Việt Nam có khoảng hơn 14.000 ngôi đền, chùa. Người dân Việt Nam cũng có một đời sống tâm linh vô cùng đa dạng và phong phú. Ở mỗi vùng miền đều có những quan niệm tâm linh khác nhau. Nhận thấy, từ trước đến nay, chưa có một bài tổng hợp nào về những ngôi đền chùa nổi tiếng ở Việt Nam, Rough.vn xin mạn phép tổng hợp 35 đền chùa nổi tiếng nhất Việt Nam cùng với một số thông tin cần thiết khi đi các ngôi đền, ngôi chùa đó.
ĐỀN CHÙA MIỀN BẮC
-
Chùa Hà (Hà Nội)
Chùa Hà ở đâu?
Được công đức xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự nổi tiếng linh thiêng này cùng với Đình Bối Hà kết thành cụm di tích mang tên Đình – Chùa Hà. Đây chính là nơi nổi tiếng linh ứng những lời sở nguyện cầu duyên của dân chúng bốn phương.
Chùa Hà nằm tại con phố nhỏ cùng tên “Chùa Hà” dọc đường Cầu Giấy, Hà Nội. Mảnh đất này xưa kia thuộc làng Dịch Vọng (hay người xưa còn gọi là làng Vòng), Hà Nội.
Chùa Hà Hà Nội
Đi chùa Hà cầu gì?
Chùa Hà cùng với chùa Duyên Ninh là 2 ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở miền Bắc.
Nên đi chùa Hà vào thời gian nào?
Để đi lễ chùa Hà, bạn nên tới chùa vào ban ngày. Với những ngày thường, chùa sẽ đóng cửa từ 6h tối. Nhưng với những ngày rằm hay mùng 1, chùa sẽ mở cửa với thời gian muộn hơn để người dân có thể kịp tới hành lễ.
Chùa Hà Hà Nội
Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào?
Để cầu duyên, bạn sẽ chỉ làm sớ lễ tại ban thờ tam tòa Thánh Mẫu. Các vị Thánh Mẫu sẽ chứng giám và ban duyên cho người cầu. Nhưng khuyên bạn khi đến đây cầu duyên bạn lên làm lễ tại những ban thờ các vị khác để cầu cho cuộc sống của mình được đầy đủ, cả về tài lộc, công danh và may mắn, bình an.
Bên trong ngôi chùa nổi tiếng cầu duyên ở Hà Nội
Đi chùa Hà cần mua gì?
Bạn hãy sửa soạn đồ lễ để chia được đủ làm 3 mâm:
Mâm lễ tại ban Tam Bảo: 1 thẻ hương, hoa tươi, 1 vỉ nến, bánh kẹo, hoa quả tươi bạn chuẩn bị tùy tâm, và sớ ban Tam Bảo. Ban Tam Bảo thờ Phật vậy nên bạn đặc biệt phải nhớ không cúng những món mặn (như thịt, rượu,…) và không cúng tiền vàng Tại ban Tam Bảo.
Mâm lễ tại ban Đức Ông: tiền vàng, rượu, thuốc, chè, đồ mặn tuỳ ý (bạn có thể chuẩn bị đơn giản gồm 1 đĩa xôi trắng, 1 khoanh giò, 1 cút rượu nhỏ, hãy chú ý mở chai rượu khi lễ) và sớ ban Đức Ông. Hoặc bạn cũng có thể soạn lễ tại ban Đức Ông như bộ lễ tại ban Tam Bảo cũng hoàn toàn được, nhưng lễ tại ban Đức Ông nên có một thếp tiền vàng.
Mâm lễ tại ban thờ Mẫu: tiền vàng, hoa tươi (nên là 5 bông hồng đỏ), trầu cau (nhất định phải có), bánh kẹo, tiền lẻ (để sau đó công đức). Bạn làm sớ và đặt vào mâm lễ này. Bạn sẽ cầu duyên tại Điện Mẫu.
Những lưu ý khi đi chùa Hà cầu duyên
Khi làm lễ, khấn xin, hãy thành tâm mong gặp được người trong mệnh của mình, cầu gặp được người tâm đầu ý hợp, chung thủy, tài đức, vị tha, thấu hiểu.
Khi đi lễ cầu tình duyên tại chùa Hà, tốt nhất, bạn nên đi một mình, soạn lễ đơn giản, không cần quá cầu kỳ, nhưng thành tâm. Hãy ăn mặc nghiêm túc áo kín cổ, quần dài khi bước chân vào làm lễ tại chốn linh thiêng. Không nói những lời báng bổ hay những câu nói không tốt khác. Và đừng quên tắt chuông điện thoại, không khấn quá to và không làm ồn tại chùa bạn nhé!
Hãy chọn ngày lành để đi lễ cầu duyên. Nếu bạn làm lễ vào mùng 1 hoặc ngày rằm thì tốt nhất nhưng những ngày này chùa Hà thường rất đông, sẽ hơi khó để bạn làm lễ.
Đi lễ cầu duyên tại chùa Hà sẽ không khác đi lễ cầu duyên tại những ngôi chùa khác. Nhưng điều quan trọng là sự “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn gửi gắm ước nguyện của mình tới Phật Thánh, các ngài chứng giám cho tâm thành của bạn sẽ ban may mắn mà se duyên cho người cầu.
Chùa Hà lúc nào cũng nhộn nhịp người thắp hương
> > Xem ngay 3 mẫu văn khấn cầu duyên ở chùa Hà hiệu nghiệm ngay lập tức.
2. Phủ Tây Hồ (Hà Nội)
Phủ Tây Hồ ở đâu?
Phủ Tây Hồ nằm ngay trên một bán đảo giữa Hồ Tây Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 4 km về hướng Tây. Phủ Tây Hồ có địa chỉ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Nếu vẫn chưa rõ về Phủ Tây Hồ ở đường nào, du khách có thể tìm kiếm Phủ Tây Hồ trên bản đồ và nhìn thấy được Phủ nằm ở đường Xóm Chùa, quận Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ Hà Nội
Nên đi Phủ Tây Hồ vào thời gian nào?
Khi du khách đi lễ Phủ Tây Hồ, hãy lưu ý về giờ mở cửa của Phủ cũng như Phủ Tây Hồ mấy giờ đóng cửa:
Trong những ngày bình thường, Phủ đều mở cửa từ 5h đến 19h, đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của du khách.
Vào 2 ngày lễ chính đó là mồng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do số lượng du khách đến đây sẽ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên lưu ý ở đây đó là vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, Phủ Tây Hồ sẽ rất đông với hàng ngàn lượt khách đến mỗi ngày. Đặc biệt vào mồng 1, 2, 3 Tết và vào khoảng thời gian 10h – 16h hàng ngày nơi đây sẽ có lượng khách đông nhất. Khách vãn cảnh nên sắp xếp thời gian đi phủ du xuân đầu năm sẽ hợp lý hơn là đi vào những ngày trong Tết.
Phủ chính của phủ Tây Hồ
Đi lễ Phủ Tây Hồ cầu gì?
Một trong những điều không rõ của các du khách khi đến Phủ đó là đi lễ Phủ Tây Hồ cầu gì? Nơi đây là nơi nổi tiếng với lễ cầu may, nhiều người đi lễ Phủ Tây Hồ đầu năm cầu mong sự may mắn, an bình sẽ đến với người thân, gia đình mình.
Đặc biệt vào Tiệc mẫu Phủ Tây Hồ tháng 3 và tháng 8, số lượng người đến cầu may càng tăng lên một cách nhanh chóng. Bên cạnh cầu may mắn, đi Phủ Tây Hồ cầu tài lộc cũng là mục đích của nhiều du khách khi đến với nơi đây.
Lễ phủ Tây Hồ – những điều cần biết
Đi lễ Phủ Tây Hồ không chỉ là dịp để được xá tội, ban phúc, giải ách mà còn là cơ hội cầu may mắn, an bình cho bản thân và gia quyến. Du khách nên chú ý một vài điều sau khi đi lễ Phủ Tây Hồ.
Thắp hương, dâng lễ theo đúng thứ tự các ban thờ.
Khi dâng lễ phải dùng 2 tay và cẩn trọng đặt lên ban thờ, chỉ sau khi đặt lễ xong tất cả các ban mới được thắp hương.
Nên chuẩn bị trước lễ chay, lễ mặn ở nhà, đặc biệt vào các dịp đông như Tết Nguyên Đán. Đối với thờ Phật tuyệt đối không lễ mặn và dùng vàng mã.
Khi hóa tiền phải hóa từng lễ theo thứ tự từ ban chính cho đến các ban khác.
Khi hạ lễ phải hạ từ ban ngoài cùng rồi mới đến ban chính.
Một góc phủ Tây Hồ
> > Mẫu văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ năm 2018.
3. Đền Trần – Lễ hội khai ấn đầu năm
Đền Trần là công trình thờ tự có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.
Đền Trần ở đâu?
Đền Trần (Trần Miếu) là một đền thờ thuộc Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Mỹ Lộc, Nam Định cách Hà Nội khoảng 90km
Đền Trần Nam Định
Đi đền Trần cầu gì?
Khai ấn đầu năm là một hoạt động văn hoá mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta. Nhiều người đổ về khu di tích Đền Trần, Nam Định xin ấn để cầu tài, cầu lộc, vạn sự như ý.
Đền Trần nhìn từ chính diện
Nên đi đền Trần vào thời gian nào ?
Lễ hội đền Trần diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.
Các điểm tham quan ở đền Trần
Đền Trần gồm 3 ngôi đền là đền Thiên Trường ,đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Trước đền là hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là hồ nước hình chữ nhật. Phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Đền luôn nghi ngút khói hương suốt cả năm
Đi đền Trần như thế nào?
– Nếu bạn đi bằng phương tiện công cộng
Đi từ Hà Nội có 3 phương tiện để bạn có thể đến Nam Định là xe khách, tàu lửa hay đường thủy. Mỗi phương tiện có lịch trình khác nhau, giá vé khác nhau, vì thế bạn nên tham khảo cũng như đặt vé trước.
Nếu bạn đi xe khách, bạn có thể tham khảo một số hãng xe như Anh Kiên, Chỉnh Luân, Nam Tiến. Đến Nam Định thì thuê xe ôm, xe máy hay taxi để đến thăm các danh thắng.
– Nếu bạn đi bằng phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội đi Nam Định theo đường Giải Phóng đến ngã ba Pháp Vân rẽ ra đường cao tốc và đi khoảng 32km đến Cầu Giẽ, đi theo quốc lộ 1A cũ khoảng 16km-17km hết thị xã Phủ Lý thì rẽ trái theo quốc lộ 21A (có bảng chỉ dẫn). Đi tiếp khoảng 30km thì đến Nam Định. Trên đường đi bạn cần chú ý một số điểm bắn tốc độ là Thị trấn Đồng Văn (qua cầu Giẽ 12km), khi vào Phủ Lý, khi đến trạm thu phí Mỹ Lộc (qua Phủ lý 14km).
Hội khai ấn Đền Trần luôn thu hút du khách thập phương.
>> Mẫu văn khấn Lễ Đức Thánh Trần Nam Định .
4. Chùa Hương Hà Nội thăm Nam thiên đệ nhất động.
Chùa Hương là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị.
Đến Chùa Hương đi thăm Nam thiên đệ nhất động
Chùa Hương ở đâu?
Chùa Hương nằm trong khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Đi chùa Hương cầu gì?
Chùa Hương là miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Vì vậy đi chùa Hương bạn nên cầu bình an cho gia đình.
Một góc chùa Hương
Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?
Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động văn hóa của lễ hội chùa Hương.
Các điểm tham quan ở Chùa Hương
Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:
– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
Đây là tuyến có những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất ở chùa Hương
– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
Chùa Hương luôn là lựa chọn đầu tiên của du khách miền Bắc
Đi chùa Hương như thế nào?
– Nếu bạn đi xe máy hay ô tô riêng, bạn đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương để đi đường ngắn nhất nhé.
*Lưu ý: Để chuyến đi của bạn không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay ô tô bạn nên mang theo đầy đủ giấy tờ, gương xe, và mũ bảo hiểm đối với xe máy để không bị bắt lỗi và cũng đảm bảo an toàn cho chính bạn.
– Nếu lựa chọn di chuyển bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn 3 tuyến gồm xe 78, xe 211 (Bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu), xe 75 (Bến xe Yên Nghĩa – Tế Tiêu)
Hàng nghìn phật từ và du khách thập phương về thăm chùa Hương
Giá vé thắng cảnh chùa Hương?
– Giá vé chung tham khảo là 85.000đ/vé/lượt khách (giá bao gồm giá vé thăm quan và giá vé đi đò thường).
Đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên và trẻ em trên 10 tuổi thì mức giá vé được ưu đãi giảm 50% (khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ hội viên Hội người cao tuổi).
Trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan.
Du khách có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách.
– Giá vé cáp treo chùa Hương áp dụng cho lễ hội cũng không có nhiều thay đổi. Cụ thể, giá vé cáp treo dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 100.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.
Tháng 1 -3 Âm lịch là mùa Hội chính chùa Hương – Nguồn: Zing.vn
> > Nghi lễ và văn khấn khi đi chùa Hương.
5. Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh – Xin lộc rơi lộc vãi
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như đền Bà Chúa Kho.
Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Đền Bà Chúa Kho ở đâu?
Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chỉ chừng 4km về hướng Đông Bắc, cách Hà Nội khoảng 33km.
Đi đền Bà Chúa Kho cầu gì?
Bạn có thể cầu nguyện an bình, sức khỏe cho cả gia đình. Xin phù hộ đường công, danh, tài, lộc cho bản thân. Đặc biệt, nhiều du khách đến đây để xin Bà Chúa Kho cho vay vốn làm ăn, mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài.
Quang cảnh nhộn nhịp bên trong đền Bà Chúa Kho
Nên đi đền Bà Chúa Kho vào thời gian nào ?
Đã thành thông lệ, cứ vào dịp đầu năm Ngày khai hội vào 14 tháng Giêng, hàng vạn người lại ngược về Bắc Ninh đi lễ Bà Chúa Kho để cầu lộc theo niềm tin “đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ”.
Đi đền Bà Chúa Kho như thế nào?
– Nếu bạn đi bằn xe máy hay ô tô riêng, bạn theo tuyến đường qua cầu Long Biên – qua cầu Đuống – qua thị xã Từ Sơn – là tới trung tâm thành phố Bắc Ninh (tuyến này chỉ khoảng 29km). Nếu bạn đi theo tuyến quốc lộ 1A thì khoảng 35km.
– Nếu bạn đi bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn 2 tuyến:
+ Tuyến 54 (Điểm trung chuyển Long Biên – thành phố Bắc Ninh)
+ Tuyến 203 (Giáp Bát – thành phố Bắc Ninh – Bến xe Bắc Giang)
Đền luôn nghi ngút hương khói của du khách thập phương.
> > Cách cúng lễ vay đền Bà Chúa Kho đầu năm.
6. Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) – Cầu may mắn và bình an
Đền Bắc Lệ ở đầu?
Đền Bắc Lệ (hay Công Đồng Bắc Lệ) thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, ngôi đền thờ bà chúa Thượng Ngàn – một trong 3 vị được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
Đền thờ Công Đồng Bắc Lệ Lạng Sơn
Đi đền Bắc Lệ cầu gi?
Nếu còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình, bạn hãy tìm đến đền Bắc Lệ. Dân gian vùng quê nơi đây luôn tin tưởng đây là ngôi đền cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam.
Nên đi đền Bắc Lệ vào thời gian nào?
Lễ hội chính của đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch. Nhưng hiện nay với sự độc đáo của phong cảnh sơn thủy hữu tình cũng như sự linh thiêng của ngôi đền nên đường đi đền Bắc Lệ Lạng Sơn lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp.
Cổng Tam quan của Đền
Các điểm tham quan ở đền Bắc Lệ
Từ dưới chân đồi đi lên, chúng ta đi qua cổng Tam Quan uy nghi, tráng lệ chúng ta sẽ bước vào không gian đền. Bên trái đền là miếu Chầu Bé Bắc Lệ. Trước kia, miếu thờ Chầu Bắc Lệ ở một khoảnh đất bằng phẳng sát bờ suối Bắc Lệ, nay mới chuyển lên đây. Trong miếu có tượng Chầu Bé và tượng Cô Bé Bắc Lệ và tượng Cậu Bé Bắc Lệ. Đây là hai cô cậu hầu cận của Chầu Bé.
Tam Quan Đền Bắc Lệ nhìn từ trong đền ra
Bất kỳ ai muốn lên chiêm bái, cầu đảo Mẫu Thượng Ngàn nơi đâu đều phải thắp hương ở miếu Chầu Bé để xin Chầu có lời tâu đối lên Cửa Mẫu cùng chư thánh tại đền.
Sau khi thắp hương ở miếu Chầu Bé, ta đi thêm khoảng chục bậc thang nữa là lên đến đền chính. Đền chính được xây theo kiểu chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung, đền mới được xây mới lại nhưng vẫn giữ được nét uy nghi và phong cách kiến trúc cũ.
Trên mái đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn chính có đắp “Long triều lưỡng nghi”. Lưỡng nghi tượng trưng cho trời và đất, âm và dương, âm dương hài hòa sẽ sinh vạn vật. Nhà bái đường gồm 5 gian. 3 gian ngoài thờ Ngũ Vị Tôn Quan. Phía trên cung thờ Ngũ Vị tôn Quan là bức hoành phi đề: “Hưng Tiên Hiền Từ”. Hai bên thờ đôi câu đối:
Quốc sắc thiên hương nhân gian thánh nữ
Băng cơ ngọc cốt thế thượng thần tiên.
Ở Đền Mẫu Công Đồng Bắc lệ có cung đệ nhị thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tượng Ngọc Hoàng đặt trang trọng ở chính giữa, hai bên có tượng quan Nam Tào – Bắc Đẩu đứng hầu. Phía trước ban thờ Ngọc Hoàng là Ban Tứ Phủ Thánh Hoàng với tượng Thánh Hoàng Bảy, Thánh Hoàng Mười.
Ban thờ Bà Chúa Thượng Ngàn trong Đền – Nguồn: VTC News
7. Chùa Yên Tử – “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”
Chùa Yên Tử là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được mệnh danh là “miền đất tổ Phật giáo của Việt Nam”. Vì vậy, Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng.
Toàn cảnh chùa Yên Tử nhìn từ trên cao
Chùa Yên Tử ở đâu?
Chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nên đi Chùa Yên Tử vào thời gian nào?
Ở Yên Tử có lễ hội Xuân, thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
Các điểm tham quan ở Chùa Yên Tử
– Chùa Trình/đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử
– Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.
– Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
– Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.
– Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
– Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát
– Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn
– Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ
– An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng PHật Hoàng bằng đồng rất lớn (xem hình bên dưới)
– Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi
Cổng Tam quan chùa Yên Tử
Đi chùa Yên Tử như thế nào?
Bạn có thể đi du lịch Yên Tử bằng xe máy, ô tô (riêng), xe bus hoặc thuê xe riêng (taxi). Với các bạn từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh đi Yên Tử bằng xe máy là thuận tiện nhất.
– Đi từ hướng Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định chỉ cần đi tới Uông Bí đoạn ngã ba giao QL10 và QL18 rồi rẽ trái là tới đền Trình.
– Đi Yên Tử từ hướng Hà Nội: đi Bắc Ninh tới QL18, chạy thẳng sẽ tới đền Trình. Từ đây rẽ trái 10km sẽ tới Yên Tử.
– Nếu bạn đi xe khách bạn bắt xe đi Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái… ở Hà Nội đều được. Đi đến đoạn chùa Trình ở QL18 bảo lái xe cho xuống.
Sau đấy bắt tiếp bus 16 chỗ của công ty Tùng Lâm ở ngay QL18 vào đến chân núi Yên Tử (10km) giá vé 20k/người (rất dễ bắt, bạn chỉ cần đứng ngay đầu ngã 3 sẽ thấy điểm chờ bus). Hoặc đi bus vàng giá vé 10k/người/lượt.
Chùa Yên Tử nhìn từ chính diện
Giá vé thắng cảnh chùa Yên Tử?
Đây là những thông tin Đi Chung Taxi tìm hiểu được trên website của công ty Tùng Lâm Yên Tử (đơn vị khai thác dịch vụ độc quyền ở đây). Bạn nên liên hệ trước để có được những thông tin cần thiết của các dịch vụ dưới đây.
– Giá vé bus 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20.000VND/lượt
– Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10.000VND/lượt
– Phòng ngủ riêng: từ 150.000 đến 500.000 VND/phòng.
– Phòng ngủ tập thể: từ 100.000 đến 180.000 VND/giường
– Dịch vụ nhà hàng: từ 40.000 đến 80.000 VND/suất ăn (Có cả ăn chay & ăn thường)
Nếu đi cáp treo bạn nên mua trọn 2 tuyến, đi cáp treo chỉ lên đến tượng An Kỳ Sinh vẫn phải leo bộ một đoạn khoảng 200m đường mòn. Cách mà nhiều người đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống, không nên mua cáp treo giữa đường vì giá đắt.
– Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000VND – Khứ hồi 200.000VND
– Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000VND – Khứ hồi 200.000VND
– Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000VND – Khứ hồi: 280.000 VND
Lưu ý: Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (CMND), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).
*Thời gian phục vụ cáp treo:
– Mùa lễ hội (từ tháng 01 đến tháng 3 âm lịch): từ 5h đến 20h hàng ngày.
– Ngoài mùa lễ hội (từ tháng4 đến tháng 12 âm lịch): Từ 7h đến 18h hàng ngày.
Dòng người hành hương đi lễ chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử tráng lệ trong đêm
>> Tham khảo khóa tu hằng năm tại chùa Yên Tử tại đây.
8. Chùa Bái Đính – Ninh Bình – Quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á
Chùa Bái Đính ở đâu?
Chùa Bái Đính là 1 trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 15 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 95 km; nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình.
Toàn cảnh chùa Bái Đính nhìn từ trên cao – Nguồn: Zing.vn
Nên đi Chùa Bái Đính vào thời gian nào ?
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Các điểm tham quan ở Chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô.
Một ban thờ bên trong chùa Bái Đính
Hành lang La Hán dài nhất Đông Nam Á với gần 500 tượng La Hán
Đi chùa Bái Đính như thế nào?
Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 110km. Có khá nhiều phương tiện để bạn lựa chọn đến với Bái Đính.
– Từ Hà Nội, bạn có thể đến Ninh Bình bằng xe khách, trung bình cứ khoảng 20 phút (bắt đầu từ 5h đến 23h) sẽ có một chuyến xe đến với Ninh Bình. Các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đều có xe về Ninh Bình. Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 2 giờ, giá thấp nhất khoảng 70.000 đồng/người.
– Bạn cũng có thể bắt taxi hoặc xe buýt đường dài về Ninh Bình. Tuy nhiên, giá taxi chắc chắn sẽ cao hơn một chút nhưng bạn sẽ được đưa đón tận nhà và được tận hưởng những dịch vụ tốt nhất.
– Nếu muốn tiết kiệm một phần chi phí và chủ động ngắm cảnh bên đường, du khách có thể đi xe máy hay ô tô riêng đến Ninh Bình.
Từ Hà Nội, bạn theo đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát, rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, từ đó đi hướng Phủ Lý là tới Ninh Bình. Thời gian di chuyển không quá 90 phút.
Giá vé thắng cảnh chùa Bái Đính?
Đến chùa Bái Đính bạn chỉ mất vé xe điện chùa Bái Đính 30K/người/chiều
Buổi tối tại chùa Bái Đính
9. Đền Bảo Hà ( đền ông Hoàng Bảy ) – Lào Cai
Đền Ông Hoàng Bảy ở đâu?
Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà).
Cổng đền Bảo Hà ( Đền ông Hoàng Bảy )
Sắm lễ vật khi đi đền ông Hoàng Bảy
Ông Hoàng Bảy được thờ chính tại đền Bảo Hà, Lao Cai (đền ông hoàng bảy). Khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy quý vị có thể sắm lễ mặn hoặc lễ chay.
Lễ mặn: Mâm xôi, gà (gà trống bày nguyên cả con)
Lễ chay: Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc, oản), trà, thuốc lá, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím… Nếu những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.
Lễ vật dâng ông Hoàng Bảy, không nhất thiết phải dâng Ông 12 tiên nàng. Lễ dâng ông có thể ít hoặc nhiều nhưng chủ yếu tâm bạn phải sáng mới là điều cần thiết nhất.
Đi đền ông Hoàng Bảy như thế nào?
Để tới đền ông Hoàng Bảy bạn có thể đi theo 2 cách, đó là xe riêng (ô tô, xe máy), ô tô khách hoặc đi tàu.
Nếu bạn đi xe riêng, đi xe lên tới trung tâm thành phố Vĩnh Yên qua thành phố khoảng 1km đến đoạn rẽ phải đi Sơn Dương – Tuyên Quang, lên đến Tuyên Quang bạn cứ thẳng đường đi Hà Giang, đến thị trấn Bắc Quang đúng đến Bưu điện trung tâm bác rẽ tay trái vào Quốc lộ 279 đi Lào Cai, bạn cứ theo quốc lộ 279 đến Phố Ràng rồi đi tiếp theo QL 279 khoảng 28km nữa là đến đền ông Hoàng Bảy. Khuyến cáo,bạn đừng đi đường 70 về Yên Bái nhé vì đường đó rất khó đi.
Nếu đi tàu, bạn ra Ga HN mua vé tàu đi Bảo Hà. 10 tối lên tàu,ngủ 1 giấc tầm 5h sáng là đến nơi. lễ xong nghỉ ngơi đến tầm 1h chiều là có tàu xuôi về HN, đi mất tầm 7 tiếng, vậy là 8h tối cụ đã có thể vi vu ở Hà Nội.
Ban thờ ông Hoàng Bảy
> > Chi tiết Bài khấn nôm Ông Hoàng Bảy đầy đủ nhất.
10. Đền Hùng – Ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Đền Hùng là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Gắn với truyền thống được lưu truyền qua bao thế hệ và trở thành niềm tự hào dân tộc.
Đền Hùng ở đâu?
Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km.
Cổng lên đền Hùng
Nên đi đền Hùng vào thời gian nào ?
Bạn có tới tham quan đền Hùng, Phú Thọ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng nhộn nhịp và thú vị nhất đó chính là dịp hội ngày 10 tháng 3.
Đây cũng chính là thời gian tốt nhất để tới đền Hùng, tuy nhiên vào thời điểm này do lượng du khách đổ về rất đông nên có thể các chi phí du lịch tăng cao.
Quảng trường trung tâm lễ hội Đền Hùng
Các điểm tham quan ở đền Hùng
Những địa điểm tham quan ở Đền Hùng như:
– Bảo tàng Hùng Vương
– Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng
– Đền Giếng
– Đền mẫu Âu Cơ
Ngoài ra, nếu có thời gian các bạn có thể kết hợp tham quan một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Phú Thọ như:
– Đầm Ao Châu tại huyện Hạ Hòa, cách thị xã Phú Thọ 50km, cách tp Việt Trì 70km.
– Núi Thắm thuộc huyện Thanh Ba, dài khoảng 4km.
– Đền Quốc mẫu Âu Cơ Nằm trong khu di tích đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
– Rừng và hang động Xuân Sơn thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, phía tây tỉnh Phú Thọ.
Đền Trung – nơi Vùa Hùng và các vị Lạc Hầu họp bàn việc nước
Đi đền Hùng như thế nào?
– Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện công cộng:
Bạn có thể mua vé xe theo tuyến Hà Nội – Phú Thọ tại bến xe Mỹ Đình hay liên hệ với các hãng xe uy tín như Mạnh Nga, Hiếu Nghĩa… Giá vé thường dao động từ 50.000đ – 60.000đ. Hay bạn có thể mua vé tàu lửa tại ga Hà Nội. Giá tùy thuộc vào loại ghế và chất lượng xe.
– Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Quý khách đi từ Hà Nội theo quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà, đến Cầu Phong Châu thì đi qua cầu đi thẳng là tới Đền Hùng.
Nếu quý khách đi theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc, qua cầu Việt Trì đến trung tâm thành phố thì rẽ trái khoảng hơn chục km là đến với Đền Hùng.
Theo kinh nghiệm nếu bạn đi theo nhóm từ 4 người trờ lên bạn nên thuê ô tô riêng để vừa chủ động lại có thể tiết kiệm được tối đa chi phí.
Giá vé tham quan đền Hùng?
– Giá vé lên các Đền: 10.000 đồng/khách
– Giá vé vào bảo tàng: 15.000 đồng/khách
– Giá vé xe điện: 50.000 đồng/khách.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Khu di tích lịch sử Đền Hùng
> > Rough có cung cấp
Hiện Đền Hùng không có cáp treo, để lên được đến Đền Thượng du khách phải leo khá nhiều bậc thang.> > Rough có cung cấp GIÀY LA HÁN cho Phật tử đi lễ, giá chỉ từ 350.000.
11. Chùa Ba Vàng – Quảng Ninh
Cổng tam quan nội – nơi du khách chính thức bước vào không gian chùa.
Chùa Ba Vàng ở đâu?
Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng
Chùa Ba Vàng có vị trí rất đẹp, ngay ở phía tây của thành phố Uông Bí. Ngôi chùa này có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng, phía trước là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông. Vì vậy, chùa Ba Vàng không những có ý nghĩa về tâm