33+ tác dụng của Cây sống đời – trị bệnh, làm đẹp và lưu ý

Nhắc đến cây sống đời là người ta nhớ đến ngay cây cảnh tươi tốt được nhiều gia đình trồng. Theo quan niệm dân gian thì cây sống đời không chỉ mang lại sức khỏe. Mà nó còn mang đến tài lộc cho cả gia đình nữa. Nếu xét về phong thủy thì đây đúng là 1 cây cảnh rất tuyệt vời đấy! Chưa kể mỗi độc Tết đến mà cây nở hoa thì tuyệt đẹp vô cùng. Hẳn là năm đó gia chủ sẽ có nhiều tài lộc lắm đấy! 

Cây sống đời

Ấy thế mà từ xưa các cụ ngoài việc trồng cây sống đời làm cây cảnh còn chọn nó làm thảo dược chữa bệnh nữa cơ. Nó có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Từ đơn giản đến phức tạp. Thậm chí còn dùng nó hằng ngày cũng không sao nữa kia.

Nhưng đến hiện tại số người biết được các bài thuốc về cây sống đời ngày càng ít. Có chăng là một vài bài thuốc nổi tiếng mà thôi. Đồng thời cũng không ít người thắc mắc về công dụng của cây sống đời cụ thể ra sao? Dành cho những ai? 

Và để giúp các bạn hiểu hơn về loại cây này thì chúng mình xin tổng hợp các thông tin hay ho dưới đây! Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ về lợi ích mà cây đem lại. Đồng thời cũng có thêm nhiều thông tin thú vị về cây nữa. 

1. Cây sống đời là cây gì? Đặc điểm của cây sống đời ra sao?

Ngoài cái tên là cây sống đời thì cái tên cây lá bỏng cũng rất nổi tiếng. Một số nơi thì goi nó là diệp sinh căn, trường sinh hay đả bất tử,… Nghiên cứu và người ta đặt cho cây cái tên là Kalanchoe pinata (Lam) Pers. Sau đó thì xếp nó vào nhóm thực vật trong họ Bỏng.

Cái tên cây sống đời bắt nguồn từ chính khả năng sinh sản tuyệt vời của nó. Chỉ cần cho lá cây xuống mặt đất hoặc nơi nào ẩm là nó có thể mọc rễ từ các răng cưa tại mép lá rồi. Và cứ thế nó lớn lên thành cây mới thôi.

1.1 Cây sống đời trông như thế nào?

Được đánh giá là 1 cây thuốc quý mà lại có vòng đời dài nên cây rất được ưa chuộng. Cây chỉ cao tầm nửa mét và ở dạng thân thảo tròn nhẵn mà thôi. Tuy nhiên thân cây thỉnh thoảng có đốm tía và khá nhẵn nhụi.

Các lá của cây mọc đối xứng nhau trên cành. Trên 1 cây mà có lá xẻ ra vài thùy có lá lại nguyên. Lá cây xanh đậm mọng nước và rất dày. Lá có thể to từ 2 đến 10cm và dài đến gần 1 gang tay. Ở mép lá sẽ có các răng cưa tù. Lá nối với cành bằng  1 cuống dài tầm 1 đốt ngón tay hơn chút.

Hoa của cây có thể đỏ, hồng pha trắng, vàng hay cam. Chúng sẽ mọc thành những cụm nhỏ trên 1 cành ở đầu thân cây. Mỗi năm hoa sẽ nở vào độ tháng 2 đến tháng 5.

Mặc dù có nhiều giống khác nhau nhưng có 1 vài loại rất được yêu thích. Ví dụ như bông lồng đèn, sống đời Đà Lạt, sống đời 5 màu hay sống đời đỏ. Đặc điểm chung là hoa của các cây rất đẹp và thắm.

Cây sống đời cho quả gồm 4 đại vào tầm tháng 3 đến tháng 6. Cách sinh sản của cây rất đơn giản. Cứ cắm lá xuống đất ẩm là lên cây mới.

Tác dụng của cây sống đời

1.2 Cây sống đời có nhiều ở đâu và thú hái nó như nào?

Các nước có khi hậu ôn đới ở châu Á hay Hawaii, Australia,… thì cây mọc hoang. Tại Việt Nam nó cũng là cây mọc hoang. Nhưng cũng có nhà trồng để làm cảnh. Người ta thường dùng lá tươi để trị bệnh.

1.3 Các chất hóa học có trong cây sống đời

Theo nghiên cứu trong cây lá bỏng chỉ có 3 thành phần chính mà thôi. 1 là các axit hữu cơ. 2 là các hợp chất phenolic. Cuối cùng là glycozit flavonoid. Trong các lọi axit hữu cơ thì axit izoxitric chiếm nhiều nhất với 46,5%. Sau đó là đến axit malic với 32,5%. Tiếp theo là các axit khác như axit cis-aconitic, axit xitric hay axit pyruvic. Các loại axit này chiếm tỷ trọng nhỏ.

Ngoài ra trong lá bỏng người ta cũng tìm thấy bryophylin. Đây được đánh gia sla hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vì thế mà người ta dùng để điều trị các bệnh về ruột.

1.4 Dược tính của cây sống đời theo Đông y

Y học cổ truyền cho rằng lá bỏng nhạt, hơi chua nhưng mát và không có độc. Vì thế nó có thể giảm ho, chữa bỏng, liền vết thương tốt.

Đối với việc điều trị các bệnh ngoài da, thì chỉ cần rửa sạch lá cây. Rồi giã với muối và đắp lên chỗ cần điều trị là được. Nếu bị bỏng thì thêm rượu. Hoặc đắp vào vùng ngực, thái dương để trị ho hay đau đầu. Nước từ lá cây có thể dùng làm thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai, hạ sốt.

Đối với các bệnh cần uống như trĩ,dạ dày, ruột, giải độc thì chỉ cần lấy 1 nắm lá giã ra rồi uống là được.

Xem thêm:

2. Cây sống đời dùng trị bệnh gì? 33 tác dụng của cây sống đời

Từ những nghiên cứu hiện đại và cổ đại có thể thấy cây sống đời là 1 cây thuốc quý. Nó giúp con người điều trị được khá nhiều bệnh khác nhau. Đơn giản hay phức tạp đều có. Nhưng bạn cũng cần có kim chỉ nam để biến công dụng đó thành sự thật đúng không? Dưới đây là các bài thuốc và công dụng tuyệt vời mà cây sống đời mang lại cho bạn đấy! 

1. Viêm họng không còn lo

Hãy tận dụng cây sống đời để điều trị viêm họng thay cho thuốc tây nhé! Vì đây là bài thuốc rất an toàn và hiệu quả đấy! Bạn chỉ càn lấy 10 lá sống đời để nhai hết trong ngày là được. Bạn chỉa ra sáng nhai tầm 4 lá. Chiều tối nhai tiếp số còn lại. Nhớ nhai chậm và nuốt từ từ là được. Dùng vài ngày là không còn viêm họng nữa.

2. Bệnh lỵ cũng điều trị được

Cỏ seo gà, lá mơ lông mỗi thứ 20g. Thêm cam thảo đất 16g và 1 nắm to lá bỏng nưa. Đem đun lấy nước để uống trong ngày là được.

3. Người bị trĩ

Cách trị bệnh trĩ từ lá bỏng rất hiệu quả nhé! Lấy rau sam và lá bỏng mỗi thứ 1 nắm. Đem rửa sạch rồi tráng qua nước sôi để nguội. Bạn có thể nhai và nuốt từ từ hoặc đun nước để uống. Cùng với đó là rửa sạch hậu môn bằng nước bồ kết. Rồi đắp lã cây bỏng giã nát vào là được.

4. Người bị trĩ nội

Sáng, chiều nhai 4 lá bỏng. Tối nhai 2 lá. Nuốt hết nước còn bã thì đắp vào hậu môn đã rửa sạch sẽ. Liên tục 1 vài tháng là thấy giảm rõ rệt.

Cây sống đời có tác dụng gì?

5. Người ngộ độc rượu

Đây là cách sơ cứu người bị ngộc độc rượu trước khi đưa đi cấp cứu. Chỉ cần lấy 4 đến 5 lá sống đời rửa cho sạch rồi tráng với nước sôi để nguội rồi cho người bệnh nhai rồi nuốt. Lá bỏng sẽ át đi sự khó chịu do rượu mang lại.

6. Người bị bỏng

Tùy vào tình trạng vết thương mà bạn có thể lấy lượng lá bỏng tùy ý. Sau đó giã nát rồi đắp hỗn hợp lên chỗ da bỏng. Hoặc bôi mỗi nước cốt cũng được. Ngày làm vài ba lần sẽ dịu đi sự khó chịu.

7. Cầm máu cam hiệu quả

Lấy lá bỏng rửa sạch rồi giã nát. Chắt lấy nước cốt sau đó nhúng bông y tế vào. Nhét bông y tế vào bên mũi bị chả máu cam. Máu sẽ mau chóng ngừng lại.

8. Viêm mũi dị ứng

Lấy vài lá bỏng rửa sạch đợi ráo nước rồi giã nát ra. Chắt lấy nước cốt và tẩm vào bông sạch. Đưa vào lỗ mũi bị xoang. Nếu bị cả 2 bên thì thay nhau mỗi bên làm 1 lần trong ngày.

9. Giúp mẹ bầu nhiều sữa

Mẹ có thể lấy lá bỏng ăn như rau sống. Hoặc có thể nấu canh ăn đều được. Sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng ít sữa hay mất sữa sau sinh.

10. Giảm mụn sưng

Cách này bạn dùng khi mụn chưa có mủ thì mới được. Chỉ cần lất 1 nắm lá tóa, 1 nắm lá bỏng và khaorng 1 nắm nhỏ lá đại nữa. Đem cá nguyên liệu rửa sạch rồi giã nát ra. Đắp vào chỗ bị mụn là được.

11. Điều trị được bệnh viêm tai giữa

Vài vài ba lá bỏng rửa sạch rồi giã nát ra. Chắt lấy nước cốt cho vào bông sạch. Lấy miếng bông đó cho vào tai là được. Đều đặn ngày làm 2 lần trong 1 thời gian sẽ khỏi.

Trồng và chăm sóc cây sống đời

12. Dạ dày viêm loét

Bài thuốc này áp dụng cho người nào bị viêm dạ dày ở mức nhẹ. Chỉ cần lấy 1 nắm cây lá bỏng (chừng 40g) rồi rửa sạch, tráng với nước sôi để nguội và ăn như rau sống là được.

13. Mắt vừa đau vừa đỏ

Cách này bạn nên thực hiện trước khi đi ngủ sẽ dễ chịu hơn. Lấy vài ba lá bỏng đem rửa sạch rồi giã nát. Đem hỗn hợp đắp vào mắt đau và băng lại. Sáng hôm sau gỡ ra và rửa lại bằng nước sạch cho mấy hạt muối.

14. Sốt xuất huyết nhẹ

Dùng 1 nắm lá bỏng rửa sạch rồi chắt lấy nước cốt. Ngày 1 thì dùng 300 đến 400ml chia thành 3 đến 4 lần. Các ngày sau thì mỗi lần chỉ cần 60ml và số lần giảm xuống còn 2 là được.

15. Người bị phù thũng

Lấy lá bỏng 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước. Mỗi lần uống đúng 60ml. Ngày dùng tối đa 120ml là được.

16. Khử mùi hôi dưới cánh tay

Mùi hôi dưới cánh tay luôn khiến bạn thấy tự tin đúng không? Vậy thì hãy thử dùng cây sống đời xem sao nhé! Đầu tiên lá lá bỏng giã nát ra rồi chắt lấy nước để uống. Bã thì đem xát vào vùng da dưới canh tay. Cứ để bã đó khô tự nhiên. Cuối cùng tắm sạch lại là được.

17. Hạ sốt cho trẻ nhỏ

Nếu trẻ bị sốt thì chỉ cần lấy lá bỏng giã nát rồi chắt lấy nước cho trẻ uống. Khi uống chỉ cần cho uống 1 chén nhỏ là được. Mỗi ngày 2 đến 3 chén là được.

18. Trẻ hay bị ra mồ hôi trộm

Làm như trên nhưng mỗi lần cho bé uống 60ml. Ngày dùng 120ml là được.

19. Dễ ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế bạn cần điều trị ngay khi bệnh còn nhẹ. Cách làm đơn gản lắm. Trước khi đi ngủ tầm 60p lấy vài lá bỏng ăn sống. Hoặc uống nước ép từ lá bỏng. Đều giúp bạn dễ ngủ hơn.

20. Đi nặng ra máu

Cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, ngải cứu mỗi thứ 10g. Ngải cứu và lá trắc bá nhớ sao cháy đi nhé! Thêm khoảng 30g lá bỏng nữa. Cho tất cả vào nồi nấu nước để uống nhiều lần trong ngày.

21. Người bị viêm đại tràng

Cách này rất đơn giản. Chỉ cần sáng chiều ăn 8 lá bỏng, tối ăn 4 lá. Khi ăn thì nhai kỹ và nuốt từ từ cả bã và nước là được.

22. Sẹo hay lên da non

Các vết thương hở miệng nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ để lại sẹo. Do đó bạn chỉ cần dùng lá bỏng giã nát rồi đắp lên chỗ bị thương. Đều đặn làm mỗi ngày trng 1 khoảng thời gian là sẽ không lo sẹo nữa.

23. Giảm đau xương khớp

Rửa sạch vài lá sống đời rồi để ráo. Hơ nóng trên bếp rồi đắp vào chỗ bị đau. Xoa nhẹ. Khi nào lá nguội thì thay lá khác. Nếu phải đi lại hoặc hoạt động thì băng lại nhé!

24. Dịu da cháy nắng

Chỉ cần vài ba lá bỏng giã nát ra rồi đắp vào chỗ da bị cháy nắng là được. Tình trạng khó chịu sẽ mau chóng mất đi. Và da khu vực đó cũng dần lấy lại màu.

25. Ho ra máu

Giã nát đúng 7 lá bỏng. Lúc uống thêm rượu và đường vào khuấy đều rồi uống nước là được.

26. Bảo vệ gan

Người dân Ấn Độ đã sử dụng nước ép từ lá cây sống đời để điều trị bệnh vàng da. Hơn nữa các nhà khoa học cũng đã thí nghiệm trên chuột và thấy được. Nước từ lá bỏng còn giúp gan không bị nhiễm độc từ CCl 4 .

27. Ngừa ung thư

Một táp chí danh tiếng vè hóa sinh đã khẳng định dịch chiết từ ls bỏng có thể ngừa ung thư rất tốt.

28. Giúp thận khỏe

Một tạp chí y khoa của Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu trên chuột và thấy được rằng. Dịch chiết từ lá cây bỏng có thể bảo vệ thận. Cụ thể là thận sẽ không bị những tác dụng phụ do kháng Gentamicin gây ra. Đồng thời nó cũng chống oxy hóa rất tốt.

29. Hô hấp không bị dị ứng

Khi nghiên cứu trong ống nghiệm người ta cũng thấy được dịch chiết từ lá bỏng giúp hệ miễn dịch ổn định. Từ đó mà ngăn được các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

30. Chữa bệnh Leishmanzheim

Dịch chiết từ lá cây bỏng cũng được đánh giá là an toàn. Và hơn hết là nó có chất giúp đánh bay Leishmanzheim

31. Giảm nhức đầu

Đun lá bỏng trên bếp cho nóng và mềm ra. Sau đó đắp lên trán. Đến khi lá nguội thì có thể thay lá khác.

32. Ngừa viêm nhiễm

Lá sống đời giã nát ra đắp vào chỗ viêm sẽ giảm được tình trạng viêm nhiễm rất tốt. Vì nó có tác dụng ngăn vi khuẩn không tấn công vào vết thương. Nhất là trường hợp nào bị viêm nặng.

33. Làm đẹp da

Bản thân lá cây bỏng có nhiều nước nên nó có tác dụng làm mát da rất tốt. Hơn nữa nó còn có tác dụng trị mụn rất hiệu quả nữa. Bạn có thể chọn 1 trong các cách sau để áp dụng.

Cách 1 :Giã nát lá cây bỏng rồi đắp lên mặt khoảng 20p. Sau đó rửa sạch với nước mát là được. Mặt nạ này áp dụng từ 2 đến 3 tuần 1 lần sẽ giúp da bạn luôn sáng đẹp và hết mụn.

Cách 2: Cũng lấy lá bỏng giã nát ra cùng vài hạt muối. Sau đó đắp hỗn hợp lên da chừng 10p rồi dùng nước mát rửa lại. Mặt nạ này làm sạch da và giúp các lỗ chân lông nhỏ lại.

Cách 3: Bạn có thể dùng kem dưỡng da cùng với 2 cách trên để mang lại kết quả tốt nhất. Nhất là trong thời điểm mùa hè nóng nực.

Xem thêm:

3. Những lưu ý khi dùng cây sống đời chữa bệnh

Cây sống đời đúng là có rất nhiều công dụng. Nhưng bạn biết đấy bạn cũng cần có những tips nhỏ để đảm bảo dùng cây sống đời chữa bệnh mang lại hiệu quả cao chứ! Dưới đây là những điều bạn cần nhớ khi sử dụng cây sống đời đấy! 

Những bài thuốc Nam nói chung hay các bài thuốc về cây lá bỏng nói riêng. Chỉ dùng cho người mới bị bệnh thôi. Còn bệnh nặng và tiến triển khó lường thì cần đến cơ sở y tế. Có sự thăm khám chuyên khoa. Nếu có dùng cây lá bỏng điều trị thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Cây sống đời trong phong thủy

Bản thân cây lá bỏng chịu hạn tốt, lại dễ sống. Thêm nữa cây cho hoa cũng đẹp và dáng cũng rất hợp mắt. Nên ngoài làm thuốc người ta còn làm cả cây cảnh nữa.

1 chậu lá bỏng vừa giúp không gian sống thêm xanh, thêm đẹp. Mà còn là thuốc chữa bệnh khi cần đấy!

Chính vì màu sắc hoa tươi thắm nên người ta không chỉ dùng nó trang trí. Mà còn mang đi tặng nữa. Mục đích của việc tặng hoa sống đời cũng khác nhau.

Công việc: Đó là sự vượt khó, không ngại trắc trở, chuyển việc khó thành việc dễ.

Tình yêu:Mong muốn 1 tình yêu bền vững

Tình bạn: Mong muốn 1 tình trạng chân thành, thủy chung.

Và hơn cả là cầu chúc cho gia đình luôn mạnh khỏe, hanh phúc. Mọi người yêu thương nhau.

5. Cách trồng cây sống đời đơn giản

Cây sống đời như đã nói là 1 loại cây mà dễ trồng, dễ sống. Nhưng đối với nhiều người muốn trồng nó như 1 cây cảnh thì lại đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Từ trồng cấy cho đến chăm sóc. Đều đỏi hỏi người trồng chú ý. Như vậy cây mới cho hoa đẹp được. Chứ không đơn thuần chỉ là sống được nữa. Dưới đây sẽ là cách trồng cây sống đời đơn giản mà vẫn cho hoa đẹp. Cách này được nhiều người áp dụng và thu được kết quả tốt đấy! 

5.1 Chọn phương pháp trồng

Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau để  trồng cây lá bỏng.

+ Gieo hạt: Bạn mua hạt tại các cửa hàng hạt giống về rồi gieo xuống đất. Sau đó chăm sóc đến khi hạt nảy mầm và ra cây con. Nhưng cách này tốn nhiều thời gian và công sức. Nên không được nhiều người áp dụng.

+ Cách nhân giống vô tính thì phổ biến hơn. Chỉ cần giâm cành hoặc lá. Sau đó tách cây con là được.

 Bạn chỉ cần lấy lá hoặc cành cắm xuống đất. Cây sẽ mau ra rễ và trở thành cây mới.

5.2 Cách trồng cây sống đời đúng kỹ thuật

Cách trồng cây lá bỏng cũng khá đơn giản thôi.

+ Nếu trồng theo luống thì đánh luống cao cỡ 30cm rồi trồng cây vào đó. Xem giữa các cây lá bỏng là các cây có tán lá. Để cây không bị nóng.

+ Còn nếu trồng chậu thì cần cầu kỳ hơn. Chuẩn bị đất trồng gồm đất thịt, xơ dừa, vôi boto và tro. Mỗi thứ 1 phần bằng nhau. Sau đó cho đất vào chậu và đặt cây vào theo hướng Bắc Nam là được. Sau đó tưới nhẹ nước cho cây đủ ẩm.

5.3 Chăm sóc cây sống đời đúng kỹ thuật

Để cây ra hoa đúng dịp tết, hoặc chí ít là ra hoa nở thắm và lâu tàn thì bạn cần có kỹ thuật chăm sóc cây cho tốt. Không thể để nó tự sinh tự diệt được. Như vậy cơ hội thấy hoa sống đời khó lắm. Dưới đây là cách chăm sóc cây hiệu quả. 

Tưới nước cho cây

Đối với cây con thì ngày tưới sáng tối vào lúc trời mát. Còn khi cây lớn rồi thì chỉ cần tưới vào sáng sớm thôi.

Bón phân cho cây đúng thời điểm

– Khi trồng cây lá bỏng thì bạn cần bón phân thành nhiều đợt. Đầu tiên là 5 ngày sau trồng. Lúc này chỉ cần 1 chén nhỏ phân chuồng phơi ải mà thôi. Có chăng thêm 2 thìa bánh dầu nữa là được. Sau đó nửa tháng thì ngâm bánh dầu với NPK vào nước để phun cho cây. Chỉ tưới gốc, không tưới hoa. Vì có thể làm hoa nở chậm hoặc sai thời điểm. Nếu lá còn xanh thì cũng không bón phân.

Bấm ngọn để cây phát triển tốt

Chọn đúng thời điểm để bấm ngọn sẽ giúp cây mau phát triển. Có nhiều nhánh và hoa. Cách làm rất đơn giản. Chỉ cần bấm vài ba cm trên ngọn thân chính là được. Mỗi giống bạn có thể bấm ngọn khác nhau. Thường thì chỉ cần 2 lần là được.

Ngừa sâu bệnh để cây khỏe mạnh

Cây sống đời hay bị bệnh sâu vẽ bùa, bọ trĩ, sâu ăn lá hay rầy. Khi cây có biể hiện sâu bệnh cần diệt trừ mầm mống. Dùng Cyper , Ofunack , Confidor  hay Sherzol  để diệt. 

Bạn thấy đấy chỉ cần 1 vài kỹ thuật cơ bản là bạn đã có được 1 chậu cây sống đời xanh mát và đẹp rồi. Vừa có thể làm cây cảnh lại vừa có thể làm thuốc chữa bệnh nữa.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về cây sống đời đấy! Bạn thấy không dù chỉ là 1 loài cây đơn giản và gần như mọc hoang thôi. Ấy vậy mà nó dùng làm cảnh cũng tuyệt mà làm thuốc cũng hết ý. Nhìn vào bảng công dụng bạn cũng thấy nó đa năng như thế nào rồi đúng không? 

Nhưng như mình cũng đã nói đấy! Các bài thuốc này hợp với người bệnh nhẹ thôi. Còn người bệnh nặng thì cần có sự can thiệp chuyên khoa. Bản thân các bài thuốc chỉ hỗ trợ được thôi. Do đó bạn cần nhắc kỹ càng khi sử dụng cây sống đời chữa bệnh nhé!

5/5 – (1 bình chọn)

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận