Mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng các vùng trên cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi mà không xuất phát từ các yếu tố bên ngoài, kể cả khi trời nóng hay lạnh. Trẻ thường hay bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm và khi trẻ đi ngủ. Hầu hết mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc phải bệnh này những trẻ em là đối tượng dễ bị đổ mồ hôi trộm nhiều hơn.
Có mấy loại mồ hôi trộm?
Mồ hôi trộm có hai loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý:
-
Mồ hôi trộm sinh lý: Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể trẻ diễn ra sự trao đổi chất mạnh hơn khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn thông thường. Với trường hợp mồ hôi trộm sinh lý sẽ không gây hại cho cơ thể.
-
Mồ hôi trộm bệnh lý: Những trẻ bị còi xương thường là đối tượng mắc phải loại mồ hôi trộm bệnh lý. Để nhận biết trẻ bị bệnh mồ hôi trộm, mẹ có đánh giá qua việc kiểm tra cơ thể bé sau khi bú mẹ hoặc khi ngủ có đổ mồ hôi nhiều không. Nếu trẻ bị đổ mồ hôi nhiều không do tác nhân môi trường nóng/ lạnh thì có thể trẻ bị mắc bệnh đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra, chán ăn, đầu xương to, ngực nhô cao… cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh. Những vùng trẻ thường đổ mồ hôi nhiều như: trán, nách, lưng, bàn tay, bàn chân,…
Nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh đổ mồ hôi trộm
Mồ hôi trộm với thành phần là 90% nước và các loại muối, cặn bã. Như vậy, khi trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều sẽ dẫn đến mất nước và suy kiệt cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, về lâu dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn và không phát triển tốt. Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ:
-
Thiếu Vitamin D: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi thiếu vitamin D sẽ khó chuyển hóa canxi dẫn đến tình trạng còi xương và bị đổ mồ hôi trộm. Đặc biệt là những trẻ sinh non, nhẹ cân thường sẽ bị rối loạn, thiếu vitamin D và ra mồ hôi nhiều.
-
Chứng tăng tiết mồ hôi: Ngay cả người lớn cũng mắc phải chứng tăng tiết mồ hôi và thường có cảm giác ướt, dính tại lòng bàn tay, chân, nách. Với trẻ em nếu mắc phải chứng này cũng sẽ bị đổ nhiều mồ hôi.
-
Bệnh tim bẩm sinh: Thông thường, trẻ sẽ chỉ đổ mồ hôi trộm khi bú mẹ hoặc ngủ. Nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi suốt cả ngày thì có thể trẻ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý tim mạch.
-
Ngưng thở khi ngủ: Những trẻ sinh non, nhẹ cân thường mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Triệu chứng này sẽ xuất hiện kéo dài trong 20 giây gây áp lực lên các bộ phận khác trên cơ thể khiến da bé tái nhợt và bị đổ mồ hôi nhiều hơn.
-
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Khi bé được bao bọc quá kỹ và ngủ trong môi trường nóng bức sẽ tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Không gian bí bách, quá kín gió làm cơ thể trẻ bị “ngộp” và đổ mồ hôi nhiều hơn.
Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ từ liệu pháp thiên nhiên
#1 Sử dụng lá đinh lăng để chữa mồ hôi trộm
Sử dụng gối làm bằng lá đinh lăng là phương pháp chữa mồ hôi trộm dựa trên nguyên tắc thẩm thấu. Khi trộn lá đinh lăng chung với bông gòn làm gối, sau một thời gian dài sử dụng các tinh chất từ trong lá đinh lăng sẽ ngấm dần vào cơ thể.
-
Cách làm: Rửa sạch và phơi khô lá đinh lăng từ 2-3 ngày thì bắt đầu cho vào rang giòn. Khi rang cần chú ý nhẹ nhàng để giảm gãy vụn tối đa. Sau khi rang giòn thì trộn lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để làm ruột gối.
-
Cách sử dụng: Sử dụng cách này trong khoảng 8 tháng đến 1 năm thì sẽ giải quyết dứt điểm chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em. Trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên phơi phóng ruột gối để tránh gây ẩm mốc.
#2 Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu tằm
Đây là một cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ em theo cách dân gian vô cùng phổ biến. Nó là kết hợp giữa chức năng an thần của lá dâu với sự bổ dưỡng cũng như tính hàn của hến biển, giúp trị dứt điểm chứng ra mồ hôi trộm
-
Cách thực hiện: Hến biển rửa thật sạch rồi đem luộc chín, sau đó lấy nước luộc nấu cháo cùng với ruột hến và lá dâu tằm đi kèm với chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé.
-
Cách sử dụng: Cho trẻ ăn liên tục từ 5-15 ngày, kiên trì sử dụng sẽ trị được dứt điểm căn bệnh này.
#3 Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt
Lá lốt có đặc tính lọc và đào thải độc tố rất tốt. Vậy nên, dùng lá lốt để khắc phục bị mồ hôi trộm được nhiều mẹ áp dụng. Có thể sử dụng lá lốt theo rất nhiều cách để điều trị bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ.
-
Cách thực hiện: Có thể dùng lá lốt nấu với muối để ngâm chân hoặc uống thay nước lọc hàng ngày. Hay sử dụng lá lốt để chế biến các món ăn mỗi ngày đều mang lại hiệu quả tương tự.
-
Cách sử dụng: Nếu là ăn hoặc uống trực tiếp thì mỗi ngày sử dụng 50g lá lốt là vừa đủ để cơ thể hấp thụ. Còn nếu dùng để ngâm chân cần đậm đặc hơn để tinh chất lá lốt ngấm sâu hơn vào cơ thể.
#4 Chữa mồ hôi trộm bằng rau má
Rau má có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố rất tốt. Chính vì thế ông bà ta trước kia thường sử dụng rau má để chữa mồ hôi trộm. Có rất nhiều cách để chế biến loại rau này.
-
Cách thực hiện: Bạn có thể dùng rau má để ăn sống trực tiếp, nấu nước uống hoặc xay thành sinh tố cũng đều mang lại hiệu quả.
-
Cách sử dụng: Rau má là loại rau rất lành tính và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, việc hấp thụ loại rau này không lo sợ quá liều mà cần chú ý sử dụng đều đặn và lâu dài sẽ tốt nhất cho sức khỏe. Nhờ đó, cũng chữa trị luôn chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em.
Trên đây Cleanipedia đã chia sẽ 4 loại lá có tác dụng trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ theo dân gian dành cho mẹ. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm những thông tin bổ ích trong quá trình điều trị căn bệnh này cho bé yêu của bạn.
>>> Xem thêm: