3 Phương pháp kiểm định mô hình: – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 84 trang )

32

 Kiểm định Likelihood Ratio: là kiểm định để chọn lựa giữa Pooled OLS và

FEM, phương pháp nào thích hợp hơn

 Kiểm định Hausman: là kiểm định để chọn lựa giữa FEM và REM, phương

pháp nào thích hợp hơn.

3.3.1 So sánh kết quả hồi quy bằng 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và REM

Tác giả thực hiện chạy hồi quy bằng 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và

REM. Sau đó so sánh kết quả của 3 mô hình hồi quy. Phương pháp hồi quy phù hợp là

phương pháp cho kết quả các hệ số hồi quy có ý nghĩa; R2, R2 hiệu chỉnh cao nhất; chỉ

số Akaike và Schwarz thấp nhất.

3.3.2 Kiểm định Likelihood Ratio

Kiểm định này chọn lựa giữa Pooled OLS và FEM, mô hình nào thích hợp hơn.

 Giả thuyết H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn

 Giả thuyết H1: Mô hình FEM phù hợp hơn

Nếu giá trị P-value của kiểm định chi bình phương nhỏ hơn mức ý nghĩa α

(10%) ta có sơ sở bác bỏ giả thiết H0, như vậy mô hình FEM thích hợp hơn. Ngược lại

nếu giá trị P-value của kiểm định chi bình phương lớn hơn mức ý nghĩa α (10%) thì ta

chấp nhận giả thiết H0, như vậy mô hình Pooled OLS thích hợp hơn.

3.3.3 Kiểm định Hausman

Kiểm định này thực hiện so sánh giữa mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và

mô hình tác động cố định (FEM) nhằm đưa ra mô hình phù hợp. Giả thiết H 0 của kiểm

định Hausman là tác động (ngẫu nhiên hoặc cố định) không tương quan với các biến

độc lập. Nếu cả hai tác động cố định và ngẫu nhiên có ý nghĩa thống kê, có thể lựa

chọn một trong hai mô hình trên. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, mô hình tác động ngẫu

nhiên sẽ vi phạm định lý Gaus-Markov và dẫn đến các ước lượng bị chệch và không

nhát quán; ngược lại, mô hình tác động cố định vẫn đưa ra các ước lượng không chệch

33

và nhất quán (Park, 2010). Tóm lại, nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, sử dụng mô hình tác

động cố định, ngược lại, sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên.

Giả thuyết H0: chọn mô hình REM hoặc FEM (không có sự khác biệt giữa hai

mô hình).

Giả thuyết H1: chọn mô hình FEM.

3.3.4 Kiểm định các giả thiết của phương pháp bình phương nhỏ nhất

Khi chạy hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất trên dữ liệu bảng, có

3 kiểm định chính: kiểm định phương sai của sai số thay đổi, kiểm định hiện tượng tự

tương quan và kiểm định đa cộng tuyến.

Kiểm định phương sai của sai số thay đổi nhằm đảm bảo cho ước lượng của

OLS là ước lượng không chệch nhỏ nhất (BLUE). Các phương pháp kiểm định phổ

biến là sử dụng đồ thị, kiểm định White, kiểm định Wald test, Glejser…

Tương tự như hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, tự tương quan cũng

làm cho ước lượng của OLS không còn là ước lượng không chệch nhỏ nhất. Để kiểm

định hiện tượng tự tương quan, các phương pháp kiểm định phổ biến là kiểm định

Durbin-Watson, kiểm định Breusch – Godfrey (BG), kiểm định Wooldridge…

Kiểm định đa cộng tuyến là kiểm định hiện tượng tương quan mạnh giữa các

biến giải thích. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến là hệ số tương quan

Pearson giữa các biến giải thích có giá trị tuyệt đối từ 0.8 trở lên. Ngoài ra còn có thể

sử dụng nhân tử phòng đại (VIF – Variance Inflation Factor) để củng cố cho kết luận

về hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu biến nào có VIF lớn hơn 10 thì xảy ra hiện tượng đa

cộng tuyến trong mô hình hồi quy.

34

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích TSSL các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt

Nam.

Bảng 4.1: TSSL trung bình hàng năm theo phát hành cổ phần từ tháng 7/2010-tháng

6/2014

TSSL trung bình hàng

6/2011

6/2012

6/2013

6/2014

-43.11%

0.49%

-6.59%

38.73%

-40.3%

7.28%

1.73%

53.04%

Toàn mẫu

-41.18%

3.45%

-2.06%

48.37%

VN index

-12.431%

4.116%

16.068%

17.504%

n m Ri,t

Có phát hành CP

Không phát hành cổ phần

(Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)

Tác giả thực hiện tính toán TSSL trung bình hàng năm của các công ty phát

hành cổ phần, không phát hành cổ phần, toàn bộ công ty trong mẫu, VN index lần lượt

qua từng giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011, tháng 7/2011 đến tháng 6/2012,

tháng 7/2012 đến tháng 6/2013, tháng 7/2013 đến tháng 6/2014. Lý thuyết thời điểm

thị trường Baker và Wurgler (2000) phát biểu rằng : “các công ty có khả năng phát

hành cổ phần khi cổ phiếu của công ty được định giá cao và mua lại cổ phần hoặc phát

hành nợ khi chứng khoán của công ty bị định giá thấp. Dự doán chính của lý thuyết

thời điểm thị trường là TSSL sau phát hành là thấp bởi vì các cổ đông bên ngoài không

phải ngay lập tức có thể cảm nhận được định giá cao hoặc hành động chống lại nó”.

Như thể hiện ở bảng 4.1, các công ty phát hành cổ phần trong năm 2009 thì có TSSL

trung bình trong giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011 (-43.11%) thấp hơn so với

TSSL trung bình tương ứng của các công ty không có phát hành cổ phần (-40.3%).

35

Tương tự, TSSL lần lượt từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012, tháng 7/2012 đến tháng

6/2013, tháng 7/2013 đến tháng 6/2014 của các công ty phát hành cổ phần đều thấp

hơn các công ty không có phát hành cổ phần. Những bằng chứng này ủng hộ mạnh mẽ

cho lý thuyết thời điểm thị trường. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Pontiff và

Woodgate (2008); Fama và French (2008); McLean, Pontiff và Watanabe (2009).

Đồ thị 4.1: TSSL trung bình các công ty phát hành cổ phần và các công ty

không có phát hành cổ phần.

Đồ thị TSSL trung bình các công ty phát hành cổ phần và các

công ty không có phát hành cổ phần

60.00%

Tỷ suất sinh lợi (%)

40.00%

20.00%

0.00%

-20.00%

-40.00%

-60.00%

T6/2011

T6/2012

T6/2013

T6/2014

Phát hành cổ phần

-43.11%

0.49%

-6.59%

38.73%

Không phát hành cổ phần

-40.30%

7.28%

1.73%

53.04%

(Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)

Đồ thị 4.1 mô tả lại số liệu của bảng 4.1 về TSSL trung bình trong giai đoạn lần

lượt từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011, tháng 7/2011 đến tháng 6/2012, tháng 7/2012

đến tháng 6/2013, tháng 7/2013 đến tháng 6/2014 của các công ty phát hành cổ phần

và không phát hành cổ phần. Đường thẳng biểu thị cho TSSL các công ty phát hành cổ

Rate this post

Viết một bình luận