chuẩn bị ở bước 1 vào thùng ủ cá và đảo đều là được.
3. Cách ủ cá trứng sữa chuối và humic
Để tạo ra loại dịch đạm cá tưới cây cân đối dinh dưỡng và tốt hơn. Tiến hành bổ sung thêm trứng, sữa, chuối và humic vào ủ cùng cá tươi. Quy trình hướng dẫn cách ủ chi tiết như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
-
1kg cá ( cá nguyên con, đầu cá, ruột cá …)
-
3 quả trứng ( trứng gà hay vịt đều được)
-
3 lít sữa đậu nành ( có thể dùng sữa bột hết hạn, bột đậu tương thay bằng 1kg, sữa đậu nành xay từ hạt không cần nấu)
-
10 – 12 quả chuối chín ( sử dụng chuối tiêu, có thể xay nhuyễn sẽ tốt hơn)
-
200gr Humic Đức Bình ( mua trên các trang thương mại điện tử)
-
500 ml mật rỉ đường đậm đặc ( có thể thay bằng đường phên, đường mía, nước mía nguyên chất, mật ong hết hạn …)
-
1 gói chế phẩm Emzeo 200gr (
#emzeo
có tính năng phân giải và khử mùi hôi cực tốt, tạo ra dịch đạm sinh học kích thích cây trồng phát triển vượt bậc)
- Nước sạch
- Thùng ủ có lặp đậy chặt kín khí, que khuấy, máy xay sinh tố
Bước 2: Cách làm hiệu quả
- Cá nghiền nhỏ hoặc cắt khúc bé. Chuối và trứng xay nhuyễn
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào thùng ủ và khuấy đảo đều. Bổ sung thêm 5 – 7 lít nước sạch. Khuấy đảo đều và đậy ủ
- Thời gian ủ 30 ngày, tiến hành chiết rót dịch đạm cá vào chai lọ bảo quả và sử dụng.
- Có thể cho thêm vào 1 lon bia ( 330ml) để ủ phân cá.
Video hướng dẫn chi tiết cách ủ cá trứng sữa chuối và humic
4. Cách sử dụng đạm cá – phân cá tưới cây
Sau khi hoàn tất cách ủ phân cá bón cây. Bước tiếp theo sẽ là sử dụng đạm cá để bón cho cây trồng. Với cách ủ phân cá như trên sẽ thu được dịch đạm cá đậm đặc – đạm cá cô đặc. Chỉ cần sử dụng nước sạch pha với dịch đạm cá đạm đặc phun hoặc tưới cho cây trồng.
Tại sao nên sử dụng phân đạm cá bón cây
Quá nhiều nitơ, có thể là tác dụng phụ của phân bón hóa học, gây áp đảo cây trồng và khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trước biến động thời tiết, côn trùng và bệnh tật. Bên cạnh đó, phân bón nitơ tổng hợp sẽ bay hơi vào khí quyển và góp phần gây ra khí nhà kính. Ngoài ra, nếu loại phân bón này ngấm vào nước ngầm, suối, sông và đại dương cũng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Trong khi đó phân bón cá cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây và đất mà không gây hại cho môi trường xung quanh. Một lợi ích lớn khác của việc sử dụng phân bón cá là cải thiện nguồn thức ăn lành mạnh, kích thích các vi sinh vật tồn tại trong đất.
Một số dạng vi khuẩn đất thường thấy cũng tổng hợp nitơ (ví dụ: vi khuẩn nitrat hóa). Khi được bón phân dinh dưỡng thích hợp, chúng tăng số lượng và tạo ra nitơ hữu cơ nhiều hơn để rễ hấp thụ. Nhờ đó, sẽ tích cực cải thiện sức sống của cây trồng và tăng sản lượng đất mới lên gấp 6 lần. Phân bón cá đặc biệt hữu ích cho:
- Bón phân đạm cá cho cây trồng: Các chất dinh dưỡng trong phân bón cá được giải phóng nhanh hơn các loại phân hữu cơ khác, giúp tăng cường sức sống cho rau củ.
- Tốt cho lá: Rau lá xanh như rau diếp được hưởng lợi từ nitơ bổ sung trong phân bón cá. Giúp cung cấp một sự thúc đẩy nhanh chóng cho cây và cỏ lá.
- Cây con: Sử dụng phân bón cá để khuyến khích cây con và trồng mới phát triển nhanh chóng và ổn định.
Nguyên tắc sử dụng đạm cá tưới cây
- Lắc đều chai đựng phân cá cho dưỡng chất phân bổ đều
- Pha phân cá với nước sạch theo tỉ lệ: 1 lít phân cá với 200 – 300 lít nước
- Tưới hoặc phun phân cá cho cây trồng ( nên phun vì phân cá sẽ được lá và thân hấp thu tốt hơn rễ )
- Không sử dụng chung với các loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu
- Tùy từng loại cây trồng sử dụng liều lượng và số lần phun hợp lý.
Đạm cá tưới cây trồng nào tốt nhất
Đạm cá dạng dịch rất phù hợp với các loại cây cảnh, hoa, rau ăn lá …. phân bón cá phù hợp với các loại cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng qua lá, thân và rễ
Ngoài ra đạm cá còn tưới cho cây sầu riêng, cây bưởi, cà phê, hồ tiêu … hiệu quả tuyệt vời.
Nên tưới ( phun) phân đạm cá vào khi nào?
- Nên tưới đạm cá cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Sau khi sử dụng phân bón cá 3- 4h nên tưới nước sạch để rửa cây
- Đối với cây trồng ngắn ngày ( rau, cây ăn lá …): 5 – 7 ngày tưới 1 lần
- Đối với cây cảnh, hoa, cây công nghiệp ( cây dài ngày): thời gian đầu 7 – 10 ngày tưới một lần, sau đó 15 – 20 ngày tưới một lần
Liều lượng dùng phân đạm cá bón cây
- Tưới gốc: 1 lít dịch đạm cá cô đặc pha với 200 lít nước sạch. Có thể pha thêm với 100gr nấm Trichoderma Đức Bình vào tưới cùng
- Phun hoặc tưới cây: 1 lít dịch đạm cá pha với 300 lít nước sạch
- Thông thường 1 năm chỉ cần tưới 5 – 7 lần
Cách khử mùi hôi phân cá, đạm cá
Nếu bạn ủ phân cá thu được đạm cá có mùi hôi thối, không dám sử dụng bón cây. Bạn đừng vội đổ bỏ dịch đạm cá đi nhé. Hãy sử dụng cách sau khử mùi hôi đạm cá hiệu quả bất ngờ
- Bổ sung thêm gói Emzeo + 500ml mật rỉ đường + 10 quả chuối chín bóp nhuyễn vào thùng chứa 20 lít phân cá đậm đặc và khuấy đều
- Đậy chặt kín, sau 3 – 5 ngày mùi hôi thối kinh khủng sẽ không còn nữa
- Bạn có thể sử dụng dịch đạm cá tưới cây như thường nhé.
Cách tưới đạm cá cho rau
Đạm cá được xem là một trong những loại phân bón hữu cơ dễ sử dụng và sử dụng được cho nhiều loại cây trồng nhất trong số các loại phân phân bón được sản xuất tại nhà, có thể sử dụng đạm cá cho cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái, cây rau màu và cả những loại cây bông hoa thông dụng trên thị trường. Nhưng để sử dụng một cách có kiến thức và đạt được hiệu quả tối đa nhất, bạn cần phải biết các thức sử dụng cho từng loại.
Cụ thể để tưới cây rau màu bạn cần pha 50-100ml dịch đạm cá với 20 lít nước sạch sử dụng cho 5-10 lít/ha/lần. Lần lượt bón 2 đến 3 lần trên một vụ trồng, cụ thể lần thứ nhất là sau khi gieo hạt trồng được 4 ngày, lần 2 là sau 20 đến 25 ngày, lần 3 là sau 30 đến 35 ngày. Nhóm ăn ăn lá như xà lách hay cải bắp thì tưới định kỳ 5 đến 7 ngày một lần còn một số loại cây bí, ớt, cà chua thì bạn nên tưới định kỳ 7 đến 10 ngày một lần.
Cách tưới đạm cá cho cây sầu riêng, cây cao su, cây công nghiệp
- Cây sầu riêng mới trồng, còn non: 1 lít phân đạm cá pha với 250 lít nước sạch + 100gr nấm Trichoderma Đức Bình ( loại chuyên tưới). Mỗi gốc tưới 3 – 5 lít. Định kỳ tưới 3 tuần/ lần.
- Cây sầu riêng chuẩn bị ra trái và đang ra trái: 1 lít phân cá humic + 200 lít nước sạch + 100gr nấm Trichoderma Đức Bình. Tưới mỗi gốc cây 5 lít. Kết hợp phun lá: 1 lít phân cá + 300 lít nước + 100gr nấm trichoderma.
- Lúc xử lý bông: Ngừng phun hoặc tưới phân cá 2 – 3 tuần. Nên bón thêm dịch chuối để cung cấp thêm dinh dưỡng trong giai đoạn này
- Phục hồi cây sầu riêng sau khi bị bệnh: 1 lít phân cá + 100 lít nước + 100gr nấm Trichoderma Đức Bình + 100gr Humic. Tưới mỗi gốc 5 – 7 lít. Định kỳ 10 ngày/lần
- Cây sầu riêng sau thu hoạch: 1 lít phân cá + 250 lít nước + 100gr nấm trichoderma Đức Bình + 100gr Humic. Tưới gốc 5 lít/cây, định kỳ 2 tuần/lần
Cách tưới đạm cá cho hoa hồng
- Tưới đạm cá cho hoa hồng định kỳ 3 tuần/lần. Tưới rửa cây bằng nước sạch sau khi sử dụng đạm cá 3 – 4h
- Đối với cây hoa hồng mới trồng: 1 lít đạm cá pha với 300 lít nước + 100gr nấm trichoderma loại tưới. Phun ướt đều cả lá, thân, gốc cây. Định kỳ 2 – 3 tuần/lần. Tưới nước rửa sau khi sử dụng phân bón cá khoảng 3 – 4h
- Đối với cây hoa hồng chuẩn bị ra nụ: 1 lít đạm cá + 250 lít nước + 150 gr nấm trichoderma + 100gr Humic. Tưới mỗi gốc 1 – 2 lít
- Đối với cây hoa hồng đang ra hoa: 1 lít đạm cá + 300 lít nước sạch + 200gr nấm trichoderma. Phun và tưới gốc cây.
- Cây hoa hồng sau khi cắt bông: 1 lít đạm cá + 200 lít nước + 100gr Humic + 100gr trichoderma. Tưới mỗi gốc 2 – 3 lít.
Cách sử dụng đạm cá cho hoa lan
- Kie lan mới ươm: 1 lít đạm cá + 300 lít nước sạch + 100gr humic + 100gr trichoderma. Phun ướt đều. Định kỳ 1 tuần/lần
- Kích rễ: 1 lít đạm cá + 200 lít nước sạch + 200gr Humic + 200gr trichoderma Đức Bình. Phun ướt đều rễ, định kỳ 2 tuần/lần
- Chăm sóc lan sau khi ra hoa: 1 lít đạm cá + 250 lít nước sạch + 100gr trichoderma tưới. Phun đều toàn bộ cây. Định kỳ 3 tuần/lần
- Nên sử dụng đạm cá xen kẽ với các loại phân sinh học khác như: dịch chuối, phân đậu nành, bánh dầu ….
5. Kết luận
Phân cá (đạm cá) chính là nguồn dưỡng chất hàng đầu hiện nay, hỗ trợ giúp cây trồng phát triển và tăng năng suất vô cùng hiệu quả. Với những chia sẻ về cách ủ đạm cá làm phân bón cá tưới cây là tốt trên đây, hy vọng rằng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Và đừng quên cập nhập thêm những kiến thức bổ ích khác tại trang web chính thức của Vinong Sinh học Đức Bình ngay hôm nay.
Nếu bà con không có thời gian tự ủ phân cá bón cây. Bà còn hãy tìm mua loại Đạm cá Humic Đức Bình được sản xuất sẵn về dùng nhé:
Chú ý: Nếu các bạn muốn làm phân cá dạng viên nén. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để thực hiện làm theo nhé!
Xem thêm: