3 sai lầm người bệnh tuyến giáp thường mắc phải khi ăn kiêng I-ốt

Người bệnh cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng khi ăn kiêng I-ốtNgười bệnh cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng khi ăn kiêng I-ốt

Sức khỏe của tuyến giáp có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như stress, chất độc từ môi trường, cân nặng, dinh dưỡng… Trong đó, chế độ ăn kiêng đóng vai trò quan trọng hàng đầu có thể tạo nên sự khác biệt trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp.

Đối với người bệnh cường giáp và ung thư tuyến giáp, chế độ ăn kiêng I-ốt lại càng có ý nghĩa quan trọng ở giai đoạn chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Tuy nhiên, một số sai lầm thường gặp sau đây có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Nhầm lẫn thực phẩm giàu I-ốt và ít I-ốt

Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất khi ăn kiêng I-ốt vì người bệnh không nhớ hết các loại thực phẩm nên tránh. Sự nhầm lẫn giữa nhóm thực phẩm giàu I-ốt và ít I-ốt có thể gây ra hậu quả là người bệnh ăn phải những món gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Vậy người bệnh cường giáp và ung thư tuyến giáp nên lựa chọn thực phẩm khi ăn kiêng I-ốt như thế nào?

Nguyên tắc chung khi lựa chọn thức ăn là không chứa muối I-ốt; tránh các loại thực phẩm từ biển; không dùng thực phẩm đóng hộp; hạn chế ăn mì, phở, bún, thịt gà công nghiệp… Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các thực phẩm giàu I-ốt, bạn có thể viết ra một danh sách và dán ngay trên tủ lạnh.

Theo nguyên tắc trên, chế độ ăn kiêng I-ốt cần tránh một số loại thực phẩm giàu I-ốt như muối, hải sản, lòng đỏ trứng, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, trái cây sấy khô… Khi ăn kiêng I-ốt, người bệnh nên ăn các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, trái cây tươi, lòng trắng trứng, các loại hạt, dầu thực vật…

Kiêng khem quá mức nên thiếu hụt dinh dưỡng

Mặc dù ăn kiêng I-ốt là chỉ định của bác sĩ, nhưng nhiều người bệnh kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Sai lầm kinh điển này thường xuất phát từ nỗi ám ảnh về các nguyên tắc ăn kiêng khiến người bệnh không dám ăn gì hoặc ăn không ngon miệng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, người bệnh nên kiêng I-ốt 2 tuần trước khi điều trị iốt phóng xạ. Trong đó, hàm lượng I-ốt khẩu phần ăn kiêng ở mức thấp không quá 50mcg/ngày. Nếu tuân thủ đúng hàm lượng I-ốt này thì người bệnh có thể yên tâm.

Cùng với hàm lượng I-ốt, người bệnh cũng nên duy trì thói quen ăn đủ bữa và đảm bảo các dinh dưỡng cho sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn kiêng I-ốt giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các loại rau củ quả, thực phẩm tươi, ít chất béo và calo.

Cách tốt nhất để kiểm soát chế độ ăn kiêng I-ốt mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng là tự tay nấu ăn tại nhà. Người bệnh nên hạn chế đi ăn nhà hàng hoặc mua thức ăn bên ngoài vì phần lớn các thức ăn chế biến sẵn đều không đảm bảo lượng muối I-ốt phù hợp để kiêng khem.

Chọn thực phẩm không đảm bảo an toàn sức khỏe

Khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh có thể sẽ phải đương đầu với những vấn đề rối loạn tiêu hóa. Sai lầm này khiến quá trình ăn kiêng I-ốt lại càng trở nên khó khăn hơn vì người bệnh không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng có lợi.

Để đảm bảo sức khỏe trong quá trình ăn kiêng, người bệnh nên ưu tiên chọn thực phẩm hữu cơ (organic) khi chế biến các món ăn. Thực phẩm hữu cơ là các thực phẩm được nuôi hoặc trồng mà không sử dụng hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản…), hormone kích thích tăng trưởng, kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản thức ăn cho người ăn kiêng I-ốt. Nếu chọn thêm thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn kiêng, có thể cân nhắc những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn./.

Rate this post

Viết một bình luận