Cá chép giòn có thịt mềm, săn chắc nên hợp khẩu vị của rất nhiều người. Cá chép có công dụng tăng độ co bóp của dạ dày, tăng cường sức khỏe, an thai,… nên thường được dùng để nấu cháo cho người ốm, phụ nữ có thai.
Tuy nhiên mọi người chỉ hay nấu cháo cá chép, canh cá chép, cá chép chiên giòn mà ít khi nấu lẩu cá chép. Hôm nay #higlum xin chia sẻ công thức nấu lẩu cá chép chua chua cay cay.
– Cá chép giòn sau khi mua về cần đánh vảy và mổ cá sạch sẽ. Sau đó bạn băm nhỏ gừng rồi trộn với muối biển, xoa hỗn hợp lên khắp thân con cá để khử mùi tanh và chất nhớt của cá chép. Sau đó rửa lại với nước và để ráo.
– Xương ống rửa rồi chần với nước sôi để loại bỏ cặn bẩn.
– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ làm tư và thái lát mỏng.
– Rau muống nhặt lấy ngọn, ngâm với nước muối loãng rồi để ráo.
– Cà chua bổ múi cau.
– Thì là, hành lá rửa sạch cắt khúc nhỏ.
– Hành tím, tỏi, gừng bạn rửa sạch, bỏ vỏ rồi băm nhuyễn
– Mẻ bạn mang đi trộn cùng với một ít nước rồi lọc qua rây để lấy nước.
– Bật bếp, đong vào nồi 2 lít nước đun sôi. Sau đó cho phần xương đã chần vào ninh lấy nước. Để nước dùng được trong bạn nên hớt bọt thường xuyên nhé.
– Khi ninh xương được 1 tiếng bạn nêm vào nồi một ít muối, mì chính và hạt nêm rồi nấu thêm 1 – 2 tiếng nữa nhé.
– Bắc chảo, cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, sau đó bạn cho phần cà chua và dứa vào xào sơ rồi cho hết phần thịt cá chép đã làm sạch vào. Nấu đến khi thịt cá săn lại thì cho nước mẻ vào.
– Sau đó đổ hết phần cá ở trên vào trong nồi nước dùng, nêm nếm lại các loại gia vị một lần cuối rồi đợi nước lẩu sôi.
– Cho thì là và hành lá vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
– Chuyển nước lẩu sang nồi lẩu, dọn cùng với các món nhúng nữa là bạn đã hoàn thành một bữa lẩu tại gia rồi đó! Thật đơn giản phải không? Đừng quên chuẩn bị thêm một bát nước mắm chua ngọt để ăn kèm nhé!
– Xương heo rửa sạch rồi chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi. Sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước, nấu trong vòng 2 tiếng. Nên vớt bỏ bọt để nước dùng được trong.
– Cá chép cạo vảy, mổ bụng rồi cắt thành khoanh, ướp cùng với ớt, gừng, hành tím và rau răm thái nhỏ.
– Thịt bò cũng thái thành lát mỏng rồi ướp cùng với gừng thái chỉ.
– Lòng non và dạ dày rửa sạch với muối hạt và rượu trắng để khử mùi hôi, sau đó thái thành miếng vừa ăn.
– Nghêu ngâm với nước vo gạo để loại bỏ cát bẩn, sau đó để ráo nước.
– Đậu phụ cắt thành miếng
– Cà chua bổ múi cau
– Các loại rau ăn kèm nhặt bỏ gốc và lá úa rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
– Phi hành rồi cho phần cà chua đã thái vào xào chín. Sau đó cho cà chua vào nồi nước dùng. Lẩu cá chép sẽ có vị ngọt nhẹ, chua chua cay cay, vì thế bạn nên cho xương cá vào ninh cùng xương ống, sau đó thêm nước cốt thịt me vào để tăng vị chua tự nhiên cho nước lẩu.
– Nêm nếm lại gia vị một lần cuối trước khi tắt bếp. Sau đó dọn tất cả các món ăn kèm cùng với nồi lẩu lên bàn và thưởng thức thôi nào!
– Cá chép mổ bụng, rửa sạch rồi để ráo bớt nước.
– Khứa một vài nhát dao lên trên thân cá để khi ướp gia vị thấm nhanh hơn
– Sau đó thái mỏng hành, sả và gừng để ướp lên mặt cá, loại bỏ mùi tanh.
– Nên chiên vàng 2 mặt của cá chép (không cần chín mà chỉ cần thịt cá săn lại, da cá vàng là được vì sau đó chúng ta sẽ cho nó vào nồi lẩu) để nước lẩu không bị tanh khi thả cá chép vào.
– Nấm cắt bỏ chân và rửa sạch, để ráo nước.
– Rau sau khi nhặt nên ngâm qua nước muối để loại bỏ vi khuẩn, sau đó rửa lại với nước trắng rồi để ráo.
– Khế cắt bỏ các rìa rồi thái lát thành hình ngôi sao
– Cà chua rửa sạch và bổ múi cau
– Bật bếp, chọn chức năng nấu lẩu
– Đổ nước ninh xương vào nồi, cho thêm cà chua, khế, và các loại gia vị rồi đun sôi
– Khi nước đã sôi bạn cho cá đã rán qua vào nấu cùng, sau đó cho thêm hành lá, mùi tàu, thì là
– Khoảng 10 phút sau là bạn có thể bắt đầu cho các loại đồ nhúng khác vào ăn kèm được rồi. Nếu bạn thích ăn cay có thể cho thêm sa tế vào nước lẩu hoặc bát nước chấm của mình nhé.
Với các món lẩu nói chung và lẩu cá chép giòn nói riêng, việc lựa chọn rau ăn kèm không quá cầu kỳ. Bạn có thể chọn rau muống, rau cần, cải thảo, cải cúc,.. hay chuẩn bị thêm các loại nấm để tăng thêm sự đa dạng cho nồi lẩu của mình.
– Bạn cần sơ chế cá cẩn thận để tránh làm tanh nước lẩu.
– Ngoài mẻ bạn có thể thay thế bằng me, khế chua để tạo vị chua tự nhiên cho nước lẩu
– Có vài nơi sẽ ăn lẩu cá chép cùng măng chua đó, bạn có thể thử nhé
– Vì đầu cá lâu chín hơn phần thân nên bạn có thể cho đầu cá chép vào nước lẩu cùng với xương heo. Bước này còn giúp nước lẩu có vị ngọt tự nhiên của cá nữa đó. Tuy nhiên nên chiên sơ đầu cá trước khi cho vào tránh làm tanh nước lẩu nhé.
– Lẩu cá chép có thể ăn kèm với bún tươi hoặc mì tôm đều ngon
Trong cá chép có hàm lượng Acid béo Omega-3 cao do đó có khả năng bảo vệ tim mạch rất tốt. Sử dụng cá chép trong các bữa ăn còn giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch đồng thời giảm khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ.
Ngoại hình là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vì thế các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa được rất nhiều người ưa chuộng.
Cá chép được công nhận là một trong các loại thực phẩm tuyệt vời giúp làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa.
Giúp da được khỏe mạnh, sản sinh các tế bào mới chống lại đốm, tàn nhang, đồi mồi ,thâm sạm và đặc biệt là các vết nhăn.
Kẽm là một khoáng chất quan trọng của cơ thể, tuy nhiên do triệu chứng thiếu kẽm khó nhận thấy hơn thiếu canxi hay sắt, vì thế nhiều người lơ là việc hấp thụ, bổ sung kẽm cho cơ thể.
Vậy nhưng hậu quả của việc thiếu kẽm lại vô cùng nghiêm trọng, gây tổn thương hệ thống miễn dịch. Vì kẽm là thành phần chính trong việc kích thích hệ thống miễn dịch.
Trong cá chép có chứa rất nhiều nguyên tố kẽm, vì thế nên ăn cá chép ít nhất 1 – 2 lần 1 tháng nhé.
Ngoài kẽm thì trong thịt cá chép cung chứa rất nhiều photpho. Theo nghiên cứu một khẩu phần cá chép có thể cung cấp hơn 50% lượng photpho được khuyến cáo nên hấp thụ hàng ngày.
Vai trò của photpho chính là giúp phát triển và duy trì mật độ xương trong cơ thể và là thành phần giúp cấu trúc nên răng của con người.
Vì thế cần tăng cường bổ sung photpho mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương hay tổn thương men răng.
Hiện nay tình trạng viêm ruột thừa và hệ tiêu hóa rất phổ biến, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Bổ sung cá chép vào thực đơn hàng tuần sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hóa chắc khỏe, giảm thiểu các triệu chứng đầy hơi, táo bón, trĩ hay đau dạ dày. (nguồn : higlumcom)
Các loại vitamin và khoáng chất quan trọng có trong cá chép đều có đa công dụng đối với cơ thể chúng ta. Ví dụ, vitamin A là một chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể loại bỏ các gốc tự do để nó không tác động tiêu cực đến cơ thể bạn.
Các gốc tự do này sẽ làm các tế bào khỏe mạnh bị đột biến dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm đặc biệt là ung thư. Vì vậy nên giảm thiểu số lượng của chúng.
Lẩu cá chép chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, là món ăn được ưa thích trong tiết trời se se lạnh. Trên đây là 3 cách nấu đơn giản và phổ biến nhất mà #higlum muốn giới thiệu cho bạn.
Ngoài ra tùy vào khẩu vị, sở thích và địa phương mà bạn có thể biến tấu nó để tất cả mọi người đều thích nhé!